Cơ cấu tổ chức của Bảo Minh

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH doc (Trang 38)

Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh kế thừa các hoạt động của Công ty Bảo hiểm Tp. Hồ Chí Minh sau khi đã được cổ phần hóa.

Để mở rộng hoạt động kinh doanh, Tổng công ty chủ trương xóa bỏ việc giao định mức biên chế tuyển dụng lao động, quyết định bổ nhiệm các thành viên Ban điều hành, bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc và phụ trách kế toán tại các công ty thành viên.

Đồng thời, Tổng công ty đã cơ bản xóa bỏ tình trạng lãnh đạo Tổng công ty kiêm nhiệm chức danh giám đốc các công ty thành viên.

Thêm vào đó, Tổng công ty cũng đã ban hành quy chế làm việc của Ban điều hành và quy định việc phân cấp và quản lý nhân sự cho các công ty thành viên. Các công ty thành viên hoạt động theo mô hình tổ chức mới với đầy đủ số lượng phòng, ban, số cán bộ nhân viên tương ứng theo phân hạng của Tổng Công ty.

Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)

ĐHĐCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất của Bảo Minh theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Bảo Minh.

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Bảo Minh

Nguồn: Bảo Minh

BAN KIỂM SOÁT ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

BAN QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ

BAN MARKETING VÀ QL ĐẠI LÝ

BAN BỒI THƯỜNG

BAN TÁI BẢO HIỂM

BAN ĐẦU TƯ

BAN TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

BAN TỔ CHỨC NHÂN SỰ

BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BAN KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TRA NỘI BỘ

VĂN PHÒNG II TẠI HÀ NỘI VĂN PHÒNG

ĐHĐCĐ có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Bảo Minh; thông qua báo cáo tài chính hằng năm; phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận; chia cổ tức và trích lập, sử dụng các quỹ theo đề nghị của Hội đồng quản trị; bầu và bãi miễn HĐQT, BKS; quyết định loại và số lượng cổ phần phát hành; sửa đổi bổ sung Điều lệ; tổ chức lại và giải thể Bảo Minh;....

Hội đồng quản trị

HĐQT là cơ quan quản lý Bảo Minh, bao gồm 07 thành viên, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Bảo Minh trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền.

HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Bảo Minh; xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Bảo Minh; đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.

Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát một cách độc lập, khách quan và trung thực mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Bảo Minh. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Bảo Minh.

Ban Điều hành

Ban Điều hành là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Bảo Minh, chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và HĐQT toàn bộ việc tổ chức sản xuất kinh doanh và thực hiện các biện pháp nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Bảo Minh.

2.1.3 Định hƣớng hoạt động

-Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển Bảo Minh thành một Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam họat động đa ngành trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, có thương hiệu, có uy tín và thị phần lớn về kinh doanh bảo hiểm”

- Tôn chỉ hành động: “Sự an toàn, hạnh phúc và thành đạt của khách hàng và xã hội là mục tiêu họat động của chúng tôi”

- Phương châm họat động:BẢO MINH –TẬN TÌNH PHỤC VỤ

2.1.4 Chính sách chất lƣợng

- Bảo Minh là Nhà bảo hiểm đầu tiên của Việt Nam đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000

- Thực hiện thành công dự án FAST - SAP (quản lý tài chính bằng phần mềm kế toán)

2.1.5 Hoạt động đầu tƣ tài chính

Song song với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh đã có sự phát triển mạnh mẽ. Từ lúc mới thành lập chỉ có một vài nghiệp vụ, quá trình phát triển đến nay đã đa dạng hóa nhiều nghiệp vụ với số dư đầu tư lên đến trên 2000 tỷ đồng. Có thể chia hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh làm 03 giai đoạn:

Từ khi thành lập đến năm 1999: Giai đoạn hình thành và phát triển

Bảo Minh bắt đầu thực hiện đầu tư vốn từ năm 1995 với nguồn vốn đầu tư nhỏ, chỉ trên 50 tỷ đồng. Giai đoạn này doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tính cho 05 năm (1995 – 1999) là 92,87%. Số dư đầu tư cũng tăng mạnh chủ yếu là từ nguồn dự phòng nghiệp vụ, và đạt mức cao nhất vào năm 1999 là 175,91 tỷ tăng 3,39 lần so với năm đầu 1995.

Năm 1997 Bảo Minh tham gia góp vốn liên doanh thành lập Công ty Bảo hiểm Liên Hiệp (UIC) với đối tác của Nhật là Tập đoàn Yasuda và Mitsui; góp vốn thành lập Công ty cổ phần bưu điện, công ty CP Khách Sạn Sài Gòn Hạ Long và Công ty CP khách sạn Sài Gòn Kim Liên.

Giai đoạn từ năm 2000 đến 2004: giai đoạn củng cố và phát triển

Bảo Minh bắt đầu thành lập Phòng Đầu Tư Vốn từ năm 2000. Trong 05 năm (2000 – 2004), các chỉ tiêu liên quan đến nguồn vốn đầu tư đều tăng mạnh, vốn chủ sở hữu từ 78 tỷ đến năm 2004 tăng lên 454 tỷ.

Đây là giai đoạn Bảo Minh tập trung đa dạng hóa các mục đầu tư: mua cổ phiếu, ủy thác cho vay, góp vốn thành lập thêm công ty cổ phần và công ty liên doanh mới với một đối tác Úc là Công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh – CMG.

Giai đoạn từ 2005 đến nay: Giai đoạn phát triển tăng mạnh

Nguồn vốn sở hữu tăng mạnh là cuối năm 2004, Bảo Minh chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần (giữ nguyên phần vốn của nhà nước đồng thời phát hành cổ phiếu tăng vốn làm tăng vốn điều lệ và thặng dư vốn).

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, Bảo Minh đã củng cố, tăng cường đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp. Doanh thu đầu tư tài chính của Bảo Minh tăng mạnh từ năm 2007 do có sự tăng vốn từ 434 tỷ lên 755 tỷ.

Đồng thời, cũng trong năm 2007 Bảo Minh đã đàm phán thành công việc chuyển nhượng vốn góp của Bảo Minh trong liên doanh Bảo Minh – CMG. Lợi nhuận thu được do việc chuyển nhượng vốn trên 100 tỷ.

Bảo Minh đã đầu tư trở lại nền kinh tế hàng ngàn tỷ đồng kể từ khi thành lập và cũng đã thu được kết quả rất khả quan. Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính có đóng góp đáng kể cho hoạt động chung của Bảo Minh, nhất là trong những năm gần đây, khi mà tình hình cạnh tranh phí bảo hiểm này càng gay gắt, buộc các công ty bảo hiểm phải hạ phí bảo hiểm cho khách hàng.

2.2 PHÂN TÍCH QUY TRÌNH ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH PHẦN BẢO MINH

2.2.1 Mô hình sàn lọc cổ phiếu

Theo quy định của pháp luật, cụ thể là Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10, chương V, điều 98 thì việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.

Do đó, Bảo Minh thường đầu tư vào những cổ phiếu niêm yết của những công ty có tình hình kinh doanh tốt và tính thanh khoản của cổ phiếu trên sàn giao dịch cao.

Tình hình công ty hoạt động tốt và cổ phiếu có tính thanh khoản cao cũng là các tiêu chí quan trọng mà Bảo Minh đã áp dụng vào xây dựng mô hình để sàn lọc, tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng để từ đó tiếp tục tiến hành phân tích chi tiết.

Mô hình:

Score1 A×EPS + B×P/E + C×ROE + D×ROA + E×P/B

Score2: A1×(KLGD 10days) + B1×EPS + C1×P/E + D1×ROE + E1×ROA Total: M1×Score1 + M2×Score2

Tỷ số tác động mạnh nhất đến Score1 là EPS được thể hiện qua hệ số A có giá trị tuyệt đối cao nhất, điều này nói lên phương trình này dùng để sàn lọc những cổ phiếu được đánh giá là có hoạt động kinh doanh tốt.

Tương tự thì tỷ số tác động mạnh nhất đến Score2 là KLDG 10days được thể hiện qua hệ số A1 có giá trị tuyệt đối cao nhất, con số này nói lên phương trình này dùng để sàn lọc những cổ phiếu có tính thanh khoản cao của các công ty.

Từ những tiêu chí để đánh giá cổ phiếu của các công ty và tìm được Score1 và Score2. Khi đó thế Score1 và Score2 vào phương trình Total với các hệ số tương ứng là M1, M2. Từ phương trình này có thể sàn lọc ra những cổ phiếu của những công ty hoạt động tốt và tính thanh khoản của cổ phiếu trên sàn giao dịch cũng cao.

KLDG 10days càng cao thì Score càng cao EPS càng cao thì Score càng cao

P/E càng cao thì Score càng thấp ROE càng cao thì Score càng cao ROA càng cao thì Score càng cao P/B càng cao thì Score càng thấp

Sau khi tìm được những cổ phiếu qua bước sàn lọc cơ bản thì chúng ta sẽ tiếp tục phân loại theo ngành nghề, hay xếp sắp theo những tiêu chí chi tiết hơn để từ đó tìm kiếm một vài cổ phiếu tìm năng để thực hiện phân tích chi tiết.

Trong quá trình ứng dụng mô hình sàn lọc này, công ty cũng chú trọng xây dựng các chỉ số và đưa vào mô hình để mô hình ngày càng hoàn thiện. Chẳng hạn, một chỉ số mà công ty đang xây dựng là tỷ số profit operation/capital operation.

Tùy vào từng thời điểm mà tỷ số này được sử dụng một cách linh hoạt. Chẳng hạn, hiện tại lãi suất của các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay dao động từ 16 – 18% thì để đảm bảo doanh nghiệp có lời thì tỷ số profit operation/capital operation phải trên 18%.

2.2.2 Đánh giá mô hình sàn lọc cổ phiếu

Trong giới hạn phạm vi tiếp cận mô hình ở dạng tổng quát. Do đó, khó có thể nhận xét được mức độ chính xác của mô hình mà chỉ quan tâm đến tính ứng dụng thực tế của mô hình

Ƣu điểm:

Với mục đích là để sàn lọc cổ phiếu thì có thể nói rằng mô hình này đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để sàn lọc cổ phiếu mà Bảo Minh đề ra khi thực hiện đầu tư những cổ phiếu niêm yết đó là: chọn lọc những cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh tốt và cổ phiếu này phải có tính thanh khoản cao.

Các biến trong mô hình là những biến dễ dàng thu thập trên thị trường

Nhƣợc điểm

Vì đây chỉ là bước sơ lọc cổ phiếu để tiến hành phân tích chi tiết nên việc đánh giá mô hình này sẽ chú trọng hơn trong việc là mô hình này đã bỏ qua những cổ phiếu tốt nào. Đó có thể là cổ phiếu của những công ty có tình hình hoạt động kinh doanh trong hiện tại không khả quan cho lắm. Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn để phát triển trong tương lai.

Và sẽ là rủi ro nếu phải lựa chọn những cổ phiếu không có tính minh bạch cao, không được thị trường biết đến nhiều. Do đó, tôi nghĩ mô hình này đã chưa có một yếu tố nào để sàn lọc ra những cổ phiếu có tính minh bạch tốt.

Một thực tế nữa là có nhiều công ty hoạt động tốt trong hiện tại nhưng chưa chắc sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong tương lai.

2.2.3 Quy trình đầu tƣ cổ phiếu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh

Hình 2.2: Quy trình đầu tư cổ phiếu

Nguồn: Bảo Minh

1 2 3 4 5 6 7 Chuyên viên đầu tư

Phó Giám Đốc Đầu tư Giám Đốc Đầu Tư Ban Điều Hành Ban Đầu tư Phó Giám Đốc Đầu tư Chuyên viên đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư

Quy chế đầu tư, các qui định

pháp luật có liên quan

Qui chế đầu tư

Quy chế đầu tư Thu thập thông tin, phân tích,

đánh giá các cơ hội mua, bán CP, CCQ, lập tờ trình Phó GĐ Đầu tư Trình phó GĐ Đầu tư Trình GĐ đầu tư Trình BĐH, HĐQT Tiến hành thủ tục mua, bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

Theo dõi, phân tích, nhận định danh mục đầu tư định kỳ hàng

tháng, hàng quý

2.2.4 Đánh giá quy trình đầu tƣ cổ phiếu Ƣu điểm:

Qua quy trình này ta thấy sự chặt chẽ của quá trình ra quyết định. Một quyết định mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được thực hiện thì phải qua đề suất của chuyên viên phân tích, quyết định của Phó Giám Đốc Đầu Tư, Giám Đốc Đầu Tư, Ban Điều hành.

Quy trình cũng đã phân định quyền hạn và trách nhiệm một cách rõ ràng, từ việc phân tích, ra quyết định và thực hiện việc đầu tư.

Trong cụ thể từng quy trình cũng đã liệt kê chi tiết những điều cần phải phân tích.

Nhƣợc điểm:

Mặc dù quy trình đầu tư cổ phiếu của công ty đã đáp ứng được những mục đích nhất định. Tuy nhiên, theo tôi thì mô hình vẫn còn nhiều chổ chưa chặt chẽ.

Nhược điểm dễ nhận thấy của quy trình này trước hết là, vì sự chặt chẽ trong quá trình phân tích và ra quyết định nên quy trình này nhiều khi sẽ bỏ qua nhiều cơ hội mua bán tốt khi mà giá cổ phiếu của các công ty liên tục biến đổi trên thị trường

Trong quy trình này chưa phân định rõ ràng khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành một công đoạn trong quy trình.

Trong bước 5 khi được BGĐ và HĐQT đồng ý mua bán cổ phiếu thì Phó Giám Đốc Đầu tư tiến hành thủ tục mua, bán cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tuy nhiên có một thực tế được đặt ra ở đây là: Nếu công ty không thực hiện thành công công việc mua bán cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thì hướng giải quyết sẽ như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân có thể làm cho công ty không thể giao dịch được như: Giá cổ phiếu của công ty mà công ty đang định đầu tư đã tăng vượt quá giá mà chuyên viên đầu tư đề xuất, hay trong thời gian chờ quyết định được đầu tư thì giá đã biến đổi.

Giá cổ phiếu đó có thể không mua được trên sàn vì lý do thanh khoản, khi đó có nhiều nhà đầu tư cá nhân và tổ chức khác cũng tranh mua cổ phiếu này làm cho cổ phiếu này dư trần liên tục và bên bán thì lệnh đặt ra khá thưa thớt. Đến khi có khả năng mua được cổ phiếu thì giá cũng đã tăng vượt khỏi giá giới hạn được đề xuất đầu tư. Hoặc đăng ký tham gia đấu giá không thành công

Về phần Tài liệu viện dẫn/Biểu mẫu: ngoài quy chế đầu tư ra các bước trong quy trình nên có thêm các quy định của pháp luật liên quan để các khoản đầu tư có tính pháp lý một cách rõ ràng.

Các ứng dụng của phân tích kỹ thuật tuy được sử dụng nhưng không được đề cập trong quy trình.

2.3 TÌNH HÌNH ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH TẠI BẢO MINH

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của BMI từ 2005 đến 2009

Nguồn số liệu: BCTC đã được kiểm toán của BMI các năm 2005 - 2009

Biểu đồ trên thể hiện các số liệu thống kê về các khoản lợi nhuận của Bảo Minh từ 2005 đến 2009. Qua các năm trên thì lợi nhuận ĐTTC luôn chiếm phần lớn trong lợi nhuận của Bảo Minh. Dễ dàng nhận thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ổn định qua các năm.

Bên cạnh lợi nhuận từ HĐ KDBH không mang lại kết quả cao thập chí còn bị lỗ nặng

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀO QUY TRÌNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH doc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)