Ảnh hưởng của liều lượng phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT (Trang 42 - 44)

M Ở ĐẦU

2.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân đến sinh trưởng, phát triển và năng suất

năng suất của xà lách, dưa leo và cà chua cherry

Do thời gian phát triển ngắn lại có năng suất cao (có khả năng cho 20 – 60

tấn/ha trong thời gian 45 – 180 ngày) nên cây rau đòi hỏi lượng dinh dưỡng rất cao,

vì vậy bón phân là biện pháp tích cực làm tăng năng suất rau. Tuy nhiên, cùng với

việc gia tăng năng suất thì hàm lượng nitrate trong rau cũng tăng cao. Việc xác định

liều lượng phân thích hợp trong sản xuất rau để đảm bảo năng suất và chất lượng

rau là việc làm cần thiết.

Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần lặp

lại. Các thí nghiệm được tiến hành trên hỗn hợp giá thể Dasa X2 trộn với than bùn

theo tỉ lệ thể tích 1:1.

2.2.2.1 Thí nghiệm trên cây xà lách

Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 29/11/2008 trên giống xà lách Lolo xanh. Sử dụng phân NPK 20 -20 -15 để bón cho cây thí nghiệm với các liều

lượng sau (tính cho 1.000m2):

NT 1: 40kg NPK tương đương (80 kgN - 80kg P2O5 – 60kg K2O/ha) NT 2: 50kg NPK tương đương (100 kgN - 100kg P2O5 – 75kg K2O/ha)

27

NT 3: 60kg NPK tương đương (120 kgN - 120kg P2O5 – 90kg K2O/ha) NT 4: 70kg NPK tương đương (140 kgN - 140kg P2O5 – 105kg K2O/ha) NT 5: 80kg NPK tương đương (160 kgN- 160kg P2O5 – 120kg K2O/ha) Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 29/11/2008 và làm lặp lại từ

17/12/2008 đến 17/01/2009. Diện tích ô thí nghiệm 1,5m2 (30 cây). Các biện pháp

chăm sóc khác được áp dụng tương tự thí nghiệm 2.2.1.1

Các chỉ tiêu theo dõi:

- Các chỉ tiêu về chiều cao cây, số lá, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

suất tiến hành như thí nghiệm 2.1.1.

- Xác định hàm lượng nitrate trong rau theo tiêu chuẩn ngành 10TCN452-

2001.

- Xác định hàm lượng đạm dễ tiêu trong giá thể bằng phương pháp Kjendhal.

- Xác định hàm lượng lân dễ tiêu trong giá thể bằng phương pháp so màu ở

bước sóng 725 -750.

- Xác định hàm lượng kali dễ tiêu trong giá thể bằng máy quang phổ hấp thụ

nguyên tử AAS

2.2.2.2 Thí nghiệm trên cây dưa leo

Thí nghiệm được tiến hành từ 26/02/2009 đến 26/04/2009 trên giống Amata

765, có nguồn gốc từ Thái Lan. Diện tích ô thí nghiệm 2,1 m2trồng 15 cây. Sử dụng

phân NPK (12 – 11 – 18) do hãng Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây

thí nghiệm ở các mức sau (tính cho 1.000m2):

NT 1: 70kg NPK/ha tương đương (84kg N - 77kg P2O5 – 126kg K2O/ha) NT 2: 90kg NPK/ha tương đương (108kg N - 99kg P2O5 – 162kg K2O/ha) NT 3: 110kg NPK/ha tương đương (132kg N - 121kg P2O5 – 198kg K2O/ha) NT 4: 130kg NPK/ha tương đương (156kg N - 143kg P2O5 – 234kg K2O/ha) NT 5: 150kg NPK/ha tương đương (180kg N - 165kg P2O5 – 270kg K2O/ha)

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 10, 20 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch. Các chỉ tiêu

chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến hành tương tự như

28

Xác định hàm lượng nitrate trong quả , N, P, K dễ tiêu trong giá thể trước và

sau khi làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 2.2.2.1.

2.2.2.3 Thí nghiệm trên cây cà chua

Thí nghiệm được tiến hành từ 29/10/2008 đến 8/4/2009 trên giống cà chua cherry F154. Sử dụng phân 100kg Ca(NO3)2 và phân NPK (12 – 10 – 20) do hãng Yara Mila TM của Nauy sản xuất để bón cho cây thí nghiệm ở các mức sau (tính cho 1.000 m2):

NT 1: 175kg NPK/ha tương đương (210kg N - 175kg P2O5- 350kg K2O/ha) NT 2: 200kg NPK/ha tương đương (240kg N - 200kg P2O5- 400kg K2O/ha) NT 3: 225kg NPK/ha tương đương (270kg N - 225kg P2O5- 450kg K2O/ha) NT 4: 250kg NPK/ha tương đương (300kg N - 250kg P2O5- 500kg K2O/ha) NT 5: 275kg NPK/ha tương đương (330kg N - 275kg P2O5- 550kg K2O/ha) Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

Diện tích ô thí nghiệm 2,1 m2, một ô thí nghiệm trồng 15 cây.

Các chỉ tiêu theo dõi:

Các chỉ tiêu chiều cao, số lá trên cây được đo đếm ở tất cả các cây trong ô thí

nghiệm tại các giai đọan 10, 20 ngày sau trồng và thời điểm thu hoạch. Các chỉ tiêu

chiều cao cây, số lá, các chỉ tiêu cấu thành năng suất được tiến hành tương tự như

thí nghiệm 2.2.1.3.

Xác định hàm lượng nitrate trong quả , N, P, K dễ tiêu trong giá thể trước và

sau khi làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 2.2.2.1.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XÀ LÁCH, DƯA LEO, CÀ CHUA SẠCH TRÊN GIÁ THỂ TRONG NHÀ CHE PHỦ TẠI ĐÀ LẠT (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)