Sự thành công của Chủ nghĩa tư bản

Một phần của tài liệu sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2006 (Trang 31)

Đây là cuốn sách về kinh tế học, nhưng kinh tế học tất nhiên diễn ra trong một bối cảnh chính trị cụ thể. Do đó, bạn sẽ không thể cắt nghĩa sự lạc quan về kinh tế nói trên nếu không xét tới một sự kiện chính trị căn bản của thập niên 1990: đó là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội, không chỉ như một hệ tư tưởng chủ đạo, mà còn với tư cách một ý tưởng có thể làm thay đổi tư duy của mọi người.

Thật kỳ lạ khi sự sụp đổ này bắt đầu từ Trung Quốc. Đến nay, người ta vẫn cảm thấy kỳ lạ khi nhận ra rằng Đặng Tiểu Bình đã dẫn dắt đất nước của ông đi theo con đường kinh tế thị trường từ năm 1978, chỉ ba năm sau khi những người cộng sản thắng lợi trong cuộc chiến Việt Nam, hai năm sau thất bại của những người Mao-ít cấp tiến đang muốn khôi phục lại Cách mạng Văn hóa. Có lẽ chính ông Đặng cũng không nhận ra con đường đó lại dẫn đất nước của ông đi xa đến vậy so với những tư tưởng kinh tế lúc đầu của họ; và phần còn lại của thế giới đã mất một thời gian khá dài để nhận ra rằng hơn một tỷ người Trung Quốc đã “lẳng lặng” đi theo kinh tế thị trường! Thực sự mà nói, mãi cho đến đầu thập niên 1990 công cuộc cải cách của Trung Quốc vẫn chưa được giới trung lưu (1) và những người quan tâm đến chính trị – xã hội trên thế giới nhận ra và đánh giá đúng đắn. Trong các sách vở bán chạy nhất thời kỳ đó, kinh tế thế giới vẫn được cho là cuộc đối đầu trực diện giữa Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Còn Trung Quốc nếu

Một phần của tài liệu sự trở lại của kinh tế học suy thoái và cuộc khủng hoảng năm 2006 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)