Nghiên cứu, tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các Vụ, ban, ngành trong việc xây dựng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 29 - 34)

- Đối với Giao thông vận tải, thông qua các dự án ODA từ khi bắt đầu tiếp nhận đến nay, kết cấu hạ tầng GTVT đã được tăng cường:

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu Tư.

3.2.1. Nghiên cứu, tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các Vụ, ban, ngành trong việc xây dựng

Tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các Vụ, ban, ngành trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhất là phải bám sát tình hình phát triển của Việt Nam đang trong thời kì khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, xác định được các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài trong quan hệ hợp tác với các nước viện trợ, đặc biết là với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Các nước Châu Âu … vì đây là các quốc gia có nguồn viện trợ ODA nhiều nhất cho Việt Nam.

3.2.2. Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Sửa đổi và hoàn thiện lại các văn bản về đầu tư, tránh tình trạng ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực, tạo được môi trường thuận lợi, công bằng cho các nhà đầu tư.

Ngoài ra cần thiết phải có một văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ về lĩnh vực đối ngoại, vừa phải giữ vững lập trường của Việt Nam, vừa có thể thu hút ODA từ các nước phát triển.

3.2.3. Thu hút, điều phối, quản lý nhà nước về ODA.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà tài trợ xây dựng Đề án: “ Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2011-2015” và nghiên cứu hoàn thiện khung thể chế về ODA phù hợp với tình hình mới trên cơ sở kết quả đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp quy liên quan.

- Các Bộ, ngành và địa phương chủ động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ trong công tác vận động, xây dựng Danh mục yêu cầu tài trợ, đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án để có thể đàm phán, ký kết hiệp định với nhà tài trợ.

- Các Bộ, ngành và các địa phương tiến hành cải cách hành chính và tinh giản quy trình, thủ tục trong việc tiếp nhận và thực hiện nguồn vốn ODA, trao quyền nhiều hơn cho các chủ dự án trong việc thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu; phối hợp với các cơ quan liên quan và nhà tài trợ trong việc giải quyết dứt điểm việc thiếu hụt vốn ODA do tình trạng lạm phát trước đây, đảm bảo bố trí kịp thời và đầy đủ vốn đối ứng theo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA. - Các ngành, các cấp thiết lập và vận hành hiệu quả hệ thống theo dõi và đánh giá

các chương trình, dự án ODA cấp quốc gia, làm cơ sở để đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân. - Tổ công tác PDA của Chính phủ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa

phương và các nhà tài trợ giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chương trình, dự án có nhiều vướng mắc, đặc biệt ở tình trạng “báo động” và thúc đẩy các dự án có tiềm năng giải ngân thông qua các cuộc giao ban ODA hàng tháng.

- Các cơ quan được giao nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2008-2009 (ban hành theo Quyết định 883/2008/QĐ-BKH ngày 14 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển hoàn thành các công việc đề ra nhằm tạo ra bước đột phá về giải ngân.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Nhóm 6 Ngân hàng phát triển sớm trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2001-2011 trên cơ sở kết quả Hội nghị đánh giá chung tình hình thực hiện dự án lần thứ 6 (JPPR VI).

- Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính sớm xây dựng định mức chi phí về đầu tư xây dựng và quản lý các chương trình, dự án ODA theo hướng linh hoạt và sát với cơ chế thị trường.

- Các ngành, các cấp cần phối hợp với các tổ chức thuộc Liên hợp quốc và các nhà tài trợ thuộc Liên minh Châu Âu (EU) để áp dụng các định mức chi phí địa phương trong hợp tác phát triển - Bản cập nhật 2009 có hiệu lực từ ngày 3 tháng 6 năm 2009.

- Các Bộ, ngành TW tăng cường năng lực cho các địa phương về kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ODA thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ tăng cường năng lực hoặc các chương trình, dự án ô do mình làm chủ quản.

KẾT LUẬN

Kinh tế đối ngoại nước ta hiện đã bước sang một giai đoạn mới - chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời, những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn. Trong bối cảnh đó, việc nước ta lựa chọn con đường chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo những hướng mà bài viết này muốn lưu ý là một lựa chọn đúng đắn và thích hợp.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w