Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG " pptx (Trang 41)

Bảng 4.8: Dư nợ cho vay theo loại hình

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Trong 3 năm qua mức tăng trưởng dư nợ tại Chi nhánh đa phần tập trung vào các loại hình truyền thống như sản xuất kinh doanh, nông nhiệp, cho vay CBCNV, và gần đây ngân hàng mở rộng vào loại hình góp chợ và cầm cố sổ tiền gửi, cuối năm 2007 thì hạn chế cho vay bất động sản và hoàn toàn không đầu tư vào dịch vụ cho vay kinh doanh vàng và cầm cố cổ phiếu là những loại hình cho vay có triển vọng đạt lợi nhuận cao được các Ngân hàng đang tập trung phát triển hiện nay.

Tình hình dư nợ đối với loại hình sản xuất kinh doanh

Dư nợ của SXKD ba năm qua như sau: Năm 2005 dư nợ là 30,231 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 146,852 triệu đồng tăng 116,621 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 385.77% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 356,056 triệu đồng tăng 209,204 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.46% so với năm 2006.

Xét về cơ cấu thì tỷ trọng dư nợ của SXKD chiếm tỷ trọng cao nhất /tổng dư nợ của Chi nhánh. Trong đó tỷ trọng dư nợ của cá nhân chiếm tỷ trọng cao hơn của doanh nghiệp năm 2005 tỷ trọng của cá nhân chiếm 34.69% tăng liên tục đến năm 2007 là 43.33%. tỷ trọng dư của doanh nghiệp tăng hai năm 2005 và 206 sang năm 2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân do hộ sản xuất cá thể trong thời gian qua hoạt động có hiệu quả mở, rộng quy mô sản xuất nên họ cần vay vốn nhiều đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, vì vậy mà dư nợ cá thể liên tục tăng trong thời gian qua và dư nợ doanh nghiệp cũng vậy.

Tình hình dư nợ đối với loại hình nông nghiệp

Dư nợ nông nghiệp cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 4,712 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,035 triệu đồng tăng 18,323 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 388.86% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 69,099 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

Khoản mục Doanh số % Doanh số % Doanh

số % đối đối(%) đối đối(%)

SXKD 30,231 43.37 146,852 50.06 356,056 52.61 116,621 385.77 209,204 142.46 Cá nhân 24,185 34.69 116,659 39.77 293,258 43.33 92,474 382.36 1,015,242 870.26 Doanh nghiệp 6,046 8.67 30,193 10.29 62,797 9.28 24,147 399.39 32,901 108.97 Nông nghiệp 4,712 6.76 23,035 7.85 69,099 10.21 18,323 388.86 46,064 199.97 Tiêu dùng, bđs 605 0.87 8,250 2.81 17,755 2.62 7,645 1,263.64 9,505 115.21 Mua sắm,SCNC 275 0.39 7,150 2.44 21,556 3.19 6,875 2,500 14,406 201.48 Cầm cố sổ tiển gửi 651 0.93 23,796 8.11 51,839 7.66 23,145 3,555.3 28,043 117.85 CBCNV 32,052 45.98 79,188 26.99 130,132 19.23 47,136 147.06 50,944 64.33 CV TTC - - 270 0.09 2,475 0.37 270 - 2,205 816.67 CV khác 1,185 1.70 4,815 1.64 27,884 4.12 3,630 306.33 23,069 479.11 Tổng 69,711 100 293,356 100 676,795 100 223,645 320.82 1,222,379 416.69

Nguyên nhân An Giang là tỉnh phát tiển mạnh về nông nghiệp vì vậy mà lượng vốn cung cấp cho tỉnh rất nhiều và tăng liên tục. Mặt khác trong thời gian qua giá cả mặt hàng nông nghiệp như: gạo, cá da trơn cũng tăng cao nên người dân thu hoạch được giá nên nhiều hộ cá thể mở rộng quy mô nuô cá vì vậy mà dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua ban năm.

Tình hình dư nợ đối với loại hình tiêu dùng và bất động sản

Dư nợ tiêu dùng và bất động sản cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 605 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 8,250 triệu đồng tăng 17,755 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 1,263.64% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 17,755 triệu đồng tăng 9,505 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 115.21% so với năm 2006. Về tỷ trọng năm 2006 thì tăng và đến năm2007 thì giảm nhẹ. Nguyên nhân cuối năm 2007 tình hình giá cả và bất động sản không ổn định nên dư nợ đối với loại hình này có phần giảm nhẹ so tổng dư nợ của Chi nhánh.

Tình hình dư nợ đối với loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa

Dư nợ loại hình mua sắm và sữa chữa nhà cửa cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 275 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 7,150 triệu đồng tăng 6,875 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 2500% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 21,556 triệu đồng tăng 46,064 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 199.97% so với năm 2006. Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.39%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 2.44%, năm 2007 chiểm tỷ trọng 3.19%. Nguyên nhân do xu hướng tiêu dùng của người dân ngày tăng, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội, một số sự dụng vốn vay cho nhu cầu tiêu dùng của mình.

Tình hình dư nợ đối với loại hình cầm cố sổ tiền gửi

Dư nợ loại hình cầm cố sổ tiền gửi cũng tăng qua 3 năm như sau: Năm 2005 dư nợ là 651 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 23,796 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 3555.3% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 51,839 triệu đồng tăng 28,043 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 117.85% so với năm 2006.

Tỷ trọng cũng tăng qua năm 2005 chiếm tỷ trọng 0.93%, năm 2006 chiểm tỷ trọng 8.11%, năm 2007 giảm xuống 7.66%. Nguyên nhân là do doanh số tăng nhiều nên dư nợ cũng tăng theo. Do loại hình này mới phát triển mạnh gần đây nên năm 2006 có sự tăng mạnh dư nợ so với năm 2005.

Tình hình dư nợ đối với loại hình CBCNV

Qua bảng số liệu phân tích: Dư nợ loại hình CBCNV tăng qua 3 năm như sau: năm 2005 dư nợ là 32,052 triệu đồng, năm 2006 dư nợ là 79,188 triệu đồng 23,145 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 147.06% so với năm 2005. Năm 2007 dư nợ là 130,132 triệu đồng tăng 50,944 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 64.33% so với năm 2006. Nguyên nhân là doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm, vì đây là đối tượng mà Chi nhánh đang đẩy mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh đó thì tỷ trọng dư nợ giảm dần qua các năm .Vì vậy Chi nhánh cần phải tranh thủ khai thác, tập trung cho vay vốn, gia tăng dư nợ hơn nữa để mở rộng quy mô và tăng thêm lợi nhuận.

Tình hình dư nợ đối với loại hình tiểu thương và cho vay khác

Dư nợ của loại hình cho vay tiểu thương năm 2006 là 270, năm 2007 dư nợ là 2,475 triệu đồng tăng 2,205 triệu đồng ứng với tốc độ tăng trưởng là 816.67% so với năm 2006, dư nợ cho vay khác cũng tương tự.

Nhìn chung tình hình tăng trưởng dư nợ tín dụng trong các năm qua tại Chi nhánh là cao và đạt hiệu quả trong tất cả các loại hình cho vay. Tuy nhiên Chi nhánh cần phải tập

để tạo sự cân bằng giữa các loại hình cho vay nhằm đạt hiệu quả hơn nữa trong hoạt động tín dụng.

4.2.4 Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng

Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Chi nhánh thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng.

Bảng 4.9: Tình hình nợ quá hạn

ĐVT: Triệu đồng

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Tuyệt Tương Tuyệt Tương

Khản mục Doanh số % Doanh số % Doanh

số % đối đối(%) đối đối(%)

Nợ nhóm 1( nợ trong hạn) 68,635 98.46 293,132 99.92 676,286 99.92 224,497 327.09 383,154 130.71 Nợ nhóm 2 746 1.07 36 0.01 12 0.00 -710 -95.17 -24 -66.67 Nợ nhóm 3 172 0.25 153 0.05 180 0.03 -19 -11.05 27 17.65 Nợ nhóm 4 113 0.16 29 0.01 272 0.04 -84 -74.34 243 837.93 Nợ nhóm 5 45 0.06 6 0.00 45 0.01 -39 -86.67 39 650.00 Tổng cộng 69,711 100 293,356 100 676,795 100 223,645 320.82 383,439 130.71

(Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín)

Bảng đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn

1,076 224

509

2005 2006 2007

Từ biểu đồ trên ta thấy nợ quá hạn có xu hướng tăng rồi giảm năm 2005 nợ quá hạn là 1,076 triệu đồng đến năm 2006 nợ quá hạn giảm xuống còn 224 triệu đồng sang năm 2007 thì nợ quá hạn tăng lên là 509 triệu đồng. Do trong năm 2007 có những khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả nên không có khả năng trả được nợ và đặc biệt vào năm 2007 loại hình cho vay nông nghiệp bị quá hạn nhiếu so với tổng nợ quá hạn của năm 2007 cụ thể là năm 2007 nợ quá hạn chiếm 509 triệu trong đó nợ quá hạn của nông nghiệp chiếm đến 350 triệu. Nguyên nhân là một số khách hàng kinh doanh thủy sản và nông nhiệp gặp thiên tai và chưa có kinh nghiệm làm ăn lâu nên kinh doanh không đạt hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn của nông nghiệp tăng cao trong năm 2007.

Nhìn chung nợ nhóm 1 (nợ trong hạn) tăng qua các năm, nợ nhóm 2 (NQH<90 ngày) có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2005 là 746 triệu đồng, năm 2006 là 36 triệu đồng giảm xuống 710 triệu đồng so với năm 2005 sang năm 2007 là 12 triệu đồng tiếp tục giảm xuống 24 triệu đồng so với năm 2006. Nợ nhóm 3 (từ 90 ngày đến 180 ngày) giảm rồi tăng, cụ thể năm 2005 là 172 triệu đồng, năm 2006 là 153 triệu đồng giảm xuống là 19 triệu đồng so với năm 2005 đến năm 2007 là 180 triệu đồng tăng lên 27 triệu đồng so với năm 2006. Nợ nhóm 4 (180<NQH<=360 ngày) và nợ nhóm 5 (>360 ngày) cũng tương tự như nợ nhóm 3. Tuy doanh số cho vay tăng liên tục, dư nợ luôn duy trì ở mức cao nhưng nợ quá hạn lại giảm mạnh và chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao đạt được hiệu quả tốt. Tuy nhiên Ngân hàng không nên quá chủ quan mà cần nổ lực hơn nữa trong công tác thu nợ và có kế hoạch quản lý nợ chặt chẽ nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất.

Đánh giá hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân vá và tổ chức khi sản xuất kinh doanh và đối với ngân hàng hết sức là quan trọng. Từ những kết quả đó Ngân hàng sẽ biết được những khó khăn để có kế hoạch phù hợp khắc phục những khó khăn mà Ngân hàng gặp phải.

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu hoạt động tín dụng

Vốn huy động/tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Theo bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng ta thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn có xu hướng tăng rồi giảm nhưng không đáng kể, từ 10.26% trong năm 2005 tăng lên 75.70% vào năm 2006 sang năm 2007 thỉ giảm xuống 54.34%. Thông thường một Ngân hàng hoạt động tốt khi tỷ số này đạt mức từ 70% đến 80% trong tổng nguồn vốn sử dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên kết quả đạt được trong 3 năm qua vẫn còn thấp do đó trong thời gian tới Chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để nâng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng.

Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động

Trong 3 năm qua vốn huy động có kỳ hạn liện tục tăng, cụ thể năm 2005 chiếm 19.59%, năm 2006 chiếm là 53.87% sang năm 2007 giảm xuống là 46.69%. Đối với loại hình huy động này Ngân hàng sẽ chi trả lãi suất nhiều hơn nhưng nó mang tính chất ổn định sẽ thuận lợi hơn cho Chi nhánh trong việc sử dụng cho vay. Do vậy Chi nhánh cần phải duy trì và tăng cường hơn nữa loại tiền gửi này.

Dư nợ / Tổng nguồn vốn

Năm 2005 chiếm tỷ lệ là 81.23%, năm 2006 chiếm 93.56% và năm 2007 chiếm là 88.89%. Từ tỷ lệ trên cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn cho vay đạt hiệu quả cao. Tuy huy động vốn có tăng cao nhưng vẫn còn rất ít so với nhu cầu sử dụng vốn. Vì vậy Chi nhành cần tập trung thu hút nguồn vốn hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ thu nợ tăng liên tục qua 3 năm: năm 2005 là 46.66%, năm 2006 là 59.585% sang năm 2007 chiếm 79.885%. Điều này cho thấy khả nămg thu nợ

Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn Tr.đ 85,818 313,556 761,394 Vốn huy động " 34,553 237,358 413,757 Vốn HĐ có kỳ hạn " 16,816 168,913 355,477 Doanh số cho vay " 66,000 553,257 1,906,225 Doanh số thu nợ " 30,800 329,613 1,522,786 Dư nợ cuối kỳ " 69,711 293,356 676,795 Nợ quá hạn " 1,076 224 509 Vốn HĐ /TNV nguồn vốn % 40.26 75.70 54.34 DSTN/DSCV % 46.66 59.58 79.88 VHĐ có kỳ hạn/TNV /TNV TNV % 19.59 53.87 46.69 Dư nợ / TNV % 81.23 93.56 88.89 Dư nợ / Vốn huy động % 201.75 123.59 163.57 Nợ quá hạn / Dư nợ % 1.54 0.076 0.075

thường xuyên để nhằm hạn chế nợ quá hạn và giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

Nợ quá hạn / Tổng dư nợ

Đây được xem là chỉ tiêu rất quan trọng vì nó có ý nghĩa đánh giá chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Chỉ tiêu này cho thấy số tiền khách hàng chưa trả cho Ngân hàng khi đến hạn trả. Và qua 3 năm trên thì tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh tương đối tốt có chiều hướng giảm cụ thể năm 2005 chiếm tỷ lệ là 1.51% đến năm 2006 chiếm 0.076% đến năm 2007 giảm 0.076%. Tỷ lệ này càng thấp cho thấy khả năng thu nợ của Ngân hàng càng cao. Nhìn chung là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả trong thời gian qua.

4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh

Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của Ban lãnh đạo và các Phòng ban của Hội sở mỗi khi chi nhánh gặp khó khăn.

Sau 3 năm hoạt động Chi nhánh đã tạo được một hệ khách hàng tương đối lớn, đảm bảo cho Chi nhánh tăng trưởng, phát triển ổn định và bền vững.

Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và luôn hăng hái với công việc. Bên cạnh đó bằng những kỹ năng chuyên nghiệp, sự năng nổ nhiệt tình, cung cách phục vụ tận tình hết lòng vì khách và kiến thức vững vàng về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng nên đã xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng đến giao dịch.

Chi nhánh áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, đó là phần mềm T24 giúp cho chất lượng phục vụ của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Khó khăn

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút nhiều khách hàng. Trong khi đó Chi nhánh An Giang chưa có phòng Marketing chuyên nghiệp, vì vậy sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp thị quãng bá thương hiệu.

Lãi suất cho vay của Chi chánh cao hơn các Ngân hàng khác do Chi nhánh huy động vốn với lãi suất cao hơn.

Tình hình kinh tế thị trường không ổn định và chịu sự tác động của Ngân hàng Nhà nước. Cho nên các NHTM đang hạn chế cho vay trước tình hình biến động như nay.

Giá cả các hàng hóa tiêu dùng tăng rất mạnh, làm ảnh hưởng đến công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG " pptx (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)