Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong vài năm trở lại đây 1. Giai đoạn 1997- 2000

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: “Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ” docx (Trang 35 - 41)

Chương 2. Thực trạng chính sách huy động vốn của

2.1.4. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu trong vài năm trở lại đây 1. Giai đoạn 1997- 2000

Trong 4 năm đầu hoạt động mặc dù gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị phần thị trường Thành thị và tìm kiếm, thu hút khách hàng nhưng Chi nhánh cũng đã đạt được những kết quả rất khả quan.

Kết qủa năm sau cao hơn hẳn so với năm trước, thậm trí còn cao gấp nhiều lần.

Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm

Năm Chỉ tiêu 31/12/1997 31/12/1998 31/12/1999 31/12/2000

Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 202 685 1.131 2.043

Dư nợ (tỷ đồng) 51 81 154 661

Kế toán- Ngân quỹ(ngàn tỷ) 5 27 28 53

Thanh toán Quốc tế (triệu USD) 2,5 83 96 125

Mua bán Ngoại tệ(triệu USD) 2,0 42 64 164

Nguồn: Lịch sử Chi nhánh NHNo& PTNT Láng Hạ 3/1997-3/2003

Về tổng nguồn vốn, qua bảng trên chúng ta thấy năm 1997 dù chỉ có 7 tháng hoạt động mà Chi nhánh đã có kết quả huy động vốn khá khả quan,

Sv Nông Văn Thực Trang 36 Lớp Ngân hàng 42A đạt 202 tỷ đồng, sang năm 1999 đạt 685 tỷ đồng gấp hơn 3 lần năm 1997, con số này gần như tăng gần gấp đôi qua các năm 1999, 2000, là 1.131 tỷ đồng và 2.043 tỷ đồng.

Về tổng dư nợ, của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao so với tổng nguồn vốn hoạt động tại thời điểm 31/12 hàng năm, Con số dư nợ đạt 51 tỷ đồng năm 1997 chiếm 25,25% tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh, lên 81 tỷ đồng năm 1998 chiếm 11,82% tổng nguồn vốn, tăng58,82% so với cùng kì năm 2001; con số này là 154 tỷ đồng và 661 tỷ đồng, chiếm 13,62%;

32,35% tổng nguồn vốn hoạt động trong 2 năm 1999 và 2000, mức tăng trưởng so với năm trước là 90,12% và 329,22% ; năm 2001 con số này sang là 1.030 tỷ đồng, tăng 55,82% so với năm 2000 và chiếm tỷ trọng 39,02% trong tổng nguồn vốn hoạt động. Mặc dù trong 2 năm 1999, 2000 tỷ lệ dư nợ của năm 2000 có cao hơn so với năm 1999, điều này cho thấy lượng vốn đầu tư cho trung và dài hạn của Chi nhánh ngày càng tăng, Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào các dự án có thời gian thu hồi vốn dài, tạo được năng lực sản xuất cho nền kinh tế. Đặc biệt trong tổng dư nợ của Chi nhánh không có nợ quá hạn, nợ xấu.

Về công tác Kế toán- Ngân quỹ, tổng doanh số thanh toán qua các năm, từ 5 ngàn tỷ năm 1997, lên 27 ngàn tỷ năm 1998 (gấp 5,4 lần năm trước), năm 1998 con số này là 28 ngàn tỷ, năm 2000 là 53 ngàn tỷ. Đặc biệt, hiện nay CNLH là đầu mối thanh toán cho 30 tỉnh thành trong cả nước, riêng doanh số thanh toán bù trừ đã đạt hàng trăm tỷ một ngày, thậm trí có ngày lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Về công tác Thanh toán Quốc tế, mặc dù có nhiều khó khăn khi mới đi vào hoạt động nhưng Chi nhánh cũng đã có những kết quả đáng mừng qua các năm hoạt động và phát triển sau này. Riêng năm 1997 với con số khiêm tốn 2,5 triệu USD (các ngoại tệ quy về giá trị đồng USD); sang năm 1998 con số này tăng lên gấp 33,5 lần với tổng số là 83 triệu USD; năm 1999 là 96 triệu USD; năm 2000 là 125 triệu USD, tăng 30,21% so với năm 1999, và 50,60% so với năm 1998.

Sv Nông Văn Thực Trang 37 Lớp Ngân hàng 42A

Doanh số mua bán ngoại tệ, qua các năm cũng là kết quả đáng tự hào;

năm 1997 chỉ đạt 2,0 triệu USD, sang năm sau 1998 con số này tăng lên gấp 21 lần tương đương 42 triệu USD; năm 1999 tuy tốc độ tăng không cao như năm 1998 nhưng cũng đạt 64 triệu USD, năm 2000 đạt 146 triệu USD (gấp 2,8 lần năm 1999).

Với những kết quả như trên cho chúng ta thấy khả năng mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả ngày một cao, đây sẽ là tiền đề vững chắc cho Chi nhánh thực hiện những bước đi mang tính chiến lược trong các năm đầu của thế kỷ XXI.

2.1.4.2. Giai đoạn 2001- 2003

Với kết quả đã đạt được trong gần 4 năm thành lập và đi vào hoạt động vừa qua, đã tạo ra cho CNLH một chỗ đứng vững chắc trong lòng Thủ đô Hà Nội. Với màng lưới các phòng giao dịch, Chi nhánh trực thuộc.

Đội ngũ cán bộ viên chức nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác.

Chi nhánh đã đặt quan hệ rộng lớn với các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh, tại Thủ đô Hà nội và các địa phương khác trong cả nước,... Tất cả đã tạo điều kiện cho Chi nhánh đạt được kết quả cao ngay từ những năm đầu của thế kỷ thứ XXI.

a. Hoạt động huy động vốn

Trong 3 năm 2001, 2002, 2003 CNLH không ngừng quan tâm tới công tác huy động vốn, luôn coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Chi nhánh. Với vị trí địa lý thuận lợi, ngay giữa lòng Thủ đô, nơi mà thu nhập quốc dân bình quân đạt tỷ lệ cao so với cả nước. Chi nhánh đã không ngừng quảng cáo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các tạp chí chuyên ngành của Ngành. Cùng với việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và thái độ phục vụ của Cán bộ Viên chức, Chi nhánh đã rất thành công trong hoạt động huy động vốn cũng như thực hiện chính sách huy động vốn. Kết quả cụ thể công tác huy động vốn của Chi nhánh trong các năm được thể hiện ở bảng sau:

Sv Nông Văn Thực Trang 38 Lớp Ngân hàng 42A Bảng 03. Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh Láng Hạ

(Đơn vị: tỷ đồng) Thực hiện

Chỉ tiêu

31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003

+/- Bình quân

Nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 703,5

Vốn huy động 1.930 2.962 3.137 603,5

Vay từ các TCTD, vay khác - - - -

Vốn UTĐT (trừ NHCS) 700 850 900 100

Sử dụng vốn Trung Ương - - - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2002, 2003) Qua bảng trên ta thấy, tính đến hết ngày 31/12/2003 tổng nguồn vốn kinh doanh của Chi nhánh là 4.037 (tỷ đồng- làm tròn số, và các loại ngoại tệ được quy về VND theo tỷ giá tại thời điểm tính) tăng 105,90% so với năm 2002, là 3.812 tỷ đồng. Tăng 153,50% so với cùng kỳ năm 2001, tương đương 2.630 (tỷ đồng). Trong tổng nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn huy động là 3.138 năm 2003, chiến tỷ trọng 73,37% so với tổng nguồn vốn, tăng 105,94% so với năm 2002 (là 2.926 tỷ đồng), và bằng 162,59%

của năm 2001 (1.930 tỷ đồng). Nguồn vốn uỷ thác của CNLH qua các năm cũng có sự tăng trưởng cả về số tương đối và số tuyệt đối, năm 2001 là 700 tỷ đồng, năm 2002 lên 850 tỷ đồng tăng 21,43% so với năm trước, năm 2003 con số này là 900 tỷ đồng tăng 5,88% so với năm 2002, và 28,57% so với năm 2001. Điều này khẳng định rằng uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả. Đồng thời Chi nhánh cũng nắm trong tay danh mục các dự án lớn đang và sẽ đầu tư, cho nên nhu cầu về vốn là rất lớn, thêm vào đó Chi nhánh cũng thực hiện tài trợ hoặc đồng tài trợ các dự án có quy mô vốn lớn cần sự hợp tác.

Ngoài ra trong hoạt động của mình CNLH, đã đảm bảo khả năng thanh khoản, không để tình trạnh thiếu hụt dự trữ hay mất khả năng thanh toán cho khách hàng, điều này thể hiện quan việc Chi nhánh không phải

Sv Nông Văn Thực Trang 39 Lớp Ngân hàng 42A vay vốn của các tổ chức tín dụng, các NHTM, hay vay của Ngân hàng Nhà Nước để đáp ứng nhu cầu dự trữ hay thanh toán của mình

b. Hoạt động Sử dụng vốn

Cũng như các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, hoạt động của CNLH chủ yếu là hoạt động tín dụng, trong đó hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Trên một địa bàn tập trung nhiều doanh nghiệp Nhà Nước, và các loại hình doanh nghiệp khác, đã tạo thuận lợi cho Chi nhánh trong việc cấp tín dụng, bởi nó vừa an toàn vừa đảm bảo khả năng thu nợ, cùng các mục tiêu khác của Chi nhánh. Tình hình dư nợ của Chi nhánh qua các năm được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 04. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Láng Hạ

(Đơn vị: tỷ đồng) Thực hiện

Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003

+/- Bình

quân Tổng nguồn vốn kinh doanh 2.630 3.812 4.037 703,5

Theo thời hạn vay 1.030 1.466 1.515 242,5

- Ngắn hạn 197 501 642 222,5

- Trung hạn và dài hạn 833 965 873 20

Theo loại hình doanh nghiệp 1.030 1.466 1.515 242,5

-Doanh nghiệp Nhà Nước 1013 1382 1210 98,5

-DN ngoài Quốc doanh 14 67 267 126,5

-Cho vay tiêu dùng và cầm cố 3 17 38 17,5

Theo đồng tiền vay 1.030 1.466 1.515 242,5

- Nội tệ 601 1090 1005 202

-Ngoại tệ (quy về VND) 429 376 510 40,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003)

Sv Nông Văn Thực Trang 40 Lớp Ngân hàng 42A Nhìn một cách tổng thể, mức tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua các năm đạt tỷ lệ cao, mức tăng trưởng bình quân là 242,5 (tỷ đồng).

Trong đó dư nợ trung và dài hạn có chiều hướng tăng mạnh, điều này cho chứng tỏ Chi nhánh đã tập chung có chiều sâu và các dự án có quy mô lớn, thời gian hoàn vốn dài. Đối với DNNN (Doanh nghiệp Nhà Nước) Mặc dù chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn tín dụng nhưng đang có xu hướng giảm xuống, điều này là do Chi nhánh đã quan tâm hơn tới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một thị trường rộng lớn, trong tương lai thì đó là khách hàng chủ yếu của Chi nhánh nói riêng và các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại nói chung. Mặt khác cho thấy tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ của Chi nhánh cũng có chiều hướng tăng ngày càng cao, tuy so về số tuyệt đối còn thấp nhưng về tương đối khá cao.

Năm 2003 mức độ cho vay tăng không đáng kể 3,34% so với năm 2002, 47,08% so với năm 2002 là do trong năm có một số hợp đồng cấp tín dụng cho các dự án trung và dài hạn nhưng chưa giải ngân. Do tách Chi nhánh Bà Triệu (trực thuộc CNLH) về Chi nhánh Đông Hà Nội làm dư nợ của Chi nhánh giảm 146 (tỷ đồng).

c. Kết quả hoạt động khác

Bên cạnh các hoạt động trên, CNLH còn tiến hành nhiều hoạt động khác như hoạt động Thanh toán Quốc tế, hoạt động mua bán Ngoại tệ, Công tác Kế toán- Ngân quỹ và cuối cùng là kết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện trên tài khoản 946A (Quỹ thu nhập). Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:

Bảng 05. Kết quả hoạt động khác của Chi nhánh Láng Hạ

Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2001 31/12/2002 31/12/2003 +/- Kết quả tài chính (tỷ đồng) 37,000 48,000 102,000 32,500 Kế toán- Ngân quỹ (tỷ đồng) 64.009 80.000 132.804 34.397 Thanh toán Quốc tế (triệu USD) 152,172 241,000 527,000 187,41 Mua bán Ngoại tệ (triệu USD) 182,000 266,000 362,000 90,000

Sv Nông Văn Thực Trang 41 Lớp Ngân hàng 42A (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng trên, qua các năm kết quả phản ánh đều có xu hướng tăng mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Trong các chỉ tiêu trên có chỉ tiêu Thanh toán quốc tế và mua bán ngoại tệ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Kết quả đó là do Chi nhánh đã tiến hành thanh toán cho một số hoạt động phục vụ xuất nhập khẩu, mở rộng màng lưới thanh toán (lên 3 Chi nhánh);

thứ hai là làm dịch vụ ngân hàng đại lý cho các ngân hàng bạn trong và ngoài nước. Từ tháng 8 năm 2001 Chi nhánh đã làm đại lý thanh toán kiều hối (đại lý cho ngân hàng ACB và Western Union- cho ngân hàng Industrial Bank và các ngân hành khác). Riêng đối với công tác kế toán ngân quỹ, do Chi nhánh làm đầu mối thanh toán cho hơn 30 ngân hàng trong cả nước (nhất là khu vực Miền bắc) cho nên doanh số thanh toán bình quân qua các năm đạt rất cao, trung bình đạt 66,51%/năm, tương đương 92.271 tỷ đồng.

2.2. Thực trạng chính sách huy động vốn của Chi nhánh NHNo&

PTNT Láng Hạ

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: “Hoàn thiện chính sách huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ” docx (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)