Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương (Trang 74 - 80)

7. Kết cấu đề tài

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

Nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về KH. Tăng cường các quy chế công bố thông tin, nâng cao chất lượng và mức độ tin cậy của thông tin thông qua cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động của kiểm toán độc lập. Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm ở từng NH cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tín nhiệm độc lập. Đối với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập, cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng của các kết quả xếp hạng này. Không để xảy ra tình trạng thông đồng giữa tổ chức xếp hạng với tổ chức được xếp hạng. Những tiêu chí của tổ chức xếp hạng cũng phải phù hợp với Hiệp ước Basel.

3.3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kiểm soát, giám sát NH theo tiêu chuẩn Camels:

Theo Hiệp ước Basel, NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát NH giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống NH.

Xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cở sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động NH có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động NH. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn Camels.

3.3.2.3. Ban hành các chính sách hỗ trợ DN và hoàn thiện các văn bản pháp luật:

• Cần có những chính sách thích hợp đề DN tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng.

• Cần có những chính sách thích hợp để giúp các NH trong nước có lợi thế cạnh tranh với các NH nước ngoài.

• Cần có những chính sách để giúp NH thanh lý tài sản một cách dễ dàng khi có rủi ro do KH không trả được nợ cho NH.

• Cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, trong đó cần chú ý các văn bản hướng dẫn luật, nhất là các luật có liên quan đến hoạt động của NH (như Luật các Tổ chức tín dụng có sửa đổi bổ sung, Luật đất đai, Luật các DN Nhà nước, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật dân sự…). Mặt khác, cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan thực thi luật các cấp, nhằm xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các NH hoạt động ngày càng có hiệu quả, an toàn và bền vững.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hậu khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi nhưng vẫn còn những tồn tại như: chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hiệu quả đầu tư thấp, bội chi ngân sách,… NHNN đã chuyển hướng điều hành chính sách tiền tệ từ kích cầu sang kiềm chế lạm phát, ban hành nhiều thông tư quy định nhằm đảm bảo tính an toàn, bền vững cho hoạt động của các NHTM.

Riêng bản thân các NH để có thể tồn tại và phát triển các NHTM nói chung và NH TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp

nhất bằng các biện pháp khác nhau và quản lý rủi ro càng phải được quan tâm hàng đầu, nó có vai trò cực kỳ quan trọng đối với các NH TMCP Sài Gòn Công Thương nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung.

Trong thời gian thực tập tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương – CN Bến Nghé, em đã tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NH, đúc kết được một số thành tựu mà NH đạt được trong giai đoạn này cũng như những hạn chế còn tồn tại từ đó có đề xuất một vài giải pháp giúp hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tín dụng đạt hiệu quả. Tuy nhiên với năng lực bản thân và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và ban lãnh đạo NH để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy Châu Văn Thưởng và các cô, chú, anh chị trong ban lãnh đạo NH, đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thiện bài luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

2. PGS. PTS. Lê Văn Tề và TS. Nguyễn Thị Xuân Liễu. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.

3. GS. TS. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính Hà Nội.

4. Sams Xuân Thanh (2011). Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương – CN Bến Nghé. Báo cáo thực tập. Trường ĐH Ngân hàng TP HCM.

5. http://vi.wikipedia.org 6. http://www.kinhte24h.com 7. http://vietbao.vn 8. http://www.thuvienphapluat.vn 9. http://webketoan.com 10.http://vneconomy.vn 11. http://nganhangonline.com 12. http://www.vnba.org.vn 13. http://www.sbv.gov.vn

14. NH TMCP Sài Gòn Công Thương, Báo cáo thường niên năm 2008, 2009, 2010.

PHỤ LỤC A

VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH CÁCH XÁC ĐỊNH CHỈ TIÊU AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU (CAR) TẠI SAIGONBANK

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Vốn tự có 1.921.445 3.068.442 3.335.119 Vốn cấp 1 1.938.627 2.970.051 3.326.222 Vốn cấp 2 15.000 55.000 54.999 Các khoản phải trừ khỏi vốn tự có 32.182 43.391 46.103 Tổng tài sản có rủi ro 21.964.125 34.127.365 34.762.808

Giá trị tài sản có rủi ro cam kết ngoại

bảng

Giá trị tài sản có rủi

ro nội bảng 21.201.877 33.128.906 33.545.093

Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu (%) 8,75 8,99 9,59

PHỤ LỤC B

VỐN TỰ CÓ THEO QUY ĐỊNH 457/2005/QĐ – NHNN

Vốn tự có bao gồm vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản phải loại trừ khỏi vốn tự có.

Vốn cấp 1 về cơ bản gồm: (i) vốn điều lệ, (ii) lợi nhuận không chia và (iii) các quỹ dự trữ được lập trên cơ sở trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng như quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển. Theo Quyết định 457, vốn cấp 1 được dùng để xác định giới hạn mua, đầu tư vào tài sản cố định của tổ chức tín dụng.

Vốn cấp 2 về cơ bản gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng (bao gồm 50% giá trị tăng thêm đối với tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm đối với các loại chứng khoán đầu tư), (ii) nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng chung cho rủi ro tín dụng (tối đa bằng 1,25% tổng tài

sản “Có” rủi ro). Tuy nhiên, Quyết định 457 đưa ra một số hạn chế về vốn cấp 2. Ngoài một số điều kiện khác, tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% tổng giá trị vốn cấp 1 và tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi và các công cụ nợ khác tối đa bằng 50% vốn cấp 1.

Các tổ chức tín dụng phải trừ khỏi vốn tự có của mình (i) toàn bộ phần giá trị giảm đi của tài sản cố định hay chứng khoán đầu tư do định giá lại, (ii) tổng số vốn góp hoặc cổ phần trong tổ chức tín dụng khác, (iii) phần góp vốn, liên doanh, mua cổ phần của quỹ đầu tư, DN vượt mức 15% vốn tự có và (iv) lỗ kinh doanh kể cả các khoản lỗ lũy kế.

Một phần của tài liệu một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp sài gòn công thương (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w