Chương 2. Thực trạng chính sách huy động vốn của
2.2.3. Kết quả đạt được
Cùng với các biện pháp nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh, việc thực hiện triệt để và đồng bộ, nhất quán các chỉ tiêu hoạt động của chính sách huy động vốn. Trong thời gian vừa qua lượng vốn mà CNLH huy động được đạt mức tăng trưởng cao cả về con số tương đối và cón số tuyệt đối ở tất cả mọi thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân khác.
2.2.3.1. Theo nguồn huy động
Đối với ngân hàng thương mại việc xác định một cách chính xác, đầy đủ và trọng tâm các nguồn hình thành nên nguồn vốn là vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan hàng loạt các yếu tố, nội dung của việc hoạch định chính sách huy động vốn, đặc biệt là xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để từ đó có thế xác định chính xác lượng vốn mà ngân hàng có thể huy động được, thông qua việc tìm hiểu nắm bắt được các quy luật của hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các thành phần kinh tế đó. Sẽ giúp cho ngân hàng điều tiết các luồng tiền sao cho hợp lý, từ đó đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ở mức cao nhất. Cơ cấu nguồn vốn hình thành theo nguồn huy động của CNLH được thể hiện trong bảng số 07 sau.
Sv Nông Văn Thực Trang 47 Lớp Ngân hàng 42A Bảng 06: Phân theo nguồn hình thành
(Đơn vị: tỷ đồng)
31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003
Thực hiện
Chỉ tiêu Số tiền %/NV Số tiền %/NV Số tiền %/NV
+/-
B. quân Nguồn vốn hoạt động {NV=A+B} 2.630 100% 3.812 100% 4.037 100% 703,5
A. Vốn huy động {A= 1+2+3+4} 1.930 73,4% 2.962 77,7% 3.137 77,7% 603,5 1. Tiền gửi Dân cư 619 23,5% 734 19,3% 957 23,7% 169 2. Tiền gửi của tổ chức kinh tế 971 36,9% 1.362 35,7% 1.476 36,6% 252,5 3. Tiền gửi của TCTD, QHT 217 8,25% 422 11,1% 630 15,6% 206,5 4. Giấy tờ có giá 123 4,86% 444 11,6% 74 1,80% (24,5) B. Vốn UTĐT (trừ NHCS) 700 26,6% 850 22,3% 900 22,3% 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)
Trong đó: NV: Tổng nguồn vốn hoạt động; QHT: Quỹ hỗ trợ
Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh. Điều này được thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn hoạt động qua các năm, mức tăng trưởng trung bình là 703,5 tỷ đồng/năm. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm cụ thể như sau, năm 2001 đạt 1.930 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 73,40% so với tổng vốn hoạt động, thì sang năm 2002, tăng lên 1.032 tỷ đồng tương đương 53,47%, năm 2003 con số này là 3.137 tỷ đồng, tăng 5,91% so với năm 2002, và bằng 1,625 lần so với cùng thời kỳ năm 2001. Mức tăng trưởng bình quân của vốn huy động của Chi nhánh là 603,5 tỷ đồng/năm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 29,96%/năm.
Sv Nông Văn Thực Trang 48 Lớp Ngân hàng 42A Nhìn một cách tổng thể, trong tổng nguồn vốn mà ngân hàng huy động được thì nguồn tiền gửi của các TCKT và dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 50% tổng nguồn vốn hoạt động và thường xuyên chiếm từ 70 đến 80% so với tổng lượng vốn huy động, phần còn lại là của các TCTD, nguồn vốn uỷ thác đầu tư, và phát hành các giấy tờ có giá khác.
Ngoài các nguồn huy động và các khoản tiền gửi trên thì Chi nhánh còn huy động vốn qua hình thức phát hành các loại giấy tờ có giá, tuy không tốc độ tăng trưởng không thực sự bền vững qua các năm, năm 2001 lượng vốn này là 123 tỷ đồng chiếm 6,37% so với tổng lượng vốn mà Chi nhánh huy động, trong đó kỳ phiếu chiếm 63,41%, kỳ phiếu chiếm 65,59%.
Sang năm 2002, nguồn vốn huy động này đạt con số 444 tỷ đồng (chủ yếu là kỳ phiếu), tăng so với năm 2001 là 260,98%, chiếm tỷ trọng so với tổng vốn huy động là 14,99%. Năm 2003 con số này là 74 tỷ đồng, chỉ chiếm có 2,36% so với tổng nguồn vốn huy động và chỉ bằng 16,17% so với năm 2002 (số tuyệt đối giảm 370 tỷ đồng) và bằng bằng 60,16% so với năm 2001 (tương đương giảm 49 tỷ đồng)
Bên cạnh các nguồn trên thì Chi nhánh cũng rất quan tâm tới nguồn tiền gửi của các TCTD, mặc dù đây là nguồn có tính ổn định không cao và không thường xuyên trong xuốt các thời kỳ hoạt động trong năm. Bởi đây là nguồn gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán và chi trả dưới hình thức ngân hàng đại lý và dịch vụ tương ứng. Tuy nhiên qua phân tích cho thấy nguồn này chiếm tỷ trọng bình quân khoảng 10% so với tổng nguồn vốn hoạt động, năm 2001 lượng tiền mà các TCTD, các NHTM, là 217 tỷ đồng chiếm 8,25% so với tổng nguồn vốn hoạt động, và bằng 11,24% so với tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2002 tăng lên so với năm 2001 là 205 tỷ đồng tương đương 94,47%, chiếm 11,07% và 190,32% so với cùng kỳ năm 2001. Mức tăng trưởng bình quân là 206,5 tỷ đồng, con số tương đối là 71,80%.
Ngoài ra Chi nhánh còn tiếp nhận một lượng uỷ thác đầu tư khá lớn của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp Nhà
Sv Nông Văn Thực Trang 49 Lớp Ngân hàng 42A Nước, các doanh nghiệp này tuỳ theo tính chất hoạt động và ngành nghề kinh doanh mà không được phép gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng
theo quy định của Nhà Nước, và như vậy họ biến tướng nguồn tiền nhàn rỗi thay vì gửi tiết kiệm, họ uỷ thác cho ngân hàng để đầu tư. Mức tăng trưởng của nguồn này qua các năm đạt khá cao và ổn định, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng bình quân là 100 tỷ đồng/năm, tương đương 13,66%/năm. Tỷ trọng của nguồn này khá cao, trung bình là 23,74% so với tổng vốn hoạt động kinh doanh, và bằng 31,22% so với tổng vốn mà Chi nhánh huy động được.
Như vậy có thể thấy nguồn vốn của CNLH được hình thành từ nhiều nguồn và có cơ cấu đa dạng khác nhau, sự tăng trưởng không ngừng và của nguồn vốn huy động tại Chi nhánh cho thấy việc thực hiện đồng bộ, nhất quán các biện pháp, nghiệp vụ, và hàng loạt chính sách khác nhau nhất là chính sách huy động vốn, đã mang lại cho Chi nhánh những kết quả rất đáng mừng.
Trong các nguồn hình thành trên, thì nguồn uỷ thác đầu tư và một phần nhỏ của các doanh nghiệp, các tổ chức là ổn định hơn cả, nó vừa có tính biến động thấp, và thông thường nó mang tính chu kỳ nhất định. Điều này tạo thuận lợi lớn cho Chi nhánh trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản. Còn các nguồn khác nhìn chung không ổn định, tính biến động cao, ngân hàng không thể dự báo chính xác chu kỳ biến động và như vậy khó có thể yên tâm sử dụng vào hoạt động kinh doanh và vào những mục đích, và với nguồn này nếu có sử dụng thì phải tiến hành dự trữ một khoản lớn (theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước, và dự trữ thanh toán của Chi nhánh- nếu cần thiết) nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.
Và cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng việc xác định cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng là vô cùng quan trọng, nó vừa giúp Chi nhánh duy trì hoạt động ổn định, xây dựng được chính xác chiến lược lâu dài, đặc biệt là xác định được đúng đối tượng khách hàng, từ đó có những chính
Sv Nông Văn Thực Trang 50 Lớp Ngân hàng 42A sách hợp lý, tạo điều kiện để nâng cao hiệu hoạt động kinh doanh, cũng như việc hoạch định chính sách huy động vốn của Chi nhánh Láng Hạ.
2.2.3.2. Theo thời hạn huy động
Ngân hàng thương mại muốn hoạt động thực sự có hiệu quả, ngoài việc xác định một cách chính xác cơ cấu nguồn hình thành, thì không thể không quan tâm tới tính chất kỳ hạn của các nguồn huy động. Thời hạn của các nguồn huy động giúp ngân hàng phân tích một cách chính xác mức độ biến động, cơ cấu để từ đó có phương án sử dụng hợp lý. Nhất là việc xây dựng nguồn vốn để tài trợ cho những dự án có quy mô lớn, thời hạn hoàn vốn lâu. Cơ cấu theo thời hạn huy động của CNLH qua các năm được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 07: Bảng cơ cấu nguồn hình thành theo thời hạn huy động
(Đơn vị: tỷ đồng- các đồng ngoại tệ quy về VND) 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003
Thực hiện
Chỉ tiêu Số tiền %/NV Số tiền %/NV Số tiền %/NV +/- b.q Tổng nguồn vốn {A+B} 2.630 100,0% 3.812 100,0% 4.037 100,0% 703,5 A.Vốn huy động {A=1+2+3} 1.930 73,4% 2.962 77,7% 3.137 77,7% 603,5 1.Tiền gửi không kỳ hạn 468 17,80% 962 25,2% 1.046 25,9% 289 -Tiền gửi thanh toán 398 15,3% 841 22,1% 1021,5 25,3% 312 -Tiền gửi tiết kiệm 22 0,84% 20 0,50% 20,99 0,52% (0,5) -Tiền gửi các TCTD& KB 48 1,83% 101 2,60% 3,51 0,09% (22,5) 2. Tiền gửi kỳ < 12 tháng 887 33,7% 863 22,7% 1.053 26,1% 83 -Kỳ hạn dưới 1 tháng 411 15,6% 324 8,50% 634 15,7% 117,5 -Kỳ hạn trên 1 tháng 476 18,1% 539 14,2% 419 10,4% (34,5) 3.Tiền gửi kỳ > 12 tháng 575 21,9% 1.137 29,8% 1038 25,7% 231,5 -Tiết kiệm thường 483 14,6% 388 10,2% 487 12,1% 52 -Giấy tờ có giá 123 4,68% 423 11,1% 74 1,80% (25)
-Tiết kiệm bậc thang - - - - 165 4,10% 82,5
Sv Nông Văn Thực Trang 51 Lớp Ngân hàng 42A
-Tiền gửi khác 69 2,62% 326 8,50% 313 7,70% 122 B.Vốn UTĐT (trừ NHCS) 700 26,6% 850 22,3% 900 22,3% 100 (Nguồn: Phòng kế hoạch- Nguồn vốn)
Qua bảng trên cho thấy, nguồn vốn ngắn hạn tại CNLH chiến tỷ trọng lớn, tỷ trọng bình quân so với tổng số vốn hoạt động là 50,47%, và chiếm tới 66,17% so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2001, nguồn ngắn hạn tại Chi nhánh là 1.355 tỷ đồng chiếm 70,21% so với tổng vốn huy động, sang năm 2002 là con số này là 1.825 tỷ đồng tăng so với năm 2001 là 470 tỷ đồng tương đương 34,69%, năm 2003 đạt 2.092 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61,61% so với tổng vốn huy động. Trong đó nguồn tiền gửi nhằm mục đích thanh toán và dưới 1 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn huy động của Chi nhánh, tỷ trọng trung bình 61,11%/năm so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh và 47,30%/năm so với lượng vốn huy động của Chi nhánh. Hai nguồn này có mức tăng trưởng khá nhanh, năm sau cao hơn năm trước, doanh số hàng năm đạt hàng trăm tỷ, mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 406,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy, nguồn tiền gửi chủ yếu nhằm mục đích thanh toán qua hệ thống ngân hàng (kể cả tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dưới 1 tháng). Trên cơ sở số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng ngân hàng cung cấp một số phương tiện thanh toán như Séc, UNC, UNT, dịch vụ rút tiềt tự động qua mạng máy tính, ATM kết hợp với thái độ phục vụ nhiệt tình, tinh thông nghiệp vụ của cán bộ phòng kế toán ngân quỹ (phòng có mật độ tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất của ngân hàng) đã gây được cảm tình và niềm tin cho khách hàng tới quan hệ và giao dịch.
Bên cạnh nguồn tiền gửi nhằm mục đích thanh toán và khoản tiết kiệm dưới 1 tháng, thì nguồn tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, TCTD, Quỹ hộ trợ..., mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ từ 2- 3%, nhưng nó lại có tính ổn định tương đối cao (có thể thời hạn các nguồn riêng lẻ thì ngắn nhưng nếu xét tổng thể thì nó luôn luôn có một lượng số dư nhất định) và như vậy ngân hàng có thể tính toán tỷ lệ sử dụng sao cho hợp lý nhằm thực hiện những mục đích của mình. Trong nguồn tiền gửi
Sv Nông Văn Thực Trang 52 Lớp Ngân hàng 42A ngắn hạn, nguồn có thời hạn trên 1 đến 12 tháng chiếm tỷ trọng bình quân khá cao trong tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Chi nhánh qua các năm với tỷ trọng 14,36%/năm, nguồn này có mức biến động cao và không ổn định qua các năm. Với sự nhận thức của khách hàng ngày càng cao, việc sử dụng tiền mặt nhiều hoặc tích trữ trong nhà ngày càng hiếm, nó làm nguồn tiền gửi không kỳ hạn tăng lên đáng kể, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc làm giảm lượng vốn có thời hạn từ 1 đến 12 tháng của Chi nhánh.
Nếu so sánh nguồn tiền gửi ngắn hạn với nguồn trung và dài hạn, thì nguồn tiền gửi trung dài hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh mức trung bình là là 25,80%/năm.
Qua biểu trên cho thấy, nguồn trung và dài hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao qua các năm, điều này là do Chi nhánh đã áp dụng các biện pháp và hình thức khác nhau như, mở loại hình tiết kiệm dự thưởng với tiền gửi trung và dài hạn (cho những món có giá trị trên 5 triệu VND, hoặc ngoại tệ trị giá tương đương 300 USD trở lên), tiết kiện bậc thang, phát hành giấy tờ có giá.
Biểu 02: Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của CNLH
575 887 468
1.137 863 962
1038 1.053 1.046
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
Tỷ đồng
2001 2002 2003
N¨m
Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng
Sv Nông Văn Thực Trang 53 Lớp Ngân hàng 42A Mặc dù tình hình kinh tế chính trị trong và ngoài nước có nhiều bất ổn đã gây ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động của NHTM nói chung và CNLH nói riêng. Nếu so sánh với năm 2001 thì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao, và tương đối ổn định mức biến động nhìn chung không lớn.
Mức tăng trưởng bình quân của nguồn trung và dài hạn qua các năm là 231,5 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm bậc thang có mức tăng trưởng tuyệt đối cao 165 tỷ đồng (mức trung bình là là 82,5 tỷ đồng) tiếp đến là nguồn tiền gửi khác và tiết kiệm thường vẫn chiếm vị trí cao, tương đương là 52 và 122 tỷ đồng/năm. Với giấy tờ có giá có mức tăng trưởng bình quân âm (âm 25 tỷ đong/năm) là vì năm 2003 lượng vốn này giảm rất mạnh cả về tương đối và lẫn tuyệt đối so với tổng nguồn hoạt động kinh doanh (giảm từ 423 tỷ đồng xuống còn 74 tỷ đồng năm 2003). Một lý do làm giảm đảng kể tổng nguồn vốn hoạt động cũng như huy động là do trong năm Chi nhánh Bà Triệu tách khỏi CNLH chuyển về Chi nhánh NHNo Đông Hà nội, đã làm giảm đáng kể nguồn vốn trung và dài hạn của CNLH.
Đến hết ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 1.038 tỷ đồng giảm so với năm 2002 là 99 tỷ đồng (chỉ bằng 99.29% của năm 2002), chiếm 25,70% so với tổng nguồn vốn hoạt động và bằng 33,09% so với tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh. Riêng đối với tiết kiệm thường (do áp dụng tiết kiệm dự thưởng- từ đầu năm 2003), cho nên lượng vốn thu được lại tăng mạnh hơn so với giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác, nó chiếm tới 46,92% trong khi giấy tờ có giá và các loại tiền gửi khác chỉ chiếm 7,03% và 30,15%, còn lại là tiết kiệm bậc thang 15,90%
so với tổng số vốn trong dài hạn mà Chi nhánh huy động. Với loại hình tiết kiệm bậc thang, mặc dù mới chỉ áp dụng từ năm 2003, nhưng nó đã có những kết quả đáng mừng, với 165 tỷ đồng thu được, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh 4,09%, so với nguồn vốn huy động thì nó cũng chỉ chiếm 4,33%. Trong tương lai hình thức này chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng bởi tính linh hoạt trong việc tính lãi, và đảm bảo quyền lợi cho khàch hàng khi mà việc rút tiền của họ không ổn
Sv Nông Văn Thực Trang 54 Lớp Ngân hàng 42A định như cam kết đã thoả thuận với ngân hàng. Đặc biệt là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng của ngân hàng.
2.2.3.3. Nguồn hình thành theo cơ cấu đồng tiền gửi
Trong công tác huy động vốn của mỗi ngân hàng, việc xác định một cách chính xác về giá trị, lãi suất, tỷ trọng của các nguồn hình thành, và quan trọng hơn chính là thời hạn của các loại đồng tiền gửi khác nhau (cả VND và các ngoại tệ khác: USD, EUR, CHF, CNY,...) là rất cần thiết. Nó giúp cho các NHTM duy trì mối quan hệ với các, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, có nhu cầu sử dụng ngoại tệ thường xuyên, Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đồng tiền (các loại ngoại tệ khác đều được quy về USD sau dó quy về VND), số liệu cụ thể dược thể hiện ở bảng sau:
Bảng 08. Nguồn vốn huy động phân theo đồng tiền
(Đơn vị: tỷ đồng) 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 Thực hiện
Năm Số tiền %/NV Số tiền %/NV Số tiền %/NV Nguồn vốn hoạt động 2.630 100% 3.812 100% 4.037 100%
Vốn huy động 1.930 73,4% 2.962 77,7% 3.137 77,7%
Nội tệ 1.575 81,6% 2.449 64,2% 2.191 54,3%
- Ngắn hạn 1.050 39,9% 1.624 42,6% 1.453 36,0%
- Dài hạn 525 20,0% 825 21,6% 738 18,3%
Ngoại tệ (quy về VND) 355 18,4% 513 13,5% 946 23,43%
- Ngắn hạn 305 11,6% 270 7,08% 646 16,00%
- Dài hạn 50 1,90% 243 6,37% 300 7,43%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)
NV: Tổng nguồn vốn hoạt động
Qua bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngoại tệ và nội tệ qua các năm khá đồng đều, mức chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng
Sv Nông Văn Thực Trang 55 Lớp Ngân hàng 42A nguồn vốn huy động, cũng như tổng nguồn vốn hoạt động. Nếu so với tổng nguồn vốn hoạt động kinh doanh thì năm 2001 là 18,40%, năm 2002 mặc dù số tuyệt đối tăng 158 tỷ đồng song tỷ trọng của nó lại chỉ chiếm có 13,46% giảm 0,04% so với năm 2001, năm 2003, tăng so với năm 2002 là 946 tỷ đồng tăng 433 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,88% trên tổng nguồn vốn.
Nếu xét một cách toàn diện thì nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao so với nguồn vốn dài hạn, năm 2001 chiếm tới 51,52%, năm 2002 là 47,88% và năm 2003 là 52,44%, tỷ trọng bình quân qua các năm (nếu không kể nguồn vốn uỷ thác) là 50,61%. Như vậy có thể thấy, mặc dù đã có nguồn vốn huy động trung và dài hạn có tăng trưởng nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn vốn huy động vẫn không cao và chưa hợp lý, nguồn vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động và hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn dài hạn lại chiếm tỷ trọng đáng kể, điều này cho thấy nguồn vốn mà Chi nhánh huy động chưa thực sự phong phú và đa dạng về khách hàng, nguồn huy động và như vậy sẽ khó ổn định.
Nhìn chung, qua các năm trở lại đây nguồn vốn ngoại tệ có mức tăng trưởng khá cao cả về số tương đối và tuyệt đối. Nguồn vốn dài hạn so với tổng nguồn vốn huy động cũng có chiều hướng tăng rất cao (nếu không kể nguồn vốn uỷ thác đầu tư), năm sau cao hơn năm trước. Điều này thể hiện xu hướng đầu tư trung và dài hạn và ngân hàng (tiết kiệm hoặc uỷ thác đầu tư) ngày càng được khách hàng quan tâm và thực hiện, tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc hoạch định chiến lược hoạt động lâu dài. Để biết được sự biến động của các nguồn vốn chúng ta xét bảng số liệu sau: