Các chỉ số ở trên đều dựa trên phân tích trích dẫn, điều đấy có nghĩa là số lượng các trích dẫn trong các chỉ số này rất quan trọng. Trích dẫn thường được xem như một sự bỏ phiếu tín nhiệm của tác giả cho tác phẩm được trích dẫn. Tuy nhiên không phải lúc nào điều này cũng đúng. Có nhiều trường hợp tác giả không chọn trích dẫn tác phẩm xuất sắc nhất mà trích dẫn tác phẩm phổ biến nhất, điều này đôi khi là do khả năng tiếp cận thông tin của tác giả hoặc do thói quen làm việc của tác giả. Có một số trường hợp các trích dẫn có tính chất thiên vị, chẳng hạn như trích dẫn một tác phẩm của người quen, hay tác phẩm của người trong một nhóm nội bộ. Một số tác phẩm có thể được trích dẫn một cách không có chủ ý vì nó không phải là phần trọng tâm của nghiên cứu, lúc này trích dẫn không liên quan đến việc tác giả tín nhiệm tác phẩm đó hay không. Có một số trường hợp trích dẫn đến một tác phẩm nào đó như là một phản ví dụ, hay một trường hợp sai, lúc này sự trích dẫn như là một sự bỏ phiếu bất tín nhiệm.
xác hơn khi áp dụng phân tích mạng để xếp hạng từng đối tượng về độ phổ biến của nó, như trong thuật toán PopRank. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong phân tích mạng như vậy, độ phổ biến của một đối tượng không đồng nghĩa với chất lượng, ví dụ như một tác phẩm nổi tiếng hơn không hẳn là nó hay hơn, một tác giả nổi tiếng hơn không hẳn là có chất lượng nghiên cứu tốt hơn.
Ta cũng lưu ý rằng mỗi chỉ số có ý nghĩa riêng của nó và nên được dùng đúng cách. Những chỉ số thuộc h-type indexes chủ yếu nhằm đánh giá mặt số lượng tác phẩm, tức là năng suất làm việc của tác giả. Những chỉ số thuộc a- type indexes chủ yếu nhằm đánh giá tầm ảnh hưởng của các tác phẩm tốt nhất của tác giả, tức là chất lượng làm việc của tác trong một số ít tác phẩm tốt nhất. Hai chỉ số này phản ánh hai khía cạnh khác nhau trong việc đánh giá một tác giả, một tổ chức, một đơn vị xuất bản, vì vậy để đánh giá tốt hơn nên áp dụng đồng thời nhiều chỉ số ở cả hai loại. Các chỉ số ở hai loại này bổ trợ nhau khá tốt cho việc đánh giá [BM+2009].
Cần phải lưu ý rằng cách tốt nhất và duy nhất để đánh giá đầy đủ, đúng đắn một tác giả hay một tác phẩm là đánh giá thực tế qua hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng trong đời sống thực. Tuy nhiên, nếu làm vậy số lượng các đặc trưng hay số chiều thông tin cần ghi nhận là quá lớn, thời gian cần thiết để ghi nhận chúng cũng quá lớn, vì vậy khối lượng công việc đánh giá là quá lớn đến mức không chấp nhận được, các chỉ số đánh giá ra đời là để khắc phục vấn đề này. Mỗi chỉ số chỉ yêu cầu một số đặc trưng thông tin nhất định, tức là nó chiếu thông tin tổng thể lên một số chiều nhất định, điều này sẽ giúp việc đánh giá trở nên khả thi, tuy nhiên cũng vì vậy mà những chỉ số này không thể hiện được hết đầy đủ các thông tin, vì vậy chỉ nên coi chúng là những con số hỗ trợ việc đánh giá. Những chỉ số này luôn có điểm mạnh và điểm yếu riêng, việc lựa chọn các chỉ số nào và phối hợp sử dụng sao cho hiệu quả là nhiệm vụ của mỗi hệ thống thư viện điện tử.