Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít ảnh hưởng trực
tiếp của những chi phí đã chi ra. Vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát tốt được các khoản
chi phí. Nhận diện, phân tích các chi phí phát sinh là điều mấu chốt để có thể kiểm soát
chi phí, từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Thu trang 50
Tình hình biến động giá như hiện nay làm cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào
tăng. Do đó, Công ty cần phải dự đoán chính xác tình hình dao động của giá để có thể
thu mua dự phòng nhằm tiết kiệm chi phí tăng thêm do giá tăng.
Công ty cần nâng cao tay nghề cho các đội thi công, đó cũng chính là giải pháp
tiết kiệm chi phí có hiệu quả.
Mặt khác, Nhà quản lý có thể tăng cường giám sát phòng cung ứng vật tư để
theo dõi kip thời các sự thay đổi về định mức sao cho hợp lý so với thực tế tại công
trình.
Công ty cần phải vừa làm vừa tái đầu tư dần dần để tiếp cận với công nghệ máy
móc, thiết bị tiên tiến hiện đại.
Công ty cần cân đối nguồn vốn để dự trữ nguyên vật liệu trong tình hình thị
trường có nhiều biến động như hiện nay. Nhưng khi tăng nguồn vốn phải phù hợp với
khả năng tài chính của mình.
Để tiết kiệm được chi phí vận chuyển, Công ty có thể có kế hoạch mua hợp lý
nhiều loại vật liệu cùng lúc để tận dụng hết trọng tải xe.
Phòng cung ứng vật tư cần chặt chẽ hơn về công tác bảo quản nguyên vật liệu để
tranh hao hụt và có biện pháp thu hồi vật liệu thừa nhằm tiết kiệm chi phí.
5.3 KIẾN NGHỊVề công tác quản lý