2 Cấu trúc vùng nhớ của CPU

Một phần của tài liệu Thang may tran xuan minh (Trang 70 - 71)

Vùng nhớ của PLC S7-300 được chia thành 3 vùng nhớ cơ bản sau:

Vùng nhớ hệ thống (Systerm memory). Nhớ hệ thống các dữ liệu vào ra, bít nhớ, bộ đếm, bộ thời gian. Bộ nhớ này nằm trên RAM trong các CPU.

Vùng nhớ lưu giữ dùng lưu giữ chương trình người sử dụng trên RAM của CPU và trên EEPROM trong hoặc card EEPROM cắm ngoài. Đối với chương trình lưu dữ trên RAM ở vùng nhớ này có thể xoá bởi MRES(CPU memory reset).

Vùng nhớ làm việc: Vùng nhớ này có thể chứa các bản sao của các phần tử chương trình đang được CPU thực hiện. Vùng nhớ này cũng bao gồm nhớ tạm thời, được chiếm chỗ cho chương trình khi chương trình được gọi. Dữ liệu trong vùng này chỉ có hiệu lực khi khối đó đang ở trạng thái tích cực. Khi khối mới được gọi thì vùng nhớ tạm thời được chiếm chỗ lại.

Ngoài ra để thực thi các chương trình CPU còn sử dụng các thanh ghi sau: - Thanh ghi ACCU bao gồm hai thanh ghi 32 bít ACCU1 và ACCU2 dùng cho thực hiện các lệnh nạp truyền các phép tính toán học và các lệnh dịch chuyển.

- Thanh ghi địa chỉ bao gồm hai thanh ghi 32 bít AR1 và AR2 dùng làm con trỏ cho việc định địa chỉ thanh ghi gián tiếp.

- Thanh ghi địa chỉ khối dữ liệu( Data Block) gồm hai thanh ghi 32 bít chứa địa chỉ của các khối DB đã được mở. cùng một lúc có thể mở được hai khối DB, một khối DB được mở cho dùng chung và một khối DB được mở cho dùng riêng cho khối chương trình FB được gọi.

- Thanh ghi từ trạng tháI STW nó gồm 16 bít chứa các thanh ghi đặc biệt như

RLO, OV, OS, CC0 và CC1. Các vùng nhớ cơ sở được tổ chức thành từng nhóm theo chức năng.

Một phần của tài liệu Thang may tran xuan minh (Trang 70 - 71)