1. Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam
1.1. Những vấn đề chung về ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, với đối tượng sản xuất là các động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Sản phẩm của ngành chăn nuôi là thịt, trứng sữa, mật ong, là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và ngày càng được tiêu dùng nhiều hơn cùng với đà phát triển của xã hội. Chăn nuôi là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm đặc sản tươi sống và sản phẩm chế biến có giá trị cho xuất khẩu.
ở hầu hết các nền nông nghiệp, xu hướng phát triển chung là tăng tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi so với sản phẩm trồng trọt. Ngay trong ngành trồng trọt, các hoạt động trồng ngũ cốc cũng chuyển hướng sang phát triển các dạng hạt và cây trồng làm thức ăn chăn nuôi. Ngành chăn nuôi đang dần phát triển trên thế giới và mang những nét đặc thù chung như sau:
Thứ nhất, đối tượng của ngành này là các cơ thể sống động vật, luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu để tồn tại, không kể các đối tượng này có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Vì thế ngoài chi phí đầu tư cơ bản cho đàn vật nuôi, người sản xuất phải đầu tư thường xuyên về thức ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi.
Thứ hai, có 3 phương thức chăn nuôi đang tồn tại trên thế giới hiện nay. Đó là: phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức chăn nuôi công nghiệp và
phương thức chăn nuôi sinh thái. Trong đó, phương thức chăn nuôi công nghiệp đang phát triển rộng rãi và được chấp nhận trên toàn thế giới. Phương châm cơ bản của phương thức này là phát triển tối đa khả năng tiếp nhận thức ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng, nhằm rút ngắn thời gian tích luỹ năng lượng, phát triển khối lượng và năng suất sản phẩm.
Thứ ba, ngành chăn nuôi là ngành sản xuất cho đồng thời nhiều sản phẩm. Do vậy, tuỳ mục đích sản xuất để quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn hướng đầu tư.
Trong chăn nuôi, thức ăn đóng vai trò hết sức quan trọng, như là “ nguyên liệu” cho sản xuất công nghiệp. Sản xuất thức ăn chăn nuôi phải đầy đủ, kịp thời và liên tục vì đặc điểm và tính hữu hiệu của thức ăn sẽ quyết định tính chất, đặc điểm, năng suất sản phẩm ngành chăn nuôi. Thức ăn chăn nuôi gồm nhiều loại, có nguồn gốc và cơ cấu khác nhau. Tuỳ theo mỗi phương thức chăn nuôi, mỗi loại vật nuôi mà cơ cấu thức ăn chăn khác nhau. Nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi có thể từ nguồn tự nhiên sẵn có hoặc từ nguồn chế biến, sản xuất công nghiệp.
1.2. Ngành chăn nuôi ở Việt Nam
Trong lịch sử, nền nông nghiệp nước ta vốn đã là nền nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi không được chú trọng phát triển như một ngành sản xuất độc lập mà chỉ được coi là một hoạt động sản xuất phụ nhằm hỗ trợ cho sản
xuất của ngành trồng trọt. Mục đích chính của chăn nuôi lấy thịt, trứng sữa, không được người sản xuất nhắc đến mà dường như người ta chỉ hướng tới mục tiêu về cung cấp sức kéo làm đất và cung cấp phân bón cho cây trồng.
Sau ngày hoà bình lập lại và thống nhất đất nước, nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển. Vị trí vai trò của ngành chăn nuôi đã được nhìn nhận và đánh giá đúng với mục tiêu phấn đấu đưa ngành chăn nuôi thành một ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Nhờ đó, ngành chăn nuôi nước ta đã có bước chuyển biến tích cực so với năm 1975, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (tính theo giá cố định năm 1994) năm 2000 tăng gấp 3,93 lần trong khi giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng 3,08 lần. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp tăng từ 14,62% năm 1975 lên 19,7% năm 2000. ở nhiều địa phương chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp như Hà Tây 39% , riêng huyện Đan Phượng, Hoài Đức trên 50%, Hưng Yên là 35%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi đạt 5-6% năm. Năm 1999, tổng sản lượng thịt hơi đạt 1,75 triệu tấn, tăng 7,7% so với năm 1998. Trong thời kỳ 1990-1999 ngành chăn nuôi luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và liên tục.Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm đàn lợn là 5%/năm, đàn trâu 0,6%/năm, đàn bò 3%/năm, đàn gà 6,5%/năm, đàn vịt 7,05%/năm, đàn dê 11,5%/năm, đàn bò sữa 11,5%/năm.. Thịt hơi các loại tính trên đầu người tăng từ 15,2 kg năm 1990 lên 22,43 kg đầu người năm 1999.
Khác với nhiều nước trên thế giới, trong cơ cấu sản lượng thịt của Việt Nam đại bộ phận là thịt lợn, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thịt hàng năm trong cả nước. ở nhiều nước, trong cơ cấu tổng sản lượng thịt thì thịt bò bê (thường gọi chung là động vật có sừng), thịt lợn và thịt gia cầm thường không chênh lệch nhau nhiều. Đó là 3 nhóm chính của sản phẩm thịt trong cơ cấu sản xuất và buôn bán thịt trên thị trường thế giới.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển. Chăn nuôi Việt Nam có lợi thế từ sự gia tăng sản lượng lương thực, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho chăn nuôi, nhu cầu tiêu
dùng sản phẩm chăn nuôi trong nước và tốc độ đô thị hoá cao, sự ra đời của các khu công nghiệp cũng như vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay gần thị trường nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới như Nhật Bản, Nga, ... đặc biệt một số nước và khu vực lãnh thổ ở Châu á đang giảm đầu tư phát triển chăn nuôi mà tăng nhu cầu nhập khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc.
Ngoài ra, ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với không ít thách thức. Năng suất, chất lượng giống vật nuôi còn thấp (chỉ bằng 60-80% so với một số nước chăn nuôi tiên tiến trong khu vực), giá thành sản phẩm cao (cao hơn 10-40%), chưa có những sản phẩm chăn nuôi đặc thù và còn hạn chế trong an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, chăn nuôi truyền thống theo phương thức tận dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao (70%), sản phẩm không đồng nhất về chất lượng, lại chưa có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.
Vấn đề xây dựng thương hiệu hiện cũng đang là thách thức chung của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam, trong đó có sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu. Muốn có chỗ đứng trên thị trường thế giới, ngành chăn nuôi Việt Nam phải đầu tư xây dựng thương hiệu cho mình dựa trên chất lượng, giá cả, mẫu mã và uy tín của mỗi doanh nghiệp. Đây là thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung.
1.3. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn là ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu ở nước ta. Trong cơ cấu sản lượng thịt của Việt Nam, đại bộ phận là thịt lợn, chiếm khoảng 80% tổng sản lượng thịt hàng năm. Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn cũng liên tục phát triển với tốc độ bình quân đàn lợn 10 năm 1990-1999 là 5%/năm. Sản lượng thịt lợn bình quân đầu người Việt Nam hiện nay khoảng 22 kg thịt hơi/năm, tổng sản lượng là 1,5 triệu tấn.
Phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam có nhiều thuận lợi vì nước ta có nhiều tiềm năng thích hợp với đặc tính chăn nuôi lợn. Thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ở nhiều vùng nông thôn thường mang tính chất đan xen nhiều loại cây trồng hoa màu lương thực là nguồn cung cấp thức ăn sẵn có tại chỗ cho chăn nuôi lợn. Thêm vào đó điều kiện khí hậu ở hầu hết các vùng lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta cũng rất phù hợp với đòi hỏi sinh học phát triển của đàn lợn. Do vậy, đàn lợn có thể phát triển rộng khắp mọi vùng nông thôn nước ta. Thứ hai, đàn lợn có thể phát triển rộng rãi ở vùng đồng bằng châu thổ với kết cấu ngành trồng trọt tương đối đa dạng các loại cây màu, vừa cung cấp được các loại thức ăn tinh cho chăn nuôi vừa cung cấp thường xuyên rau xanh là loại thức ăn không thể thiếu trong chăn nuôi lợn.
Nhận thấy lợi thế tự nhiên, kết hợp tận dụng ngành trồng trọt, và những ưu điểm của chăn nuôi lợn như thời gian chăn thả ngắn, sức tăng trưởng nhanh, chu kỳ tái sản xuất ngắn, nước ta đã phát triển chăn nuôi lợn trong suốt 20 năm qua, và đạt được những thành công đáng kể.
Bảng 1.8: Tốc độ phát triển đàn lợn của Việt Nam qua 10 năm
Năm Tổng đàn lợn (1000 con) Tổng đàn nái (1000 tấn) Sản lượng (1000 tấn) Khối lượng (kg/con) Khối lượng hơi/người (kg) Tỷ lệ thịt lợn/tổng các loại thịt khác (%) 1989 12217,3 1450,1 714,2 65,0 10,98 74,6 1990 12260,5 1572,1 728,9 65,2 11,00 72,2 1991 12183,2 1508,4 715,5 65,2 10,72 70,4 1992 13881,7 1809,9 797,5 67,1 11,50 73,4
1993 14873,9 2015,7 878,4 68,8 12,40 75,0 1994 15569,4 2182,1 937,7 67,4 13,00 75,8 1995 16307,3 2200,3 1006,9 68,0 13,51 76,1 1996 16921,4 2248,3 1076,0 69,0 14,15 76,4 1997 17635,9 2515,7 1154,2 70,0 15,10 76,8 1998 18121,1 2602,3 1230,6 69,0 15,80 77,0 1999 18885,5 2623,3 1318,2 68,5 17,05 77,0 2000 20200,0 3000,0 1400,2 70,0 18,00 78,1
Nguồn: Định hướng chăn nuôi 1996 - 2000, Bộ NN - PTNT và niêm giám thống kê 1998. NXB Thống kê.
Như vậy, năm 2000 sản lượng thịt lợn đã đạt 14,2 triệu tấn trong tổng số 19 triệu tấn thịt các loại; so với năm 1995 thịt lợn hơi tăng 420 ngàn tấn, tăng bình quân 7,15 ngàn tấn/năm tức là 7,15%/năm. Năm 2000 so với năm 1995, đàn lợn cả nước tăng từ 16,3 triệu con lên 19,5 triệu con, tăng bình quân 3,65%/năm. Năm 2003, đàn lợn Việt Nam đã tăng lên 20 triệu con, đạt con số cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng thịt lợn cả nước đạt 1,5 triệu tấn.
Sau 20 năm từ 1980 đến 2000, bình quân thịt lợn hơi/người/năm tăng đều từ mức 6,02kg/người/năm ên gấp 3 lần 18kg/người năm. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng thịt ở Việt Nam đang tăng và ngành chăn nuôi lợn đã có khả năng đáp ứng nhu cầu này. Đến nay, mức tiêu thụ này tiếp tục tăng nữa, đạt trên 20 kg/năm. Tuy nhiên mức tiêu thụ này vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới, bằng 50% mức tiêu dùng ở một số nước có mức tiêu thụ cao về thịt lợn hiện nay.
Chăn nuôi lợn ở nước ta hiện nay chủ yếu ở hộ gia đình với quy mô nhỏ (1-5 con/hộ/năm), phương thức chăn nuôi thủ công, tận dụng thức ăn tại chỗ và lao động nông nhàn theo kiểu kinh tế phụ gia đình. Bước đầu đã xuất hiện một số hộ nuôi quy mô lớn, sản xuất hàng hoá, có hộ nuôi tới 500 con/năm, doanh thu lên tới hàng tỷ đồng/năm từ việc nuôi lợn.
Bảng 1.9: Năng suất chăn nuôi lợn Việt Nam và Thế giới
Chỉ tiêu Việt Nam Thế giới
Sản lượng thịt hơi/nái/năm(kg)
Khối lượng xuất chuồng (Kg)
Thời gian nuôi thịt (Tháng)
Vòng quay nuôi lợn thịt/năm
Thời gian nuôi lợn con bú sữa (ngày) Tỷ lệ nạc bình quân (%)
Bình quân số lợn con xuất chuồng /nái/năm
480 - 600 60 - 70 6 - 8 1,1 - 1,5 50 - 60 36 - 38 8 - 10 180 - 2500 90 - 100 4 - 5 2,2 - 2,5 21 - 28 52 - 55 19 - 20
Nguồn: CP group (96); Pork Industry Handbook. HN, 1996. Như vậy cho thấy năng suất chăn nuôi lợn của Việt nam còn rất thấp so với thế giới. Sản lượng thịt hơi/nái/năm của Việt Nam là 480 - 600kg, trong khi đó trên thế giới là 1800 - 2500kg. Bình quân số con xuất chuồng của Việt Nam là 8 - 10 con, trên thế giới là 19 - 20con.
Về cơ cấu sản xuất thịt lợn ở Việt Nam như sau:
Bảng 1.10: Cơ cấu sản xuất thịt lợn ở Việt Nam từ 1997 đến 2002 ĐVT 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng sản lượng thịt lợn hơi 1000 tấn 1154 1227 1318 1408 1503 1310 Tỷ lệ so với tổng sản lượng thịt các loại % 76,8 77 77 76 80 79 Bình quân thịt lợn hơi/người Kg/ng ười 15,1 15,8 17,28 17,6 21,7 20,5
Nguồn Định hướng phát triển chăn nuôi lợn 2000 - 2010, Cục KNKL - Bộ
NN&PTNT, 2000 và tổng hợp các báo.
Trong 5 năm qua cơ cấu sản xuất và tiêu thụ thịt lợn luôn luôn chiếm tỷ lệ từ 76 - 80% trong tổng sản lượng thịt, bình quân thịt hơi trên đầu người năm 2002 đạt 23 kg/người, tương đương với 19kg thịt xẻ/người, trong đó thịt lợn hơi là 20,5kg/người bằng 79% tổng sản lượng thịt các loại.
So với các nước khu vực Đông Nam á, sản xuất và tiêu thụ thịt lợn ở Việt Nam với mức 23kg thịt hơi/người (17 kg thịt xẻ/người) là rất thấp (1997 Trung
Quốc đạt 34,1kg thịt xẻ/người. Quảng Đông - Trung Quốc đạt 48kg/người, Đài Loan đạt 38 kg/người, Hồng Kông đạt 55kg/người, Thái Lan đạt 30kg/người).
Vấn đề con giống và thức ăn gia súc là hai vấn đề được quan tâm nhất hiện nay của ngành chăn nuôi lợn. Đàn lợn của ta tuy đã nâng cao được tỷ lệ nạc so với thời gian trước, lợn có tỷ lệ nạc 40-50% chiếm trên 50% nhưng tỷ lệ này vẫn còn thấp so với thế giới và giống lợn thường không thuần chủng do đó cho năng suất thấp, tỷ lệ nạc thấp. Nhà nước hiện đang chủ động đầu tư các cơ sở sản xuất giống, nhằm nâng cao chất lượng con giống, chủ yếu là giống lai có tỷ lệ nạc cao, phát triển đàn lợn ngoại. Nhiều nhà máy chế biến thức ăn gia súc có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước cũng đang hưởng những chính sách ưu đãi để phát triển, vì vậy thức ăn công nghiệp đang thay thế dần các loại thức ăn tận dụng, không đủ chất dinh dưỡng cho lợn.
Dịch vụ thú y và thuốc thú y cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới kết quả chăn nuôi. Hoạt động thú y tuy đã được quan tâm và thực hiện nghiêm túc hơn nhưng người chăn nuôi vẫ còn lo ngại về dịch bệnh của lợn nếu dịch vụ thú y không đáp ứng được kịp thời với chất lượng thuốc thú y bảo đảm an toàn và được quản lý chặt chẽ.
2. Thực trạng chăn nuôi và chế biến thịt lợn
2.1. Con giống
Con giống là yếu tố đầu tiên có tính quyết định đối với việc cải tạo và phát triển đàn gia súc nói chung, và đàn lợn nói riêng. ở Việt Nam, khâu giống vẫn còn nhiều bất cập. Hiện tại, trong số 2,6 triệu con nái trên khắp cả nước, khoảng 40% lợn giống là lợn nội và địa phương năng suất thấp, tỷ lệ nạc thấp (35-38%), khoảng 50% giống lợn lai F1- tỷ lệ nạc đạt 40-42%, còn lại 10% là số ít lợn ngoại thuần chủng và giống tốt cho năng suất cao từ 1.800-2.200 kg hơi/nái. Nhu cầu về giống lợn tốt, lợn ngoại ngày càng cao nhưng các cơ sở cung cấp giống vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người sản xuất.
Ngành chăn nuôi Việt Nam những năm qua đã tìm nhiều cách để khắc phục tình trạng này và bước đầu đã đạt những kết quả nhất định. Việc cải tạo giống diễn ra theo hướng tăng cường lai tạo lợn giống tốt, lợn ngoại cho năng suất cao, tỷ lệ nạc cao.
Các giống lợn địa phương như lợn ỉ, lợn đại, lợn móng cái rất chiếm ưu thế trước kia do có khả năng tận dụng thức ăn dư thừa sẵn có đồng thời là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ cho trồng trọt nay cần được cải tạo để phù hợp với phương thức chăn nuôi lợn công nghiệp ngày nay. Phương thức thâm canh với mức đầu tư thức ăn nhiều đòi hỏi giống lợn phải có khả năng tiếp nhận thức ăn