Định hướng phát triển của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 28 - 29)

- Đối với Giao thông vận tải, thông qua các dự án ODA từ khi bắt đầu tiếp nhận đến nay, kết cấu hạ tầng GTVT đã được tăng cường:

Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu Tư.

3.1. Định hướng phát triển của Vụ Kinh tế đối ngoại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Về bối cảnh chung, năm 2010 đối với Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là năm Việt Nam tập trung nỗ lực cao để hoàn thành Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2000-2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010). Đây cũng là năm Việt Nam chuẩn bị tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng để vạch ra Chiến lược phát triển trong 10 năm tới đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 _ chặng đầu tiên của Chiến lược phát triển mười năm tới.

Việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch 5 năm 2006-2010 sẽ tạo ra cho Việt Nam có được những tiền đề quan trọng về kinh tế và xã hội để lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh ơn sau khi nền kinh tế thế giới phục hồi.

Trong giai đoạn phát triển mới, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, bao gồm: (i) Kinh tế thế giới đang phục hồi song cũng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, (ii) Cơ cấu nền kinh tế Việt Nam cần tái cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng các cơ hội phát triển sau khủng hoảng; (iii) Cơ cấu hạ tầng kinh tế và xã hội vẫn còn nhiều bất cập; (iv) Các vấn đề vê an sinh xã hội, nhất là sự chênh lệch về giàu nghèo, đặc biệt với các nhóm dân cư dễ bị thương tổn ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; (v) Cải cách hành chính mặc dù đã có những tiến bộ nhất định song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu…

Về quan hệ hợp tác phát triển, trong thời gian tới khi Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập trung bình (MIC) với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 1.000 USD/năm thì tính chất, quy mô và các điều kiện sẽ có những điều chỉnh chính sách trong quan hệ hợp tác phát triển với Việt Nam. Các khoản viện trợ không hoàn lại sẽ tập trung nhiều hơn vào hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực. Đồng thời xuất hiện thêm nhiều kênh tín dụng mới, phương thức cung cấp viện trợ cũng có những thay đổi nhất định như áp dụng nhiều hơn phương pháp tiếp cận theo chương trình, ngành, hỗ trợ ngân sách chung và hỗ trợ ngân sách có mục tiêu…

Trong bối cảnh trên, chính sách thu hút và sử dụng ODA phải có những điều chỉnh phù hợp, chú trọng nhiều hơn nữa đến hiệu quả sử dụng viện trợ, với mục tiêu tối đa hóa sự hỗ trợ của cộng đồng của các nhà tài trợ quốc tế dánh cho Việt Nam để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, góp phần đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015 và tạo tiền đề cho Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Về lĩnh vực ưu tiên, ODA cần tập trung cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xá hội quy mô lớn, đồng bộ và hiện đại như phát triển các đường cao tốc; xây dựng cảng biển; sân bay quốc tế; các công trình thủy lợi; các nhà máy điện; các trường đại học; khu công nghệ cao; các bệnh viện khu vực hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế; cơ sở hạ tầng đô thị lớn (các dự án giao thông nội đô như metro, tầu điện trên cao; cấp thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị…), hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia,đặc biệt các chương trình về xóa đói giảm nghèo, chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển thể chế và phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, các loại vốn vay ODA kém ưu đãi sẽ được sử dụng cho cả lĩnh vực sản xuất có khả năng hoàn trả cao để tạo ra công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.

Về đối tượng sử dụng, ODA cần mở rộng đối tượng tiếp cận, không phân biệt thành phần kinh tế, theo hướng sử dụng ODA như là “vốn mồi” để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phát triển các dự án hạ tầng kinh tế và xã hội đòi hỏi vốn lớn và thời gian thu hồi vốn dài theo mô hình hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân (PPP).

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w