Trị giá hàng hoá thực tế bị giảm

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ (Trang 55 - 62)

Có TK 159

Trường hợp công ty xác định được mức cần trích lập nhỏ hơn mức đã trích lập thì kế toán của công ty sẽ hoàn nhập khoản dự phòng thông qua việc ghi sổ như sau:

Nợ TK 159 Có TK 632

Với cách trích lập đơn giản như trên không những không gây khó khăn cho công tác kế toán của công ty mà trái lại nó sẽ giúp công ty giảm bớt rủi ro có thể xảy ra và nguyên tắc thận trọng trong công tác kế toán của công ty được thực hiện triệt để hơn.

Đề xuất 2: Về việc lập dự phòng phải thu khó đòi:

Trong hoạt động kinh doanh của công ty có những khoản phải thu mà người nợ khó hoặc không có khả năng trả nợ nhưng ở công ty vẫn chưa thực hiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi. Vì vậy để đề phòng việc thất thu khi khách hàng không có khả năng thanh toán, hạn chế những đột biến về kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán công ty nên lập dự phòng phải thu khó đòi.

Lập dự phòng phải thu khó đòi là việc công ty tính trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp một khoản chi để khi có các khoản Nợ khó đòi, không đòi được thì tình hình tài chính của công ty không bị ảnh hưởng.

Về nguyên tắc căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi như khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, công ty đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ.

Việc lập dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện vào cuối niên độ kế toán, trước khi lập các báo cáo tài chính. Mức lập dự phòng đối với Nợ phải thu khó đòi và việc xử lý xoá nợ khó đòi phải theo quy định của chế độ Tài chính.

Khi phát sinh nghiệp vụ trích lập dự phòng Nợ phải thu khó đòi kế toán công ty phải mở thêm TK 139 “ Dự phòng phải thu khó đòi”.

* Cuối kỳ kế toán năm, công ty căn cứ vào các khoản Nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được ( Nợ phải thu khó đòi ), kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doang nghiệp Có TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

* Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642- Chi phí quản lý doang nghiệp

* Các khoản Nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào Quyết định xoá nợ về các khoản Nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 ( Nếu đã lập dự phòng)

Có TK 642 ( Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131-Phải thu của khách hàng Hoặc: Có TK 138-Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý” để theo dõi thu hồi khi khách nợ có điều kiện trả nợ.

* Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112 Có TK 711

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 “ Nợ khó đòi đã xử lý”

Tại công ty, hàng hoá được xuất bán cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Vì vậy việc quản lý quá trình thu tiền bán hàng theo từng đối tượng khách hàng là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có sự tổ chức khoa học và hợp lý. Hiện nay công ty đã tiến hành theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng thông qua các sổ chi tiết, sổ tổng hợp công nợ phải thu.Tuy vậy những sổ này chưa thực sự có tác dụng trực tiếp đối với công tác kế toán quản trị vì mới chỉ phản ánh được tình hình trả nợ thực tại của khách hàng với công ty mà chưa nêu được kế hoạch trả nợ cụ thể của khách hàng để trên cơ sở đó công ty lập kế hoạch thanh toán với nhà cung cấp, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, góp phần ổn định tình hình tài chính của công .

Mục đích của việc lập bảng này là để phân loại và đánh giá công nợ như: Nợ trong hạn, Nợ quá hạn, Nợ không có khả năng thu hồi, nợ khó đòi từ đó để tìm ra biện pháp thu hồi công nợ, đảm bảo nhu cầu về vốn lưu động, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của công ty, là cơ sở để lập dự phòng phải thu khó đòi.

Cơ sở để lập kế hoạch nợ phải thu khách hàng là các sổ chi tiết, sổ tổng hợp công nợ phải thu, khả năng tài chính của khách hàng, khả năng tài chính hiện có của công ty ngoài ra còn phải căn cứ vào từng hợp đồng kinh tế cụ thể. . . Thông qua các số liệu này ban lãnh đạo công ty có thể biết được chi tiết và tổng hợp công nợ của khách hàng, tình hình và kế hoạch trả nợ của từng khách hàng để từ đó quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó nữa hay không, đảm bảo khả năng chủ động của công ty trong việc thu hồi tiền hàng, đảm bảo khả năng tài chính của công ty trong kinh doanh. Ngoài ra công ty cần chú ý đến thời hạn mà khách hàng được hưởng chiết khấu thanh toán để có kế hoạch thu tiền bán hàng sớm hơn nếu có điều kiện.

Đề xuất 4: Đối với các khoản giảm trừ doanh thu.

Công ty nên hạch toán vào TK 521- Chiết khấu thương mại, TK 531-Hàng bán bị trả lại; TK532-Giảm giá hàng bán để việc theo dõi, ghi chép phản ánh trong quá trình hạch toán được dễ dàng đồng thời phù hợp với qui chế tài chính hiện hành.

Công ty nên hạch toán các khoản giảm trừ này vào bởi khi đó việc thực hiện công tác kế toán sẽ dễ dàng hơn, đỡ nhầm lẫn. Việc hạch toán tốt các tài khoản này này sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp bị giảm trừ, khi đó doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế ít. Điều đó sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty nên một cách rõ rệt.

Công ty nên quan tâm xây dựng những chính sách, chiến lược kinh doanh hữu hiệu nhằm mở rộng mạng lưới tiêu thụ như: tăng cường các hoạt động Marketing, giới thiệu sản phẩm hàng hóa để thu hút hơn nữa sự chú ý của các đơn vị xây dựng, của những doanh nghiệp có nhu cầu vè hàng hóa mà công ty kinh doanh. Công ty có thể tổ chức một bộ phận Marketing với các chức năng: điều tra, thăm dò nhu cầu thị trường và hoạch định các biện pháp nhằn thâm nhập thành công vào thị trường mới. Công ty cũng nên tích cực tham gia vào các hội chợ, triển lãm một mặt nhằm tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm của mình, mặt khác nhằm thu nhập các thông tin cần thiết về thị trường, về nhu cầu, thị hiếu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, công ty nên tăng cường áp dụng phương thức chiết khấu thương mại để khuyến khích khách hàng mua nhiều, đẩy mạnh việc tiêu thụ. Những khoản chiết khấu thương mại có thể làm giảm doanh thu của lô hàng đó nhưng với tốc độ tiêu thụ tăng sẽ giúp cho công ty tăng nhanh vòng quay vốn lưu động, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả là cơ sở tăng lợi nhuận của công ty.

Đề xuất 6: Xác định giá bán hợp lí

Để nâng cao vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Như chúng ta đều biết, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp và việc làm thế nào để lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp ngày càng tăng luôn là vấn đề quan trọn bậc nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào . Muốn vậy các doanh nghiệp cần phải có nhiều giải pháp trong đó một điều không kém phần quan trọng là phải nắm vững mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Đây là ba yếu tố cơ bản nhất trong các doanh nghiệp nói chung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp là cơ sở của việc ra quyết định lựa chọn hay các quyết định điều chỉnh về kinh doanh như giá bán, chi phí, sản lượng bán ra….nhằm tối ưu hoá lợi nhuận.

Mối quan hệ chi phí - khối lượng – lợi nhuận được thể hiện trong phương trình cơ bản sau:

Doanh thu - Chi phí = Lợi nhuận

Như vậy giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải biết rằng giá bán sẽ cho lợi nhuận tối đa khi chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất, do đó việc đưa ra một

chính sách giá là điều rất cần thiết. Doanh nghiệp cần phải xác định mức giá bán trong mối quan hệ giữa khối lượng, chi phí, lợi nhuận sao cho phù hợp với yêu cầu và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu mối quan hệ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để khai thác hết khả năng tiềm tàng của công ty và đạt mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.

Đề xuất 7: Về phương thức bán hàng

Để mở rộng thị trường tiêu thụ, đa dạng hóa các phương thức bán hàng công ty cần có những cơ chế, chính sách giá cả phù hợp để mở rộng thêm thị trường thông qua hình thức mở thêm các đại lý gửi hàng bán ở nhiều địa phương . Khi áp dụng phương pháp này, kế toán mở TK 157 “hàng gửi đi bán” được sử dụng để theo dõi giá trị sản phẩm dịch vụ và hàng hóa mà công ty gửi bán nhưng chưa đươc chấp nhận thanh toán, số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của công ty. TK 157 được mở chi tiết theo từng mặt hàng, từng lần gửi hàng, từng người mua.

Trên đây là một số nhận xét cũng như ý kiến của riêng em về công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, em mong rằng bộ máy Công ty TNHH Tiến Đạt nói chung và hệ thống kế toán của công ty nói riêng quan tâm đến vấn đề này

KẾT LUẬN

Đứng trước khó khăn về sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nào cũng cố gắng đem sản phẩm, hàng hoá của mình đến gần hơn với người tiêu dùng và với càng nhiều người tiêu dùng càng tốt. Vì vậy trong điều kiện ngày nay, công tác bán hàng được các doanh nghiệp hết sức chú trọng. Nhưng chỉ chú trọng bán hàng thôi chưa đủ, bán hàng được thực hiện tốt nhưng không thống kê lượng hàng bán ra, hạch toán kết quả bán hàng thì doanh nghiệp sẽ không thể biết kết quả kinh doanh của mình như thế nào để có thể định hướng chọn các mặt hàng kinh doanh, mở rộng quy mô hay đầu tư vào các lĩnh vực mới… Do đó kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạt động của mọi doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Tiến Đạt nói riêng.

Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tiến Đạt,em đã tìm hiểu công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng. Có thể nói công tác kế toán ở công ty tương đối hoàn thiện và có khoa học song vẫn không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng.

Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Tiến Đạt , cùng với những kiến thức đã đựơc học và những tài liệu tham khảo khác, em đã hoàn thiện luận văn tốt nghiệp

với đề tài: “Hoàn thiện công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tiến Đạt ”.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS

Bùi Thị Ngọc, ban lãnh đạo và các anh chị phòng Kế toán Công ty TNHH Tiến

Đạt đã hướng dẫn chỉ bảo em hoàn thànhchuyên đề tốt nghiệp này

Vì chưa có kinh nghiệm thực tế và trình độ kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Song với sự nỗ lực của bản thân, em đã trình bày những suy nghĩ, và quan điểm với mong muốn được học hỏi nhiều hơn nữa để trau dồi kiến thức cho mình nhằm phục vụ cho công việc sau này.Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo nhằm hoàn thiện hơn nữa bài luận văn này của em.

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên Bùi Thị Tuyết

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w