Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Trang 45 - 46)

- Công nghệ sản xuất: Gốm Trung Quốc chiếm một thị phần khá lớn trên thịtrường thế giới, tại Nhật Bản là hơn 70%. Trung Quốc rất chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất

lượng, hạ giá thành sản phẩm như áp dụng sản xuất bán tựđộng ở nhiều khâu (lọc đất, tạo hình); khâu chế tác cũng được chuyên môn hoá cao mà đặc biệt là khâu tạo hình sản phẩm mộc, nhà sản xuất đã áp dụng cơ giới hoá để rút ngắn thời gian sản xuất và làm gia tăng tính đồng nhất của bán thành phẩm, trong khi đó những khâu như vẻ hoa văn thì cải tiến phương pháp tác nghiệp sao cho năng suất tăng nhưng vẫn giữđược nét đặc trưng của Trung Hoa; sử dụng hệ

thống lò nung hiện đại, có nhiệt độ bình thường ở 6000o C, cao nhất ở 13000o C.

Những khâu quan trọng như nung sản phẩm, hiện nay đa số những nhà sản xuất đều sử dụng lò nung bằng gaz để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đầu tư nhiều cho khâu sáng tạo mẫu, pha chế nguyên liệu và pha màu.

- Sự hỗ trợ của Chính phủ: Chính phủ Trung Quốc khuyến khích ủng hộ việc phát triển sản xuất,

đặc biệt đối với các xí nghiệp sản xuất tư nhân có quy mô vừa và nhỏđược thành lập bởi những

người có tay nghề và năng động. Chính phủ giành những quỹ tín dụng đặc biệt để khuyến khích các nhà sản xuất mở rộng sản xuất và đặc biệt ưu đãi đối với những dự án đổi mới công nghệ

hoặc xí nghiệp mới xây dựng những phương pháp công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao. Để tăng khả năng cạnh tranh cho các xí nghiệp sản xuất

L i th c nh tranh c a g m s Vi t Nam khi xu t sang th tr ng Nh t B n 46

trong hoạt động xuất khẩu, Chính phủ hỗ trợ vốn với lãi suất thấp khi các nhà sản xuất có hợp

đồng xuất khẩu đã mở L/C.

- Công tác quảng bá, tiếp thị: Một trong những điều dẫn đến sự thành công của gốm Trung Quốc chính là việc rất chú trọng đến hoạt động marketing ở trong lẫn ngoài nước, quan tâm đến việc xuất khẩu tại chỗ, kết hợp chặt chẽ việc phát triển ngành gốm với việc phát triển thương mại và du lịch. Những nhà xuất khẩu Trung Quốc biết tận dụng tối đa thương hiệu gốm Trung Hoa đã

được khẳng định từ lâu đời trên thị trường thế giới để không ngừng thu hút khách hàng, không chỉ quảng bá tại các hội chợ nước ngoài, họ còn tổ chức hàng năm hội chợ Canon hai lần vào tháng

04 và tháng 10 đểlôi kéo khách hàng đối với họđồng thời kết hợp phát triển du lịch và thúc đẩy phát triển những mặt hàng khác như ngọc trai, tơ lụa…Đối với những hoạt động quảng bá tại

nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất thường tập trung với nhau theo những công ty xuất khẩu lớn có uy tín và năng lực kinh doanh ngoại thương đểđại diện cho họ, nhờ đó hình ảnh của họ

xuất hiện trên thương trường có ấn tượng đối với khách hàng đồng thời họ có thể cùng nhau bảo vệ giá bán tránh bị ép giá hoặc phá giá lẫn nhau.

Ngoài ra gốm Trung Quốc rất chú trọng đến việc kết hợp giữa tính dân tộc và tính hiện đại nhằm giữđược những nét đặc trưng của gốm Trung Quốc như : màu sắc rực rỡ, hoa văn chủđạo hình Long – Lân – Quy - Phụng (những biểu tượng may mắn phú quý của Trung Quốc), đường nét cầu kỳ.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi thế cạnh tranh hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (Trang 45 - 46)