Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP " doc (Trang 27)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1. Lịch sử hình thành

3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội huyên Lai Vung a/ Vị trí địa lý

Lai Vung là một Huyện nằm ở phía nam của tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Sa Đéc 12 km về phía đông, nằm ở giữa sông Tuyền và sông Hậu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

- Huyện Lai Vung có phía Đông giáp với Thị Xã Sa Đéc và huyện Châu Thành (Đồng Tháp), phía Tây Huyện giáp với Thành Phố Cần Thơ, phía Nam giáp với huyện Bình Minh (Vĩnh Long) và phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò ( Đồng Tháp). Huyện thuộc vùng ngập nông, có nguồn nước ngọt dồi dào, đất đai màu mỡ thích hợp cho việc phát triển vườn cây ăn trái và sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá.

b/ Điều kiện tư nhiên

Diện tích tự nhiên của Huyện là 219,66 km2, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp và thủy sản là 182,13 km2 diện tích cây ăn trái 37,89 km2, với hệ thống kênh ngòi chằng chịt giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thủy. Những năm gần đây Huyện có những bước phát triển đáng kể về giao thông nông thôn được sữa chữa, xây dựng mới, các tuyến đường nhựa được khởi công từ Huyện đến các Xã, Ấp, mạng lưới điện cũng được xây dựng khắp Huyện. Huyện Lai vung là vùng đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng, cao phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa nắng. Với lợi thế năm ven sông Hậu có lượng phù sa bồi đắp quanh năm nên đất đai rất màu mỡ.

c/ Điều kiện kinh tế xã hội

Lai vung là một huyện thuần nông người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, hơn 70% dân số sống bằng nghề nông. Tổng dân số 177.716 người, mật độ dân số trung bình 809 người/km2.

Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, an ninh lương thực và tạo ra hàng

hoá xuất khẩu. Sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 70% cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Trong năm 2007, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 1.198.272 triệu đồng, cây lúa có giá trị đóng góp lớn nhất, chiếm đến 35,90%, cây ăn trái chiếm 20,66%, cây màu chiếm 9,92%, nuôi thuỷ sản chiếm 22,21%, chăn nuôi chiếm 11,31%. Trong trồng trọt cây ăn trái, cây quýt hồng có diện tích 1.088 ha (chiếm 30% tổng diện tích cây ăn trái) và giá trị đóng góp là 300.139 triệu đồng (chiếm 25% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và 90 % trong tổng giá trị sản xuất của cây ăn trái). Công nghiệp – Xây dựng – Thương mại và Dịch vụ chiếm 30% cấu kinh tế chung của huyện, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9,5%/năm (1996 đến nay), toàn huyện còn có 2.571 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước, giao thông nông thôn của huyện được phát triển, xe 2 bánh lưu thông đến được từng xóm ấp, cụm dân cư. Hầu hết các tuyến đường đều được nhựa hoá. 12/12 xã, thị trấn điều có điện lưới quốc gia phục vu cho trên 80% số hộ dân sinh hoạt và sản xuất.

Mạng lưới y tế được bố trí đều khắp 12 xã, thị trấn nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ khám và chữa bệnh cho người dân.

Mạng lưới thông tin liên lạc cũng rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc của người dân.

Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, xóa đói giảm nghèo, gia đình văn hóa xóm ấp văn hóa ngày càng tăng, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lai Vung

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn huyện Lai Vung được hình thành vào tháng 10 năm 1975 với tên ban đầu là Chi nhánh nhà nước huyện Lấp Vò.

Năm 1979 Chi nhanh nhà nước huyện Lấp Vò được đổi tên thành Chi nhánh phát triển nông nghiệp huyện Lấp Vò.

Đến ngày 23 tháng 5 năm 1990 pháp lệnh, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ra đời, Ngân Hàng Phát Triển huyện Lai Vung được xem là Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh và được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng No & PTNT huyện Lai Vung.

Hiện nay Ngân Hàng No & PTNT huyện Lai Vung là Ngân hàng thương mại hoạt động theo pháp luật với phương châm “ kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh ” và đã bám sát địa bàn trong huyện định hướng của ngành đã xác định: “ Nông Thôn là thị trường chính, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư ”, từ sự vận dụng và sáng tạo các định hướng đó Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lai Vung đã tận dụng hết khả năng và năng lực để nâng cao chất lượng kinh doanh đa dạng hóa các hình thức huy động vốn va cho vay nhằm thực hiện các chương trình tài trợ và phát triển nông nghiệp, xây dựng Nông Thôn, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước.

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Lai Vung dần dần trở thành người bạn đang tin cậy của các doanh nghiệp mà đặt biệt là hộ sản xuất Nông Nghiệp trong địa bàn huyện. Đồng thời cũng chiếm được vị thế quan trọng trong quá trình đưa nền kinh tế Nông Nghiệp nói riêng và nền kinh tế huyện nói chung ngày càng phát triển.

Các nghiệp vụ của NHNo- PTNT Huyện Lai Vung:

Ngân Hàng No & PTNT Huyện Lai Vung thực hiện các nghiệp vụ sau: - Nhận tiền gởi của mọi cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế chủ yếu là cho vay hộ sản xuất.

- Nhận làm dịch vụ chuyển tiền điện tử trong và ngoài nước cho mọi cá nhân các tổ chức có yêu cầu.

- Nhận thu tiền mặt và ngân phiếu thanh toán của Khách Hàng.

- Nhận phục vụ việc mở tài khoản của cá nhân, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

- Mua bán trao đổi ngoại tệ.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng No & PTNT huyện Lai Vung có 32 người trong đó có 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc và 30 nhân viên của các phòng ban.

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức NHN0 & PTNT Huyện Lai Vung

3.2.2 Chức năng của các phòng ban Ban Giám Đốc:

Ban Giám Đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân Hàng, tiếp nhận các chỉ thị các nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho Cán Bộ Công Nhân Viên. Đông thời chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của Ngân Hàng. Phòng Tiếp Dân: Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng KH-KD hành chánhPhòng nhân sự Phòng Kế Tóan & Ngân Quỹ Phòng Tiếp Dân Phòng giao dịch huy độngPhòng vốn

Hướng dẫn, giải quyết những khiếu nại của khách hàng.

Phòng giao dịch:

Phòng giao dịch có trụ sở tại xã Tân Hòa, Định Hoà, Phong Hòa. Trưởng phòng giao dịch quản lý và giải quyết cho những khoản vay từ dưới 50 triệu đồng, nếu vượt quá quyền phán xét của mình thì phải trình lại Ngân hàng chi nhánh xem xét và đưa ra quyết định.

Phòng kế hoạch kinh doanh:

Có chức năng tham mưu cho Ban Giám Đốc trong triển khai thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vào thực tiển kinh doanh của Chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng và các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác quản lý vốn theo qui chế của Ngân Hàng.

- Lập báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

- Khai thác nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc chế độ ngành qui định; xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Ngân Hàng.

-Thống kê, phân tích thông tin số liệu, để xuất chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi hiệu quả thực hiện việt huy động vốn, cho vay vốn các thành phần kinh tế theo sự chỉ đạo của cấp trên và sự chỉ định của Chính phủ, mà chủ yếu là cho vay hộ sản xuất.

-Thực hiện công tác kiểm tra tín dụng trước, trong và sau khi cho vay để xem xét quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay không.

-Tổ chức, chỉ đạo phòng ngừa rủi ro về tín dụng. Đầu tư vốn theo dự án sản xuất kinh doanh, chú ý vùng trọng điểm, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu.

Phòng huy động vốn:

Tổ chức thực hiện huy động vốn của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân Hàng có mục đích.

Phòng kế toán- Tổ Ngân Quỹ:

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán liên quan đến quá trình kế toán như:

Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở tài khoản cho Khách Hàng, theo giỏi Khách Hàng, theo giỏi quá trình thu nợ và thu lãi.

Có trách nhiệm thông báo cho phòng tín dụng về việc thu nợ và thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền vay và các thông tin trong ngày.

Thu thập và điều chỉnh sai sót (nếu có) phát sinh lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn.

Phòng hành chánh nhân sự:

Có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của Cán Bộ Công Nhân Viên như: sắp xếp bố trí nhân sự quản lý tiền lương chăm lo sức khỏe, vấn đề xã hội cho cán bộ công nhân viên chức.

3.2.3 Quy trình cho vay tại Ngân hàng No & PTNT CN huyện Lai vung

Khách hàng tín dụngCán bộ Trưởng phòngkinh doanh

Phòng

ngân quỹ kế toánPhòng Gíam đốc hoặcP.giám đốc

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10)

(1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ đến phòng kinh doanh gặp cán bộ tín dụng để làm hồ sơ vay vốn.

(2) Sau khi nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, thẩm định phương án vay vốn của khách hàng và lập hồ sơ cho trưởng phòng kinh doanh xét duyệt.

(3) Căn cứ vào tờ trình thẩm định đề nghị cho vay của cán bộ tín dụng và hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, nếu khách hàng chấp thuận trưởng phòng kinh doanh sẽ trình hồ sơ lên giám đốc xét duyệt.

(4) Giám đốc xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, nếu cho vay thì Giám đốc ký hợp đồng tín dụng với khách hàng, nếu không cho vay thì Giám đốc ghi lý do vào đơn xin vay vốn và gửi xuống cho phòng kinh doanh.

(5) Trưởng phòng kinh doanh xem lai hồ sơ của Giám đốc gửi xuống và chuyển lại cho cán bộ tín dụng.

(6) Cán bộ tín dụng thông báo với khách hàng biết quyết định của Giám đốc là cho vay hay không cho vay.

(7) Nếu xét duyệt cho vay thì cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ vay vốn của khách hàng đến phòng kế toán để làm hồ sơ giải ngân.

(8) Phòng kế toán làm thủ tục gửi qua phòng ngân quỹ đề nghị giải ngân. (9) Phòng ngân quỹ giải ngân cho khách hàng, khách hàng ký giấy nhận nợ và nhận tiền vay.

(10) Khách hàng căn cứ vào hợp đồng tín dụng để biết kỳ hạn đóng lãi, đến kỳ hạn đóng lãi khách hàng đến liên hệ phòng ngân quỹ để đóng lãi.

3.3 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP TỪ NĂM 2006 - 2008

3.3.1 Hoạt động kinh doanh từ 2006 - 2008 a) Nguồn vốn kinh doanh

Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển, yếu tố không thể thiếu đó là vốn và khả năng phân phối nguồn vốn hợp lý để có lợi nhuận cao và

rủi ro thấp nhất. Ngân hàng có nguồn vốn ổn định và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả đóng vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh cũng như uy tín trên thị trường của Ngân hàng. Muốn có đủ nguồn vốn kinh doanh Ngân hàng phải mua các quyền sử dụng vốn tiền gửi của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu từ hai nguồn: vốn huy động, vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên.

Bảng 3.1:TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008

(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung)

Biểu đồ 3.1:Tổng hợp nguồn vốn của Ngân hàng

143.000 298.430 205.538 171.540 180.145 152.106 155.430 357.644 351.685 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Vốn huy động Vốn điều hòa Tổng Nguồn Vốn

Hình 3.1:BIỂU ĐỒ TỔNG HỢP NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008

- Đối với nguồn vốn HĐ (vốn huy động): ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.

Năm So sánh

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ

Tiêu Số

Tiền % TiềnSố % TiềnSố % TiềnSố % TiềnSố % Vốn 143.000 47,92 171.540 48,78 205.538 57,47 28.540 19,96 33.998 19,82 Vốn ĐH 155.430 52,08 180.145 51,22 152.106 42,53 24.715 15,90 -28.039 -15,56 Tổng 298.430 100,00 351.685 100,00 357.644 100,00 53.255 17,85 5.959 1,69 ĐVT: Triệu đồng

- Đối với nguồn vốn ĐH (vốn điều hòa) từ ngân hàng cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động - phần vốn được phép sử dụng - không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.

Qua bảng tổng hợp nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung, có thể thấy được nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung qua ba năm đều tăng, điều này cho thấy quy mô hoạt động của Ngân hàng tăng theo thời gian. Tuy nhiên sự gia tăng này không đều, năm 2006 nguồn vốn của NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung là 298.430 triệu đồng đến năm 2007 là 315.685 triệu đồng tăng 53.255 triệu đồng (tăng 17,85%) so với năm 2006, năm 2008 là 357.644 triệu đồng so với năm 2007 tăng 5.959 triệu đồng tương đương với 1,69 %. Năm 2007 kinh tế huyện có nhiều bước phát triển, nông dân đầu tư sản xuất, các tổ chức kinh tế cá thể mới đưa vào hoạt động, khách hàng đến Ngân hàng vay vốn đầu tư làm hoạt động của Ngân hàng cũng phát triển nguồn vốn tăng. Năm 2008 tình hình kinh tế gặp một số khó khăn như: khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát, lãi suất biến động liên tục đã ảnh hưởng

Tổng nguồn vồn huy động tại NHNo & PTNT CN Huyện Lai Vung tăng đều qua ba năm. Năm 2006 tổng vốn huy động đạt 143.000 triệu đồng, năm 2007 đạt 171.540 triệu đồng, tăng 28.540 triệu đồng (tăng 19,96%) so với 2006. Năm 2008 huy động được 205.538 triệu đồng tăng 33.998 triệu đồng (tăng 19.82 %) so với năm 2007. Nguồn vốn điều hòa của Ngân hàng cấp trên có xu hướng giảm cho thấy việc huy động vốn tại Ngân hàng tốt, nhờ vào các dịch vụ như: Ưu đãi các mức lãi suất cho khách hàng, những dịch vụ chuyển tiền nhanh gọn, hướng dẫn thủ tục gửi – rút tiền một cách chu đáo, dễ hiểu và nhanh chóng, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng ngày càng cao. Do vậy, khách hàng yên tâm khi gửi tiền vào Ngân hàng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng đáng kể, hạn chế sử dụng vốn của Ngân hàng cấp trên.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN " PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN LAI VUNG TỈNH ĐỒNG THÁP " doc (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)