Tổng quan về thị trường gạo nội địa

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 " pptx (Trang 39 - 41)

Gạo là mặt hàng lương thực thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, trong mỗi bữa ăn của người Việt không thể thiếu gạo. Dân số Việt nam khoảng 84 triệu người, sản lượng gạo tiêu thụ tối đa trong một năm là 210kg/người/năm * 85.000.000 = 17.640.000 tấn.

Bảng 5.1 Sản lượng gạo tiêu thụ cả năm ở khu vực thành thị

ĐVT: tấn

STT Tỉnh/Thành phố/Khu vực Số lượng

I Cả nước 4,707,990

II Miền Bắc và Miền Trung 1,693,728

III Miền Nam 3,014,262

IV Đồng bằng sông Cửu Long 748,933

1 An Giang 129,378 2 Cần Thơ 119,675 3 Kiên Giang 83,630 4 Tiền Giang 53,238 5 Đồng Tháp 52,520 6 Cà Mau 51,495 7 Sóc Trăng 49,267 8 Long An 49,103 9 Bạc Liêu 42,659 10 Vĩnh Long

nn 33,122 11 Trà Vinh 31,211 12 Bến Tre 27,728 13 Hậu Giang 25,907 ( Nguồn: Công ty Angimex )

Nhiều năm qua, Việt Nam luôn nằm trong số những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, sản lượng xuất khẩu năm 2007 là 4,5 triệu tấn đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD. Tuy nhiên sản lượng xuất khẩu cao nhưng vì chất lượng gạo cịn thấp và chưa có thương hiệu nên giá trị thu về xuất khẩu gạo còn thấp. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lương thực tập trung khai thác thị trường nước ngồi thì thị trường trong nước vẫn đang bỏ ngỏ. Qua bảng 5.1 ta thấy nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân ở khu vực thành thị tương đối cao, đây là thị trường có thể phát triển với các sản phẩm gạo chất lượng cao vì mức sống ở thành thị ngày càng được nâng lên nên người tiêu dùng gạo sẽ quan tâm đến yếu tố chất lượng hơn.

Thị trường gạo nội địa hầu như do các đại lí, doanh nghiệp tư nhân qui mơ nhỏ chi phối, kể cả gạo thường và gạo cao cấp, cịn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo thì chưa mặn mà lắm với thị trường nội địa, do các doanh nghiệp ngại triển khai kênh phân phối và khơng ít doanh nghiệp quan niệm gạo ngon chỉ để xuất khẩu. Thực tế cho thấy, gạo nội địa vẫn thiếu cả tên gọi và thương hiệu. Vì vậy các loại gạo ngoại xuất hiện tràn ngập lấn áp cả gạo nội, đặc biệt là gạo Thái. Bên cạnh đó, một số loại gạo có xuất xứ trong nước được các chủ cửa hàng (sạp) gạo dán mác gạo ngoại và bán với giá cao. Bà Nguyễn Thị Phụng, bán gạo tại Trung tâm Thương mại Cái Khế, thành phố Cần Thơ, cho biết: "Hầu hết các loại gạo có tên gọi gắn theo tên nước ngồi đều có xuất xứ trong nước. Các tên gọi này do những người bán gạo tự đặt. Hiện nay, gạo bán trên thị trường nội địa chất lượng, chủng loại và xuất xứ rất lộn xộn. Dù đã ít nhiều có kinh nghiệm trong nghề, nhưng nhiều lúc tôi cũng mua lầm gạo chất lượng thấp với giá cao, về bán ra không được giá phải chịu lỗ"7. Tuy nhiên cũng có một số người thích dùng các loại gạo ngoại vì ưu điểm của các loại gạo này là ghi rõ xuất xứ, thành phần trên bao bì và có quanh năm chứ khơng như gạo Việt Nam có loại chỉ có 1 vụ/năm.

Nước ta có nhiều loại gạo đặc sản chất lượng tương đối cao như: Nàng Thơm chợ Đào (Long An), gạo Nàng Nhen (An Giang)… nhưng khi đến tay người tiêu dùng thường đã bị pha trộn, khơng cịn giữ được độ thuần nhất. Hiện nay, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã xây dựng thương hiệu gạo, nhưng nhìn chung, các thương hiệu này vẫn cịn ít và thiếu chuyên nghiệp, chỉ một số ít là xây dựng thương hiệu một cách bài bản như: gạo Kim Kê của công ty Minh Cát Tấn, gạo Hồng Hạc, Chín Rồng Vàng

7

oo của công ty lương thực Tiền Giang. Xu hướng tiêu dùng gạo của người dân là thích mua các loại gạo đóng gói sẵn, có nhãn hiệu rõ ràng và đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe khi dùng, vì vậy yếu tố thương hiệu và yếu tố “sạch” của gạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tiêu dùng gạo.

Tóm lại, thị trường gạo nội địa có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là các loại gạo đóng gói

sẵn, có thương hiệu đồng thời hướng đến việc bào vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Từ đó cho thấy việc đầu tư xây dựng thương hiệu gạo, nâng cao chất lượng gạo của các doanh nghiệp kinh doanh gạo ở Việt Nam là rất cần thiết, làm được điều đó gạo. Việt Nam mới phát huy được sức cạnh tranh với các loại gạo ngoại, tiến tới việc phát triển thị trường nội địa vững chắc làm bàn đạp cho việc xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 " pptx (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)