I. ỨNG DỤNG SIX-SIGMA VÀO VIỆT NAM
I.6.2 Quá trình áp dụng 6 Sigma a kết quả đạt
Sigma a. kết quả đạt
được:
Kể từ khi công ty Ford áp dụng hệ phương pháp giảm thiểu lỗi đến mức tổi thiểu tỷ lệ sai hỏng thì công ty đã có những kết quả đáng kể là Ford đã tiết kiệm được 1.2 triệu USD và đạt chỉ số hài lòng của khách hàng ở mức trên 90% qua mỗi năm.
Một trong những dự án mà công ty Ford thực hiện là dự án năm 2005, Ford Việt Nam đã từng có dự án thực hiện Sigma để giảm lượng container chở linh kiện nhập khẩu. Ford nhận thấy rằng các thùng chứa linh kiện hai loại xe này trong những container nhập khẩu vào Việt Nam còn rất nhiều khoảng trống và Ford đã sắp xếp lại không gian cho chúng. Tiết kiệm không gian cũng là tiền
tiết kiệm không gian cũng là cách để tiết kiệm chi phí và góp phần gia tăng lợi nhuận. Từ việc tiết kiệm không gian này Ford tiết kiệm được 150,000USD ngay trong năm thực hiện.
Ước tính trong năm 2006, cũng với dự án này Ford tiết kiệm đến 250,000 USD
Ông Trần Đức Kiên,trưởng phòng vật tư Ford Việt Nam, chợt nảy ra suy nghĩ: “Không gian cũng là tiền. Liệu công ty đã tận dụng tối đa khoảng không của các container chứa linh kiện ô tô đã nhập khẩu hay chưa?”.
Kiên nhận thấy trong đó còn lãng phí nhiều không gian trống. Từ đó Ông đề nghị lãnh đạo công ty cho triển khai phương pháp 6-Sigma công việc đóng gói và sắp xếp các linh kiện trong thùng hàng.
Kết quả đạt được thật ấn tượng. Số container cần thiết để vận chuyển 20 bộ linh kiện giảm 1.5 thể tích và hiệu suất sử dụng trong mỗi không gian container đạt tới
93%.
Khó khăn:
Ở Việt Nam 6-Sigma chưa được áp dụng phổ biến. Hệ phương pháp 6-Sigma tốn nhiều kinh phí ban đầu. Đòi hỏi tinh thần làm việc nhóm cao.
Nguồn nhân lực chưa đủ khả năng để xác định các nguyên nhân gây ra lỗi. Khoa học công nghệ chưa được phát triển.
Chi phí đào tạo nguồn nhân lực cao
Hầu hết công nhân trong nhà máy là người địa phương do vậy khả năng tiếp thu công nghệ chậm, không linh hoạt chưa sáng tạo trong sản xuất do họ chưa được đào tạo qua trường lớp.
Thuận lợi:
Là một công ty đa quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam Có sự hướng dẫn từ các chuyên gia nước ngoài.
Công ty đã đào tạo được một đội ngũ nhân viên có khả năng làm việc, học tập được khả năng làm việc nhóm từ các nước bạn.
Công ty đã có những nhà quản lý được công ty mẹ ủy quyền qua hầu hết họ là những người có kinh nghiệm làm việc và tài lãnh đạo công ty.
Hầu hết, nguồn nhân công trong công ty Ford Việt Nam là người Việt Nam, nguồn công nhân mang bản chất có truyền thống và tinh thần lao động.
Tại công ty Ford, có một đội ngũ nhân viên có năng lực, tài năng, tinh thần làm việc cao và luôn ham muốn học hỏi.
Công ty Ford luôn tạo mọi điều kiện để nhân viên trong đào tạo có thể đi ra nước ngoài nâng cao trình độ tay nghề. Còn đối những nhân viên ngoài đào tạo thì công ty có chế độ ưu đãi về đào tạo trong nước như chương trình đào tạo cao học…
I.7 Nhận xét
Trong quá trình thực hiện nhóm chúng tôi có một số nhận xét về công ty Ford Việt
Nam trong khi áp dụng phương pháp 6-Sigma như sau: Tồn tại:
Khả năng áp dụng 6-Sigma tại công ty Ford Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao nhất do tinh thần làm việc nhóm chưa cao. Hầu hết các công ty chỉ mới đạt được mức 3-4 sixsigma
Hầu hết các công ty có ban lãnh đạo là các chuyên gia nước ngoài. Họ chưa nắm bắt hết khả năng nguồn nhân lực, chưa phát huy hết tài nguyên sẵn có. Đồng thời do khác nhau về ngôn ngữ và cách thức hoạt động, cũng là một trong những trở ngại của công ty Ford Việt Nam.
Ngoài ra một số công ty áp dụng 6-Sigma đã có những hiệu quả:
không chỉ có Ford mà nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như
American trong doanh standard, Samsug, LG cũng đã đưa chương trình 6- sigma vào triển khai nghiệp của họ. Vậy 6-Sigma có thể ứng dụng phổ
biến thành công trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam vốn đang chiếm tỷ trọng lớn hiện nay. Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp sản xuất tư nhân Việt Nam đang duy trì ở mức 3- sigma. Theo các chuyên gia, nếu doanh nghiệp áp dụng các nguyên tắc 6-sigma thì khả năng thành công cũng đã đạt mức 4 hoặc 5 sigma và như vậy cũng đã mang lại kết quả giảm thiểu khuyết tật rõ rệt.
Hiện nay, 6-Sigma đo lường khả năng gây lỗi chứ không phải các sản phẩm bị lỗi. Sản phẩm càng phức tạp sẽ càng có nhiều khả năng bị lỗi hơn,
Tăng sự hài lòng, tăng giá trị thương hiệu“Doanh nghiệp thường chỉ thấy phần nổi của những lãng phí trong sản xuất. Áp dụng Six Sigma mới thấy hết phần chìm của tảng băng”. Ông Nguyễn Thắng Sơn, phó phòng phụ trách bộ phận Six Sigma của SamSung cho biết.
Mục tiêu của Six Sigma chỉ có 3.4 lỗi (hay sai sót) trên 1 triệu khả năng gây lỗi. Hiện nay, SamSung đã đạt mức 3.8 tương đương tỷ lệ sản phẩm hoàn hảo 99%, khắc phục được 15% đến 25% chi phí phải bỏ ra cho sửa lỗi. Theo ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng Giám Đốc SamSung ViNa, áp dụng Six Sigma đã nâng cao hiệu quả công việc, giảm những chi phí vô hình trong quản lý, sản xuât. Trước yêu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng cao, hiên nay, tất cả các bộ phận của SamSung ViNa đều đăng ký đề tài
áp dụng Six Sigma. “Chỉ cần 1 USD tiết kiệm chi phí trong một đề tài, đã có kết quả. Có những đề tài không tính được bằng tiền, nhưng làm tăng giá trị hài lòng của khách hàng, tăng giá trị của thương hiệu”-ông Đạo nói. Đã có 63 đề tài đăng ký ứng dụng Six Sigma tại SamSung. Các chương trình này từ khi áp dụng đến nay, đã làm lợi 6 triệu USD nhờ tiết kiệm chi phí. Quan trọng hơn, Six Sigma tạo tinh thần hăng say, cầu tiến và sự năng động trong tư duy của toàn thể nhân viên.
Cam kết của lãnh đạo cấp cao.
Việc triển khai Six Sigma thể hiện một cam kết dài hạn và sự thành công của các dự án Six Sigma tuỳ thuộc cơ bản vào mức độ cam kết bởi ban quản lý cấp cao.
Một thực tế sự thành công của General Electric đối với Six Sigma phần lớn do vai trò đóng góp của ông Jack Welch ( cựu chủ tịch tập đoàn) trong khi không ngừng ủng hộ Six Sigma và kết hợp chương trình này vào trọng tâm chiến lược công ty.
Những câu hỏi đầu tiên trước khi quyết định theo đuổi Six Sigma. Cấp lãnh đạo của công ty hiểu và hoàn toàn ủng hộ việc triển khai Six Sigma? Công ty có cởi mở và sẵn sàng thay đổi?
Công ty có khao khát học hỏi?
Công ty có sẵn sàng cam kết nguồn lực, gồm con người và tiền bạc, để triển khai chương trình Six Sigma? chọn lựa và đào tạo đúng người. Điều cần thiết là thu hút những người giỏi nhất tham gia vào đề xướng Six Sigma của công ty và khuyến khích họ bằng thù lao, phần thương, sự công nhận và thăng tiến gắn liền với kết quả thực hiện.
Các chương trình đào tạo nên tập trung vào các kỹ năng thống kê, phân tích, giải yết vấn đề và lãnh đạo giúp gỡ bỏ những rào cản và tạo ra những xung lượng tích cực ban đầu.
Hơn nữa,việc khiến cho những nhân viên hứng khởi và phấn khích về 6 Sigma nên được thực hiện qua huấn luyện và truyền đạt thông tin.Moi người trong công ty nên hiểu 6 Sigma sẽ mang lại lợi ích cho họ và cong ty như thế nào.
Chọn lọc các dự án 6 Sigma
tính liên kết chiến lược,có ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ hài lòng của khách hàng, và thiết yếu đến kết quả kinh doanh dưới hình thức mang lại hiệu quả tài chính nhanh chóng và to lớn (thu nhập cao, chi phí thấp hơn…).
Việc lựa chọn các dự án 6 Sigma ở giai đoạn đầu là rất quan trọng và do đó nó đóng một vai trò then chốt cho sự thành công của dự án 6 Sigma.Tổ chức cần xem xét một cách kỹ lưỡng các tác động có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án cũng như việc xem xét các khả năng có thể giải quyết được vấn đề mà không cần đến việc thực hiện dự án 6 Sigma.
Quản lý các dự án six-sigma
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, điều quan trọng là:
Dẫn dắt nổ lực tập trung trong đó người đứng đầu dự án chịu trách nhiệm tiến hành đánh giá định kỳ tiến hành dự án, sử dụng quyền hạn của mình để giải quyết các khúc mắc cũng như phân bổ nguồn lực cho những nơi cần thiết.
Liên tục truyền thông tin tiến trình của dự án lên các cấp lãnh đạo điều hành và các thành viên có liên quan đến dự án.
Tái định kỳ xem xét hiệu quả của dự án sau khi đã hoàn thành.
Vai trò, trách nhiệm của các phòng ban, thành viên liên quan đến dự án nên được xác định rõ ràng.