M Ở ĐẦU
1.3.2 Yêu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo
Nhu cầu dinh dưỡng của dưa leo khá caonhưng cây rất mẫn cảm với nồng độ
phân cao vì vậy khi bón phân cần chia nhỏ làm nhiều lần bón thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu sinh trưởng, cây dưa hấp thụ đạm nhiều hơn các chất khác. Đến khi
dưa phân nhánh và kết trái dưa mới hấp thụ nhiều kali. Trong các chất dinh dưỡng,
dưa leo hấp thụ mạnh nhất là kali. Nếu bón quá nhiều phân đạm dẫn đến tình trạng
cây sinh trưởng thân lá mạnh và ra nhiều hoa đực.
Lượng phân bón cho dưa leo tùy thuộc theo điều kiện dinh dưỡng sẵn có trong đất và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
12
Theo Đính (2003), một số khuyến cáo sử dụng phân bón ở một số nước:
Tại Senegal khuyến cáo là trên đất nhẹ ở vùng bán khô hạn bón 20 tấn/ha phân
hữu cơ, 130kg N, 95kg P2O5 và 200kg K2O/ha. Trước khi gieo rải toàn bộ lượng
phân hữu cơ và lân và 1/3 N và K. Số phân còn lại chia đều làm 2 lần bón vào lúc 30 và 50 ngày sau trồng.
Tại Brazil thì lượng phân khuyến cáo chung cho 1ha là: 100kg N, 200kg P2O5,
và 200kg K2O. Bón lót 50kg N, 200kg P2O5 và 150kg K2O vùi vào đất trước khi
gieo. Lượng phân còn lại chia đều làm hai lần bón vào lúc 15 và 30 ngày sau gieo.
Năng suất sẽ đạt được cao hơn bằng cách bón vùi 20 tấn/ha phân hữu cơ vào lúc 2
tuần trước gieo.
Ở Philipines, trong mùa khô bón 120kg N, 120kg P2O5 và 120kg K2O/ha.
Tổng lượng phân trên được chia đều làm 3 lần bón. Bón lần 1, bót lót trước khi gieo
hạt. Bón lần 2 tiến hành khi cây cao 1,0 m. Bón lần 3 tiến hành khi quả đầu tiên to
bằng quả trứng gà.
Tại Ấn Độ, khi trồng dưa leo trên đất thịt pha cát, với pH = 6,5 và hàm lượng
Bo khỏang 0,58ppm thì dùng 80kg N, 45kg P2O5, 85kg K2O/ha và Na2B4O7.10 H2O. Bón toàn bộ lượng đạm, lân và Kali lúc gieo. Phun dung dịch chứa Bo 0,25% nói trên lúc 6 lá và lúc xuất hiện chồi hoa.
Theo Cúc (1979), để đạt năng suất dưa leo khoảng 30tấn/ha yêu cầu lượng
phân nguyên chất N - P
2O
5 - K2O là 170 kg với tỉ lệ (51+41+78). Tuy nhiên, các
giống dưa lai cho năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cũng cao hơn. Về hiệu suất
sử dụng phân, dưa leo cần nhất là kali đến đạm, sau cùng là lân. Dưa leo có đặc
điểm là phản ứng nhanh chóng với dinh dưỡng trong đất nhưng lại không chịu được
nồng độ phân cao, vì vậy lượng phân được chia làm nhiều lần bón thay vì bón tập
trung. Trung bình 1 tấn dưa lấy đi của đất 2,75kg N; 1,46kg P2O5.; 4,42kg K2O và 33kg CaO.
Theo Ba (1998), tại Việt Nam công thứcphân thường dùng cho dưa leo trồng
ở đồng bằng là: 140 - 220kg N,150 - 180kg P2O5 và 120 - 150kg K2O/ha. Lượng
phân bón tùy theo điều kiện đất trồng và nhu cầu của cây dưa leo qua từng giai đoạn
sinh trưởng. Đối với giống lai nhập nội cho năng suất cao, cần bón phân nhiều hơn
13
Theo tài liệu khuyến nông của Trung tâm khuyến nông quốc gia, lượng phân
dùng bón cho 1 ha dưa là: 20 – 30 tấn phân chuồng mục hoai mục, 120kg N, 90kg
P2O5 và 120kg K2O.
Cách bón phân cho dưa leo: Nếu sử dụng phân NPK thì chọn NPK theo tỷ lệ
1:1:2. Ngoài lượng phân chuồng khoảng 20-30 tấn/ha thì số phân khoáng cần bón
cho 1ha là khoảng 100kg N, 100kg P2O5, 200kg K2O.
Cách thứ nhất – Bón một loại phân: Dùng 1.500kg NPK 6-6-12 hay 3.000kg NPK 3-5-7 chia đều làm 3 lần. Bón lần 1trước khi trồng, bón lót theo hàng. Bón lần
2 tiến hành khi cây cao khỏang 1,0 m (hoặc 15 ngày sau trồng). Bón lần 3 lúc cây
có quả đầu tiên lớn bằng quả trứng (hay 30 ngày sau trồng).
Cách thứ 2 - Bón phối hợp: Bón lót 100kg DAP + 200kg KCl. Bón thúc lần 1
lúc 15 ngày sau trồng, bón 500kg NPK 6-6-12 hoặc 250kg 11-7-14 hoặc các loại
phân có hàm lượng NPK tương tự, sao cho số lượng N đạt khoảng 30 kg/ ha. Bón
thúc lần 2 lúc 30 ngày sau trồng, bón 150kg NPK 20-10-5 hoặc các loại phân có hàm lượng NPK tương tự, sao cho lượng N đạt khoảng 30kg/ ha
Khi đất chua (pH <5,0) cần bón thêm vôi, khoảng 8,4tấn/ha. Dưa leo rất mẫn
cảm với sự thiếu magie, đồng và Mangan, vì thế cung cấp đủ các nghuyên tố vi lượng này cho dưa leo rất sẽ góp phần rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất. Có
thể dùng các loại phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho dưa leo, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng như: vườn sinh thái, Atonic…, khoảng 7-10 ngày phun 1 lần.
Những loại phân bón này cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đặc biệt các
nguyên tố vi lượng và các kích thích tố sinh trưởng thực vật an toàn giúp cho các
quả lớn nhanh, lớn đều trong một chùm.
Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách dùng phân lân ngâm với nước
phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Trong thời điểm bón thúc nếu
gặp mưa nhiều, phân dễ bị rửa trôi thì có thể bổ sung dinh dưỡng bằng các loại phân
bón qua lá.
Nói chung, tùy điều kiện đất đai, điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa
phương và từng giống dưa leo mà lượng phân bón cho dưa leo có sự chênh lệchnhư
sau: 80 - 220kg N/ha, thường dùng ở liều lượng từ 100 -130kg N/ha; 45 - 200kg
P2O5/ha, thường dùng ở liều lượng từ 95 -150kg N/ha; 85 - 200kg P2O5/ha, thường
14