1 CN SX lắp ráp cơ khí, điện điện
BỂ KEO TỤ TẠO BÔNGBỂ ĐIỀU HÒA
BỂ ĐIỀU HÒA BỂ CHỨA BÙN MÁY ÉP BÙN BỂ NÉN BÙN Tuần hoàn nước MÁY THỔI KHÍ Bùn khô xử lý đúng quy định BỂ THIẾU KHÍ BỂ AEROTANK BỂ LẮNG 2 BỂ TIẾP XÚC BỂ LẮNG 1 Polyme Hoá chất khử trùng
Bước 1: Thu gom nước thải, tách rác, tách dầu mỡ, điều hoà lưu lượng và nồng độ
nước thải. Công đoạn này giúp loại bỏ thành phần cặn rác, dầu mỡ gây ảnh hưởng đến thiết bị, giúp ổn định thành phần chất lượng nước thải để giảm thể tích các công trình phía sau.
Bước 2: Sử dụng phương pháp hóa lý nhằm loại bỏ một phần COD, BOD, SS, …
và các thành phần gây ức chế vi sinh vật trước công đoạn xử lý sinh học. Ngoài ra, công đoạn này tham gia xử lý dự phòng khi tải lượng nước thải có sự thay đổi đột ngột hoặc vượt thiết kế đầu vào.
Bước 3: Xử lý chất hữu cơ bằng bể thiếu khí và bể Aerotank. Aerotank là công
nghệ xử lý bằng bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng, dạng khuấy trộn liên tục. Nguyên tắc hoạt động của bể Aerotank ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí – dưới tác động của oxy được cung cấp từ không khí và được hòa tan vào trong nước thải nhờ hệ thống phân phối và khuếch tán khí – sẽ giúp cho vi sinh thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ và các tế bào sinh vật mới. Lượng NO3-, NO2- dư trong nước thải sẽ được tuần hồn lại bể thiếu khí. Tại đây, quá trình thiếu oxi diễn ra, vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển hố NO3- thành N2. Tồn bộ lượng NO3-, NO2- trong nước thải đầu vào và nước thải tuần hồn sẽ được chuyển hố thành khí N2.
Quá trình khử NO3- cĩ thể mơ tả bằng phản ứng sau:
NO3-+1,183 CH3OH+0,273H2CO3 ---> 0,091 C5H7O2N+0,45N2+1,82H2O+HCO3- Nước thải sau bể aerotank chảy qua bể lắng sinh học để tách bùn vi sinh ra khỏi nước thải, một phần bùn này được hoàn lưu về bể aerotank để duy trì nồng độ và chủng loại vi sinh thích hợp cho hoạt động của bể. Phần bùn dư được bơm sang bể nén bùn. Nước thải sau lắng được dẫn đến bể khử trùng.
Bước 4: Nước thải sau khi qua xử lý sinh học tự chảy sang bể khử trùng, nhằm
dẫn qua hồ hoàn thiện đạt QCVN 24-2009, cột A trước khi thải ra môi trường hoặc dùng để phục vụ cho công tác tưới cây, vệ sinh đường trong KCN.
Xử lý bùn thải: Các loại bùn sinh học và bùn hóa lý được tách riêng ra các bể
riêng biệt. Bùn dư trong quá trình xử lý được nén trọng lực nhằm giảm độ ẩm, kế tiếp là tách nước nhờ máy ép bùn trước khi thải bỏ.