7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.3. Phân tích tình hình cho vay đối với hộ trồng Quýt theo thời gian
THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG
4.3.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay tăng qua các năm là do áp suất cạnh tranh, lãi suất của NHNo & PTNT luôn thấp để nông dân phát triển kinh tế nông thôn, cùng với sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong việc đẩy mạnh công tác thẩm định, nâng cao uy tín của Ngân hàng nên quy mô và số lượng khách hàng ngày càng tăng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 87% tổng doanh số cho vay do chu kỳ thu hoạch Quýt dưới một năm còn lại 37% là cho vay trung hạn.
Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo&PTNT H.LAI VUNGTỪ NĂM 2006 - 2008
Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
Biểu đồ:DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI GIAN
49.213 58.988 31.288 54.376 42.818 28.875 4.612 6.395 2.413 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng Tổng cộng Ngắn hạn Trung hạn
Hình 4.3: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo &PTNT H LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Ngắn hạn 28.875 42.818 54.376 13.943 48,29 11.558 26,99
Trung hạn 2.413 6.395 4.612 3.982 165,02 -1.783 -73,89
Tổng 31.288 49.213 58.988 17.925 57,29 9.775 19,86
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông hộ trồng Quýt năm 2006 là 28.875 triệu đồng chiếm 92,29 % tổng doanh số cho vay, sang năm 2007 là 42.818 triệu đồng tăng 13.943 triệu đồng (tăng 48,29 %) so vói năm 2006 chiếm 87,01 % tổng doanh số cho vay, đến năm 2008 doanh số cho vay là 54.376 triệu đồng tăng 11.558 triệu đồng (tăng 26,99 %). Doanh số vay qua ba năm đều tăng, có thể nói công tác cho vay của Ngân hàng được vận hành khá tốt, khách hàng năm sau cao hơn năm trước, Theo thời gian trình độ của nông dân ngày càng tiến bộ, họ tiếp cận nhiều hơn nguồn tín dụng chính thức của Ngân hàng. Năm 2006 thị trường tiêu thụ Quýt khá tốt, giá cao đã kích thích nông dân trồng quýt mạnh dạng đầu tư mở rộng diện tích trồng Quýt, đầu tư chăm sóc vườn nhiều hơn để nâng cao năng suất cũng như phẩm chất trái Quýt trong năm 2007. Năm 2008 doanh cho vay tăng chậm hơn là do ảnh hưởng của khủng hoảng nền kinh tế, giá cả vật tư tăng, giá Quýt bị ảnh hưởng của lượng Quýt nhập khẩu, người trồng Quýt có tâm lý hoang mang nên cũng hạn chế việc sử dụng vốn vay.
Doanh số cho vay trung hạn năm 2006 là 2.413 triệu đồng, sang năm 2007 là 6.395 triệu đồng tăng 3.892 triệu đồng (tăng 165,02 %), đến năm 2008 là 4.612 triệu đồng giảm 1.783 triệu đồng (giảm 73,89 %). Vay trung hạn với mục đích cải tạo hay lên liếp lập vườn trồng Quýt, chi phí đầu tư này khá cao và rủi ro cũng cao nên người dân thường sử dụng vốn tự có để trách thua lỗ không trả nợ được và Ngân hàng cũng có những điều kiện ràng buộc để hạn chế rủi ro nên doanh số cho vay trung hạn thấp. Năm 2006 trúng mùa nên sang nă 2007 nhiều nông dân có tài sản thế chấp đến Ngân hàng vay mở rông quy mô vườn tăng lợi nhuận nên doanh số cho vay trung hạn tăng nhanh nhưng cũng còn hạn chế. Năm 2008 do ảnh hưởng của giá cả và sâu bệnh nên nông dân không đầu tư mở rộng diện tích mà chủ yếu là đầu tư chăm sóc nên doanh cho vay trung hạn giảm.
4.2.2 Doanh số thu nợ:
Nếu doanh số cho vay thể hiện số lượng, quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn của một loại hình tín dụng nhất định thì doanh số thu nợ cho biết kết quả vốn vay của cả Ngân hàng và khách hàng.
- Về phía Ngân hàng: Doanh số thu nợ lớn thể hiện Ngân hàng thu được vốn phát vay, vốn quay vòng tốt, hoạt động tín dụng của Ngân hàng gặp nhiều thuận lợi.
- Về phía khách hàng: Khách hàng trả nợ, thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng điều đó thể hiện đồng vốn được khách hàng sử dụng đúng mục đích, sản xuất thuận lợi.
Sau đây là bảng số liệu về doanh số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung theo thời gian:
Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN H. LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
Biểu đồ:DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI GIAN
31.592 55.050 49.868 27.260 42.849 47.928 7.019 7.122 4.332 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2006 2007 2008 NĂM Triệu đồng Tổng Ngắn hạn Trung hạn
Hình 4.4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN H. LAI VUNG TỪ
NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Ngắn hạn 27.260 47.928 42.849 20.668 75,82 -5.079 -10,60
Trung hạn 4.332 7.122 7.019 2.790 64,40 -103 -1,45
Tổng 31.592 55.050 49.868 23.458 74,25 -5.182 -9,41
Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là 27.260 triệu đồng, sang năm 2007 là 47.928 triệu đồng tăng 20.668 triệu đồng (tăng 75,82 %) so với năm 2006, đến năm 2008 là 42.849 triệu đồng giảm 5.079 triệu đồng (giảm 10,60 %) so với năm 2007. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng nhanh và cao điều này có thể làm lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ công tác thẩm định vay vốn, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt. Cán bộ tín dụng của Ngân hàng không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc giữ vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Nhà vườn sử dụng vốn đúng mục đích, năm 2007 trúng mùa được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi có thu nhập người dân trả nợ Ngân hàng dù chưa đến hạn và các khoản nợ cũ cũng được hoàn trả. Năm 2008 doanh số thu nợ giảm là do lạm phát chi phí tăng, thời tiết có nhiều biến đổi không thuận lợi, ảnh hưởng của lượng Quýt nhập khẩu, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn.
Doanh số thu nợ trung hạn năm 2006 là 4.332 triệu đồng, sang năm 2007 là 7.122 triệu đồng tăng 2.790 triệu đồng (tăng 64,40 %) so với năm 2006, đến năm 2008 là 7.019 triệu đồng giảm 103 triệu đồng ( giảm 1,45 %) so với năm 2007. Do các khoản vay trung hạn trả gốc và lãi theo kỳ, năm 2006 cho vay trung hạn thấp nhưng doanh số thu nợ tăng là do dư nợ của các năm trước chuyển sang. Năm 2006, 2007 người trồng quýt có thu nhập cao đây là nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Năm 2008 doanh số thu nợ cũng giảm nhưng giảm chậm hơn doanh số cho vay điều này cho thấy sự thận trọng và thường xuyên phân tích, kiểm tra của cán bộ tín dụng từ lúc khách hàng vay vốn, sử dụng vốn đến khi trả gốc và lãi cho Ngân hàng nên đã hạn chế được những ảnh hưởng xấu của nền kinh tế đến khả năng thu nợ của Ngân hàng.
Nhìn chung tình hình thu nợ tại Ngân hàng diễn ra khá tốt, doanh số thu nợ qua ba năm đều cao. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên doanh số thu nợ cũng chiếm tỷ trọng khá cao, dù năm 2008 có giảm nhưng do ảnh hưởng của sự thay đổi thời vụ và ảnh hưởng chung của nền kinh tế.
4.2.3 Dư nợ:
Công tác tín dụng là phát vay rồi thu nợ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong chu kỳ này nếu thu nợ diễn ra không thuận lợi thì việc cho vay khó mà thực hiện được, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì Ngân hàng sẽ không đủ tiền để phát vay cho chu kỳ tiếp theo hay vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại, dễ gây ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác hơn về tốc độ tăng trưởng tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả. Dư nợ cho vay còn phản ánh mức đầu tư vốn của Ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 4.6: DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung
DƯ NỢ THEO THỜI GIAN
19.345 1.069 13.379 22.686 15.565 9.961 21.817 3.418 3.780 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 2006 2007 2008 Triệu đồng Tổng Ngắn hạn Trung hạn
Hình 4.5: BIỂU ĐỒ DƯ NỢ ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Ngắn hạn 15.565 9.961 21.817 -5.604 -36,00 11.856 119,02
Trung hạn 3.780 3.418 1.069 -362 -9,58 -2.349 -68,72
Tổng 19.345 20.379 26.686 -5.966 -30,84 9.307 69,56
Năm 2006 dư nợ ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là 15.565 triệu đồng, sang năm 2007 là 15.961 triệu đồng tăng 396 triệu đồng (tăng 2,54 %) so với năm 2006, đến năm 2008 chỉ tiêu này là 24.817 triệu đồng tăng 8.856 triệu đồng (tăng 55,49 %) so với năm 2007. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng nhanh nên dư nợ giảm, sang năm 2008 doanh số thu nợ giảm nên dư nợ tăng. Dư nợ tăng có thể do: Kinh tế vườn ngày càng phát triển do áp dụng khoa học kĩ thuật mới, năng suất và phẩm chất ngày càng tăng. Nhiều nhà vườn làm giàu thừa vốn, nhưng cũng có nhiều nhà vườn thiếu vốn do đó họ có nhu cầu vay mượn để phát triển kinh tế gia đình, Ngân hàng là đợn vị trung gian giúp họ giải quyết vướng mắc đó thông qua việc cho vay với lãi suất thấp. Dư nợ năm 2007 dư nợ tăng chậm do điều kiện khí hậu thuận lợi, nhà vườn được phổ biến những kiến thức mới trong canh tác từ các lớp tập huấn do Phòng nông nghiệp tổ chức nên chất lượng trái quýt được nâng lên rất nhiều, Quýt trên thị trường tiêu thụ tốt, thương lái ứng tiền trước cho hộ trồng quýt, có tiền khách hàng trả nợ sớm cho Ngân hàng nên dư nợ giảm. Từ những thuận lợi của năm 2007 hộ trồng quýt đầu tư cho vụ quýt năm 2008 nhưng do ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh đặc biệt những biến động giá cả nông dược tăng, giá Quýt bị cạnh tranh với Quýt nhập ngoại nên việc trả nợ Ngân hàng chậm lại dự nợ của Ngân hàng tăng 55.49 % tương với 8.856 triệu.
Các khoản vay trung hạn trong những năm trước còn cao nên trong năm 2006 và năm 2007 dư nợ trung hạn còn chiếm tỷ trọng cao, năm 2006 là 19,54 %, năm 2007 là 21,68 %, trong ba năm gần đây doanh số cho vay trung hạn giảm nên đến năm 2008 dư nọ chỉ còn chiếm 7 % trong tổng dư nợ.
4.2.4 Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn tồn đọng cho thấy khả năng hoạt động của Ngân hàng chưa cao và khách hàng sản xuất kinh doanh thua lỗ nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
Bảng 4.7: NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-
2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
Biểu đồ: NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI GIAN
254 251 152 171 196 102 80 118 314 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 NĂM Triệu đồng Tổng cộng Ngắn hạn Trung hạn
Hình 4.6:BIỂU ĐỒ NỢ QUÁ HẠN ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG QUÝT THEO THỜI GIAN CỦA NHNo & PTNT CN HUYỆN LAI VUNG TỪ 2006-2008
Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là 152 triệu đồng, sang năm 2007 chỉ tiêu này là 171 triệu đồng tăng 19 triệu đồng (tăng 12,50%) so với năm 2006, sang năm 2008 nợ quá hạn là 196 triệu đồng tăng 25 triệu đồng (tăng 14,62 %) so với năm 2007. Hoạt động cho vay đối với nông hộ trồng Quýt đạt hiệu quả khá cao nên dư nợ khá thấp. Nợ quá hạn thấp là do, nhà vườn trồng Quýt có thu nhập khá ổn định làm nguồn trả nợ cho Ngân hàng mõi năm. Gần đây thời tiết biến động nhiều bệnh phát sinh ảnh hưởng đến cây Quýt nên người trồng Quýt cũng gặp bất lợi. Nợ quá hạn có thể do một số
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ Tiêu
Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền % Số Tiền % Ngắn hạn 152 171 196 19 12,50 25 14,62
Trung hạn 102 80 118 -22 -21,57 38 47,50
Tổng 254 251 314 -3 -1,18 63 25,10
nông dân không nhớ hạn trả nợ, vô tình để nợ quá hạn, do nảy sinh một số khoản tiêu dung bất ngờ nên họ dung khoản tiền trả nợ để chi tiêu.
Nợ quá hạn trung hạn chiếm tỷ trọng khá cao năm 2006 là 40,16 % tương đương với 102 triệu đồng, sang năm 2007 chiếm 31,87 % ứng với 80 triệu đồng giảm 22 triệu (giảm 21,57%), năm 2008 là 37,58% với 118 triệu đồng tăng 38 triệu đồng (tăng 47,50%), điều này cho thấy cho vay trung hạn rủi ro cao hơn cho vay trung hạn. Quýt là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật trồng và kinh nghiệm, một số nhà vườn đầu tư lên liếp trồng Quýt nhưng sau mấy năm đầu tư lại không thu hoạch được đây cũng là nguyên nhân nợ quá hạn trung hạn.
4.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008 Bảng4.8: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ TRỒNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ NĂM 2006-2008
(Nguồn: Phòng KH-KD của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung)
- Vòng quay vốn tín dụng (doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân):
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Năm 2006 chỉ tiêu này là 1,99 vòng, sang năm 2007 là 3,40 vòng tăng 1,41 vòng so với năm 2006, đến năm 2008 giảm còn 2,52 vòng giảm 0,88 vòng so với năm 2007. Vòng quay tín dụng của khoản vay này khá cao chứng tỏ nguồn vốn của Ngân hàng được luân chuyển nhanh, đây là dấu hiệu tốt để Ngân Hàng
Năm
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1.Doanh số cho vay 31.288 49.213 58.988
2.Doanh số thu nợ 31.592 55.050 49.868 3. Tổng dư nợ 19.345 13.379 22.686 4. Dư nợ bình quân 15.890 11.179 19.782 5.Tổng nơ quá hạn 254 251 314 6.Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,99 4,92 2,52 7.Hệ số thu nợ (%) 100,97 111,86 84,54 8.Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ (%) 1,31 1,88 1,38
mở rộng thị phần cho vay đối với đối tượng nông hộ trồng Quýt. Năm 2008 vòng quay giảm là do Quýt tiêu thụ chậm hơn năm trước nên keo dài thời gian trả nợ, doanh số thu nợ giảm, dư nợ tăng.
- Hệ số thu nợ (doanh số thu nợ / doanh số cho vay):
Hệ số thu nợ phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số. Năm 2006 hệ số thu nợ của NHNo & PTNT Huyện Lai Vung là 100,97 %, sang năm 2007 chỉ tiêu này là 111,86 % tăng 10,89 % so với năm 2006, đến năm 2008 là 84,54 % giảm 27,32 % so với năm 2007. Năm 2007 do giá cả tăng thu hoạch đạt năng suất cao nên công tác thu nợ đạt hiệu quả cao. Năm 2008 hệ số thu nợ giảm mạnh, tình hình kinh tế có nhiều biến động làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh, Ngân hàng và nông dân cũng gặp khó khăn. Ngân hàng thì khó khăn trong công tác thu nợ, còn nông dân thì thu nhập không ổn định nên không có nguồn trả nợ.
Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ quá hạn / tổng dư nợ):
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Năm 2006 chỉ tiêu này là 1,31 %, sang năm 2007 là 1,88 %, đến năm 2008