0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Các trang web sinh viên thường mua trực tuyến

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: SINH VIÊN XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -33 )

2. HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN

2.3. Các trang web sinh viên thường mua trực tuyến

Biểu đồ 9: Biểu đồ tròn thể hiện các loại trang web sinh viên thường chọn để mua sắm trực tuyến

Kết quả thống kê về các loại trang web sinh viên thường mua sắm trực tuyến cho thấy sinh viên thường mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở các trang mua theo nhóm (37%), tiếp đến là các sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 24%, mạng xã hội và các diễn đàn chiếm lần lượt là 17% và 13%. Điều này minh chứng cho tốc độ tăng trưởng nhanh của loại hình mua theo nhóm ở thị trường TP.HCM trong 2 năm gần đây, loại hình chủ yếu nhắm đến giới trẻ, với sự ra đời của người tiên phong là trang nhommua.com vào cuối năm 2010, đến nay những trang web kinh doanh theo mô hình mua theo nhóm đã lên đến hàng trăm, với những tên tuổi lớn như nhommua.com, muachung.com, cungmua.com, hotdeal.vn ...v.vv.

Tổng quan về thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam thì các sàn giao dịch điện tử vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong thói quen mua sắm trực tuyến, tuy nhiên, đối tượng nhắm đến của các trang này rất đa dạng, đủ mọi thành phần, đủ mọi lứa tuổi. Nhưng trong những năm gần đây với sự phát triển ồ ạt của các trang mua theo nhóm, với hàng trăm trang web kinh doanh theo mô hình mua theo nhóm xuất hiện trong 2 năm qua, sự chú ý của sinh viên đối với mua sắm trực tuyến đã chuyển dần sang loại hình mua theo nhóm. Điều này lý giải cho kết quả sinh viên thường mua sắm trực tuyến nhiều nhất ở các trang mua theo nhóm (37%), tiếp đến là các sàn giao dịch thương mại điện tử chiếm 24%. Tuy nhiên trong những năm tiếp theo khi loại hình

27

Nhóm thực hiện: Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thúy Ngân Trường đại học Mở TP.HCM, Chương trình đào tạo đặc biệt.

mua theo nhóm đã bão hòa, các sàn giao dịch điện tử với hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng thanh toán trực tiếp từng bước phát triển và hoàn thiện sẽ lấy lại vị thế của mình trong mua sắm trực tuyến.

Mạng xã hội là 1 khái niệm chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây, bắt đầu từ giữa năm 2009 với những tên tuổi lớn như Zing me , Facebook ViệtNam. Đến nay mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu đối với đại đa số giới trẻ ở các thành phố lớn. Với thị phần mạng xã hội đang nằm phần lớn trong tay Zing me và Facebook - Theo các công cụ Google Ad Planner, Alexa. Được đa số giới trẻ ưa thích và sử dụng, cho nên mạng xã hội ngày càng trở thành một kênh mua sắm trực tuyến hiệu quả cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.

M t trong nh ng chương trình khuyến mãi để thúc đẩy mua sắm trực tuyến của công ty Thế giới đi đ ng n m 2011

Năm 2011 là năm các nhà bán lẽ lớn đã có thương hiệu và xây dựng được được hệ thống phân phối, bán lẻ uy tín khắp như Nguyễn Kim, Thế Giới Di Động , Viễn Thông A, Hoàn Long cùng lúc triển khai kênh bán lẽ trực tuyến, tích hợp cả hệ thống thanh toán trực tuyến cũng như hình thức thanh toán truyền thống để khách hàng có thể trực tiếp chọn mua và thanh toán trực tuyến, chứ không đơn thuần là chì giới thiệu sản phẩm như những năm gần đây. Với thế mạnh là thương hiệu uy tín, được nhiều người biết đến, giá thấp hơn khi mua tại cửa hàng từ 2 đến 5%, sản phẩm được đảm bảo chất lượng, hệ thống giao dịch thanh toán an toàn, thuận tiện, nhanh chóng, hệ thống bán lẻ trực tuyến của các công ty trên đã từng bước vượt qua những trở ngại từ phía khách hàng như yếu tố niềm tin, yếu tố chất lượng sản phẩm- người tiêu dùng lo lắng không biết chất lượng món hàng có tốt không (vì không được thấy tận mắt, sờ tận tay), hàng có bị giao trễ hay không. Từ đó dần dần chiếm được lòng tin nơi khách

28

Nhóm thực hiện: Nguyễn Phú Quý, Nguyễn Hồng Đức, Trịnh Thúy Ngân Trường đại học Mở TP.HCM, Chương trình đào tạo đặc biệt.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: SINH VIÊN XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 31 -33 )

×