7. Kết cấu đề tài
1.2.5. Hệ số an toàn
1.2.5.1. Chỉ số an toàn vốn tối thiểu - Capital Adequacy Ratio - CAR:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của NH. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của NH.
CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%
Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của NH và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành NH các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải
duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống NH trên thế giới áp dụng phổ biến.
Theo quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở Điều 4 Mục 1 của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành ngày 20/05/2010 thì:
• Tổ chức tín dụng, trừ chi nhánh NH nước ngoài, phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro của tổ chức tín dụng (tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ).
1.2.5.2. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – Loan to Deposit Ratio – LDR:
Trước hết, có thể khẳng định một cách chắc chắn với độ tin cậy 100% rằng tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là một trong những tỷ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến.
Các nhà phân tích và quản lý thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của NH đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Cái được gọi là “thanh khoản” hay “khả năng chi trả” (liquidity) của một NH được đánh giá thông qua một tập hợp đa dạng các công cụ và kỹ thuật, nhưng tỷ lệ LDR là một trong những thước đo nhận được nhiều sự quan tâm nhất.
LDR = Tổng các khoản cho vay/Tổng tiền gửi
Khi tỷ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị NH ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỷ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng. Do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Mặc dù, một tỉ lệ LDR cao chưa bao giờ được lượng hóa, nhưng nó là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho vay.
Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của NH. Vì thế, khi tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của NH giảm đi một cách tương ứng.