3 Thuật toán tối ưu điều khiển thang máy

Một phần của tài liệu Thang may tran xuan minh (Trang 85 - 87)

Khi thiết kế thuật toán tối ưu điều khiển thang máy với hệ thống hàng đợi ta thấy có những đặc điểm cần lưu ý như sau:

- Nếu chiều dài hàng đợi lớn quá có thể xảy ra trương hợp hành khách không đợi được đã không đi thang máy. Trong khi đó đến lượt được phục vụ thang máy vẫn chạy đến đúng vị trí gọi. Như vậy sẽ dẫn đến lãng phí thời gian và giảm hiệu suất hoạt động của thang. Do đó trong trường hợp này ta chọn chiều dài hàng đợi là 7. Khi xắp xếp hàng đợi 1 vấn đề đặt ra là có thể ở 1 tầng có nhiều tín hiệu gọi thang của nhiều ngươì. Vì vậy mỗi khi có tín hiệu gọi thang cần phải duyệt toàn bộ hàng đợi xem tín hiệu này đã có mặt trong hàng đợi hay chưa, trước khi thêm vào hàng đợi.

Khối điều khiển động cơ cửa Sensor 2 Sensor 1 Sensor 5 Sensor 4 Sensor 3 Sàn tầng Phím gọi xuống Phím gọi lên Sàn tầng Sensor 1 Sensor 2

Khi hành khách đi vào thang máy và ấn nút gọi tầng, sau quá trình chuyển động thang máy sẽ dừng lại ở vị trí tầng đã gọi. Tuy nhiên có thể tầng này đã có mặt trong hàng đợi và vì vậy coi như tín hiệu gọi thang đã được phục vụ. Vì vậy cần phải loại tín hiệu này ra khỏi danh sách hàng đợi để quá trình phục vụ thang máy không bị nhầm lẫn. Trong quá trình phục vụ có thể có những trường hợp thang máy không phục vụ kịp thời dẫn đến tình trạng mất khách hàng do thang máy đã

chuyển động đến tầng gọi nhưng không có người đi vào thang máy. Vì vậy cần phải có tín hiệu cảm biến sàn Cabin hoặc đặt thời gian trễ để sau khi buồng thang mở của và đã khép lại nhưng không có người thì tín hiệu gọi thang tiếp theo trong hành đợi sẽ được phục vụ.

Tín hiệu gọi đầu tiên sẽ quyết định hành trình đầu tiên của buồng thang. Giả sử thang đang chuyển động lên từ tầng 3 đến tầng 7 trong hành trình lên thì tất cả các tín hiệu gọi từ tầng 3 đến tầng 7 đều được phục vụ.

Chương III

viết chương trình ĐiềU KHIểN cho plc s7-300

3.1 Quy ước về các đầu ra của PLC

Chương trình điều khiển được viết bằng ngôn ngữ S7-300 dựa trên lưu đồ thuật toán đã trình bày trước ta chuyển chương trình sang biểu diễn dưới dạng STL

Toàn bộ chương trình được viết trong khối OB1. Khối OB1 là khối mà PLC luôn quét và thực hiện trong đó nó thường xuyên từ lệnh đầu tiên đến lệnh cuối cùng và quay lại lệnh đầu tiên. Điều đó đảm bảo cho mọi tín hiệu vào, ra luôn được ghi nhận và xử lý.

Để đảm bảo các tín hiệu gọi được nhớ và duy trì thì ta cần nối thêm vào sau mỗi nút gọi thang và các nút bấm đến tầng 1Trigơ R-S. Chân S(Set) của trigơ được nối với nút bấm (khi nút được ấn thì S có mức 1). Chân R (Reset) của trigơ được nối với một đầu ra của PLC tín hiệu này dùng để xoá tín hiệu gọi mổi khi thực hiện

xong 1 yêu cầu (tín hiệu Reset của Trigơ và gọi tầng được lấy từ các chân ra Q2.1ữQ2.7 của PLC).

- Tín hiệu Reset của Trigơ và gọi thang lên được lấy từ các chân ra Q3.0ữQ3.5 của PLC.

- Tín hiệu Reset của Trigơ và gọi thang xuống được lấy từ các chân ra Q4.0ữQ4.5 của PLC.

- Các chân ra khác được điều khiển các chức năng sau:

+ Chân ra Q2.0 để điều khiển còi báo quá tải hoặc cửa đóng chưa chắc

+ Chân ra Q0.1 lệnh cho động cơ chính quay thuận (đi lên )

+ Chân ra Q0.2 lệnh cho động cơ chính quay ngược (đi xuống )

+ Chân ra Q0.3 lệnh cho động cơ chính giảm tốc theo chiều thuận

+ Chân ra Q0.4 lệnh cho động cơ chính giảm tốc theo chiều ngược +

Chân ra Q0.5 lệnh cho động cơ chính dừng

Ngoài ra còn có chân ra Q0.6 (lệnh mở cửa ), Q0.7 (lệnh đóng cửa)

Một phần của tài liệu Thang may tran xuan minh (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)