Tức vùng miền Nam và vùng đảo (Sicily và Sardegna) của nước Ý, xưa nay vốn kém phát triển hơn miền Bắc Ý.

Một phần của tài liệu sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2006 (Trang 33 - 36)

Một hậu quả trực tiếp nữa của sự sụp đổ của Liên Xô là việc một số chính phủ vốn quá phụ thuộc vào viện trợ hào phóng của siêu cường này từ nay phải tự xoay xở một mình. Trước đây những quốc gia này vẫn được những đối thủ của chủ nghĩa tư bản lý tưởng hóa, thậm chí thần tượng hóa; còn bây giờ sự nghèo khó đột ngột cùng những hé lộ về sự phụ thuộc của họ vào Liên Xô trong quá khứ đã khiến những phong trào phản đối chủ nghĩa tư bản trở nên kém giá trị và bị xói mòn. Cuba chẳng hạn, trước kia là biểu tượng hấp dẫn cho phong trào cách mạng tại châu Mỹ Latinh, khi nước này hiên ngang và đơn độc thách thức Mỹ – một biểu tượng đẹp hơn nhiều so với những quan chức quan liêu tại Moscow. Giờ đây, một nước Cuba thời hậu Xô viết gặp rất nhiều khó khăn đã chỉ rõ rằng hình ảnh và vị thế quả cảm của họ trước kia được hỗ trợ rất rất nhiều bởi chính những quan chức quan liêu đó! Tương tự, cho đến tận những năm 1990, Chính phủ Bắc Triều Tiên vẫn còn mang vẻ kỳ bí và hấp dẫn với những người cấp tiến trong giới sinh viên Hàn Quốc. Còn giờ đây, khi người dân Bắc Triều Tiên đang thật sự khó khăn vì thiếu viện trợ của Liên Xô, sức hấp dẫn đó cũng đã bay đi!

Ngoài ra, một ảnh hưởng nữa là sự “biến mất” của nhiều phong trào cấp tiến, mà dù tuyên bố theo đuổi mục tiêu cách mạng cao đẹp nào đó, nhưng không thể tồn tại nếu thiếu tài trợ và cung cấp vũ khí của Moscow. Các nước châu Âu từng tuyên bố rằng những nhóm cấp tiến của thập niên 70 và 80 như Baader-Meinhof tại Đức hay Red Army Brigades tại Ý hoàn toàn không có liên hệ gì với các nước xã hội chủ nghĩa, song đến nay chúng ta đều biết rằng họ rất phụ thuộc vào khối Xô viết, nên khi khối này tan rã, những tổ chức kia cũng biến mất luôn.

Trên mọi thứ, sự sụp đổ của Liên Xô cũng làm tan vỡ luôn giấc mơ chủ nghĩa xã hội. Trong suốt một thế kỷ rưỡi trước đó, ý tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của chủ nghĩa xã hội là ý tưởng cốt lõi cho những ai chống lại bàn tay của thị trường. Các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia viện dẫn những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội khi muốn ngăn cản đầu tư từ nước ngoài hay từ chối trả những khoản nợ nước ngoài; các công đoàn cũng dùng chúng khi đòi tăng lương; ngay cả một số doanh nhân cũng nói đến những nguyên tắc chủ nghĩa xã hội mơ hồ khi đòi bảo hộ bằng thuế quan hay trợ cấp cho sản phẩm của họ. Một số Chính phủ ít nhiều đi theo kinh tế thị trường cũng e ngại chính sách triệt để cam kết với thị trường hoàn toàn tự do sẽ bị xem là quá vô nhân đạo, phản xã hội (anti-social)…

Nhưng nay liệu còn ai có thể đường hoàng tự tin sử dụng những lập luận trên của chủ nghĩa xã hội nữa? Vốn là một người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sau Thế chiến II, tôi có thể nhớ được khoảng thời gian lúc các ý tưởng về cách mạng, về những con người can đảm có khả năng thúc đẩy lịch sử đi về phía trước tươi sáng hơn có sức hấp dẫn lớn lao với mọi người. Ngày nay, sau tất cả những cuộc thanh trừng và gulag, nước Nga vẫn lạc hậu và tham nhũng như ngày trước, sau Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt, người Trung Quốc nay đã nhận ra rằng làm ra tiền của là sứ mệnh tốt đẹp nhất. Tất nhiên vẫn còn những người cánh tả cấp tiến bướng bỉnh tuyên bố rằng một chủ nghĩa xã hội thực thụ vẫn chưa được xây dựng, và những người cánh tả ôn hòa hơn khi cho rằng (không phải là không có lý) người ta có thể không đi theo lý tưởng Mác – Lênin mà không nhất thiết phải trở thành môn đệ của Milton Friedman. Nói gì thì nói, sự nhiệt

tình đã biến mất khỏi những phong trào đối lập với chủ nghĩa tư bản.

Lần đầu tiên kể từ năm 1917, chúng ta nay sống trong một thế giới mà quyền tư hữu về tài sản và thị trường tự do được xem như những nguyên tắc cơ bản chứ không phải là những phương cách miễn cưỡng phải làm; còn những khía cạnh tiêu cực của thị trường như thất nghiệp, bất bình đẳng và bất công thì được chấp nhận như những thực tế của cuộc đời này. Như trong thời Victoria, chủ nghĩa tư bản được chấp nhận không chỉ vì sự thành công của nó (điều hoàn toàn là sự thực, như chúng ta sẽ xét dưới đây) mà còn vì con người hiện chẳng có giải pháp thay thế nào khả dĩ tốt hơn thế.

Tình hình này không phải mãi mãi bất biến. Sớm muộn cũng sẽ có những tư tưởng, chủ thuyết và những giấc mơ mới xuất hiện, nhất là nếu cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện tại còn kéo dài và trầm trọng thêm. Nhưng hiện tại thì chủ nghĩa tư bản vẫn thắng thế trên thế giới.

Một phần của tài liệu sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2006 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)