Nâng cao chất lượng tín dụng
Tăng cường khả năng thẩm định tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng cho đội ngũ nhân viên bằng nhiều hình thức: thi hái hoa dân chủ, trao đổi kinh nghiệm, tập huấn nghiệp vụ,…
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng, nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hoá ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ Ngân hàng nhiều hay vay nhiều Ngân hàng thì Ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
Cơ cấu lại khách hàng để nâng cao chất lượng dư nợ, nhằm mục đích để biết khách hàng tốt và khách hàng xấu. Từ đó đánh giá, sàng lọc đâu là khách hàng truyền thống, khách hàng mới, khách hàng tiềm năng sẽ giúp cho Ngân hàng có những chính sách phát triển cho vay đạt hiệu quả và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Bên cạnh nâng cao chất lượng tín dụng thì Ngân hàng cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến lợi ích vật chất đối với các cán bộ tín dụng, thường xuyên quan tâm động viên, khen thưởng cho cán bộ tín dụng, đồng thời được khen thưởng xứng đáng với sức lao động đã bỏ ra, có như vậy thì chất lượng và hiệu quả công việc sẽ không ngừng nâng cao.
Ngân hàng cần nắm bắt kịp thời những chủ trương chính sách, chế độ, thể lệ của ngành, đường lối phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả khi cho vay.
Tập trung xử lý nợ quá hạn
Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì nợ quá hạn luôn là một vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm. Vấn đề là phải biết tìm ra các biện pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất và giải quyết nợ quá hạn cho tốt, không làm ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng. Để làm được điều này cần tập trung thực hiện những công việc sau:
- Trước hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, các thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh đảm bảo hợp lệ đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý cho từng trường hợp.
- Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng do gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh như: sản phẩm không tiêu thụ được, thiên tai,…nhưng có thể khắc phục được trong thời gian gần thì Ngân hàng nên xem xét cho gia hạn nợ nhằm giúp cho khách hàng khắc phục được khó khăn trước mắt, nhưng trước khi gia hạn nợ Chi nhánh cần phải kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng và chỉ giải quyết đối với những trường hợp có nguyên nhân chính đáng, khôi phục từ sản xuất kinh doanh. Nếu có thể thì nên thẩm định khách hàng lại trước khi cho gia hạn nợ,
không được cho gia hạn nợ bừa bãi. Nếu chủ quan, xem nhẹ việc kiểm tra, xem xét trước khi gia hạn nợ sẽ dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng ỷ lại trong việc trả nợ.
- Đối với các khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng thanh toán trong tương lai, thì tiến hành các biện pháp xử lý tài sản thế chấp phù hợp với thực trạng của từng trường hợp cụ thể, để giảm bớt chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Biện pháp này có thể áp dụng khi khách hàng có tư cách, có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo có giá bán cao, giảm bớt thiệt hại cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.
- Nếu khách hàng không có thiện chí hợp tác với Ngân hàng thì Ngân hàng cần khởi kiện ra tòa án và xử lý theo kết luận của tòa án.
- Trong quá trình xử lý tài sản Chi nhánh cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để đảm bảo cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật và có hiệu quả.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp cho Ngân hàng đưa ra quyết định cho vay một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng.Tùy theo vào từng loại khách hàng, từng loại hình cho vay mà cán bộ tín dụng cần vận dụng một cách linh hoạt các quy định trong quy trình tín dụng nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ. Không nên thẩm định một cách tùy tiện, sơ sài hoặc không chính xác từ đó nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư. Ba yếu tố cơ bản cần phải được thực hiện trong công tác thẩm định tín dụng:
Thứ nhất là thẩm định tư cách pháp nhân của khách hàng của vay vốn, thẩm định phẩm chất đạo đức của khách hàng như: sự liêm chính, thái độ sẵn lòng trả nợ, danh tiếng cũng như tai tiếng của khách hàng thong qua các luồng tin tin cậy. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng cả trong hiện tại và dự báo trong tương lai, việc thẩm định phải dựa vào các báo cáo tài chính, các nguồn thong tin tài chính và phi tài chính khác, xem xét năng lực kinh doanh,…
Thứ hai là thẩm định phương pháp vay vốn của khách hàng, đối với hình thức vay ngắn hạn thì cán bộ tín dụng phải xem xét sự đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ theo quy định, tính hợp lệ, hợp pháp, khả năng thực hiện hợp đồng giữa khách hàng và nhà cung cấp nguyên vật liệu,…khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với các hồ sơ cho vay trung và dài hạn, cán bộ thẩm định cần phải phân tích tình hình tài chính của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thị trường nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào,…
Thứ 3 là thẩm định tài sản thế chấp, để hạn chế rủi ro từ tài sản thế chấp cán bộ tín dụng cần thẩm định nguồn gốc của tài sản thế chấp, nếu có nghi ngờ sự giả mạo thì nên đến địa phương để điều tra nơi quản lý tài sản thế chấp. Mặt khác cán bộ thẩm định cần phải xem xét kỹ những trường hợp tài sản có tranh chấp ngầm hay không.
Bên cạnh đó cần có chính sách đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn như: các kỹ năng đánh giá, phân loại khách hàng và thẩm dịnh dự án cho cán bộ tín dụng. Ngoài ra cần có chính sách khen thưởng, xử phạt phân minh, cần loại bỏ ngay những cán bộ tín dụng lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu khách hàng.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Thông qua quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Sacombank An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn đầu tư cho dân cư và các đơn vị kinh tế, đồng thời nó cũng tác động tích cực đến việc khai thác tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu hướng chung của cả nước.
Trong thời gian qua công tác huy động động vốn của Ngân hàng tương đối tốt, do Chi nhánh đẩy mạnh quảng bá tiếp thị, tăng lãi suất đối với các loại tiền gởi đã thu hút được một lượng khách hàng lớn.Vì vậy mà vốn huy động của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm qua, năm 2006 tăng 480.39% so năm 2005, năm 2007 tăng 113.38% so với năm 2006. Ngoài ra Chi nhánh còn được sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Hội sở, do đó công tác tín dụng tương đối thuận lợi, tuy nhiên Chi nhánh cần phải phát huy hơn nữa trong công tác huy động vốn để đạt được hiệu quả tín dụng cao.
Bên cạnh sự tăng trưởng nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng liên tục trong thời gian qua năm 2006 tăng 738.27% so năm 2005, năm 2007 tăng 244.55% so với năm 2006. Do Chi nhánh ngày càng đa dạng hóa các loại hình cho vay, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì doanh số cho vay tăng cao nên công tác thu nợ cũng được Chi nhánh tập trung đầu tư nhằm nhanh chóng thu hồi khoản nợ đã phát sinh tạo hiệu quả cho công tác tín dụng và kết quả đạt được là năm 2005 doanh số thu nợ tăng 970.17%% so năm 2005, năm 2007 tăng 361.98% so với năm 2006 vượt qua mức tăng chung của hệ thống tín dụng trên địa bàn.
Tình hình dư nợ của Chi nhánh ngày càng tăng cao, năm 2005 doanh số dư nợ tăng 320.82%% so năm 2005, năm 2007 tăng 130.71% so với năm 2006. Có được kết quả này là nhờ sự nổ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Giám đốc Ngân hàng trong quá trình thực hiện chức năng của mình
Nợ quá hạn tại Chi nhánh trong thời gian qua tương đối tốt, nợ nhóm 4 và nhóm 5 chiếm tỷ lệ thấp, không gây thiệt hại cao đến lợi nhuận của Ngân hàng và chất lượng tín dụng vẫn luôn bảo đảm.Tuy nợ quá hạn có tăng nhưng sau đó thì giảm, vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát với tỷ lệ nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định. Nhờ sự kiểm soát
Với những kết quả trên thì lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng liên tục qua các năm, năm 2007 tăng 85.92% so với năm 2007. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của N gân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.
Nhìn chung trong thời gian qua hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đạt hiệu quả và có chất lượng tốt. Do Ngân hàng đã có những chính sách tập trung vào các đối tượng khách hàng là cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, biết cách tổ chức điều chỉnh lãi suất cho vay và thủ tục cho vay đơn giản, Sacombank An Giang đã từng bước nâng cao khả cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh.