Trường nhiệt độ và lượng mưa với các tùy chọn của WRF/Chem

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CHEM VÀO KHU VỰC VIỆT NAM (Trang 49 - 58)

Cũng như ở thí nghiệm trước, sản phẩm đầu ra của WRF/Chem sẽ được so sánh với WRF_NOCHEM để đánh giá sự khác biệt. Hình 3.8 và 3.9 lần lượt thể hiện trường nhiệt độ mực 2m và lượng mưa trung bình từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 (từ trái qua phải) trừ đi WRF_NOCHEM của các ngày từ 01 đến 04/01/2006.

50

Hình 3.8 Trường nhiệt độ mực 2m từ đầu ra của WRF với các tùy chọn hóa học 300, 301, 11 (từ trái qua phải) trừ đi WRF_NOCHEM

của các ngày từ 01 đến 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Một điểm nhận thấy ngay mô phỏng thiên thấp của WRF/Chem ở tất cả các tùy chọn đối với khu vực miền Bắc Việt Nam, trong tất cả các ngày. Giá trị thấp hơn khoảng 3oC. Đối với khu vực miền Trung và miền Nam, WRF_C300 và WRF_C011 cũng cho mô phỏng thấp hơn so với WRF_NOCHEM. Nhưng sai khác

chỉ khoảng 1oC. Riêng đặc biệt, WRF_C301 cho một phân bố chênh lệch khác biệt

51

miền Nam của Việt Nam cao hơn so với WRF_NOCHEM, khoảng 1-2oC. Trường

lượng mưa (hình 3.9) lại cho sự mô phỏng lớn hơn rõ rệt ở nửa phía nam miền tính, lên đến khoảng 40 mm. Ngoài ra, khu vực miền Trung Việt Nam cũng tồn tại sai số thiên dương cao giữa WRF/Chem và WRF_NOCHEM. Sai khác có xu thế giảm các ngày về sau so với ngày đầu tiên. Nhìn chung, nếu chỉ tập trung cho khu vực Việt Nam thì ngoài khu vực miền Trung trong mô phỏng của WRF_C011, các mô phỏng của WRF/Chem cho sai khác không lớn so với WRF_NOCHEM (chỉ khoảng 5 mm).

52

Hình 3.9 Trường lượng mưa từ đầu ra của WRF với các tùy chọn hóa học 300, 301, 11 (từ trái qua phải) trừ đi WRF_NOCHEM

của các ngày từ 01 đến 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Tiếp theo, chúng ta sẽ đánh giá xem mô phỏng của WRF/Chem so sánh với quan trắc có những điểm gì đáng lưu ý. Để dễ dàng cho việc so sánh và đánh giá kết quả mô hình, tác giả đã hiển thị hiệu trung bình lượng mưa ngày giữa các thí nghiệm WRF_C300 (bên trái), WRF_C301 (ở giữa) và WRF_C011 (bên phải) với số liệu APHRODITE, trong các ngày từ 01/01/2006 đến 04/01/2006. Xét trên toàn bộ khu vực Việt Nam, sự khác biệt về lượng mưa dự báo của các thí nghiệm so với số liệu quan trắc là khá lớn và sai số chủ yếu là thiên dương, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam cho sai số khá lớn. Qua cả 4 ngày thử nghiệm, khu vực

53

Bắc Bộ luôn cho khác biệt nhỏ hơn so với các khu vực còn lại (chỉ khoảng +5 mm). Điểm đáng chú ý hơn là sai số này giảm dần theo từng ngày thử nghiệm, đặc biệt là ở hai thí nghiệm WRF_C300 và WRF_C301, cho đến ngày 04/01/2006, hầu như trên toàn bộ khu vực Việt Nam dự báo chỉ cao hơn quan trắc khoảng 5 mm.

54

Hình 3.10 Trường lượng mưa trung bình mực từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 (từ trái qua phải) trừ đi số liệu APHRODITE

của các ngày từ 01 đến 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Tương tự như vậy, hình 3.11 so sánh về nhiệt độ mực 2m của các thí nghiệm từ đầu ra của mô hình trừ đi số liệu quan trắc APHRODITE trong giai đoạn thử nghiệm (từ 01/01/2006 đến 04/01/2006). Sự mô phỏng nhiệt độ của thí nghiệm WRF_C300 và thí nghiệm WRF_C11 là khá tương đồng. Mô phỏng cho sai số thiên âm ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam trong cả 3 trường hợp và tất cả các ngày. Riêng trường hợp WRF_C301, mô hình cho mô phỏng thiên dương rõ nét ở khu

vực Tây Nguyên và Nam Bộ. Độ lớn sai số nằm trong khoảng ±1o

56

Hình 3.11 Trường nhiệt độ mực 2m từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 (từ trái qua phải) trừ đi số liệu APHRODITE

của các ngày từ 01 đến 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Xem xét nhiệt độ theo phân bố thẳng đứng, hình 3.12 cho ta profile nhiệt độ từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 so sánh với WRF_NOCHEM của các ngày từ 01 đến 04/01/2006. Profile được lấy trung bình cho miền 8N - 24o

N và 102o

E - 110oE, miền bao quanh khu vực Việt Nam. Có thể nhận thấy WRF/Chem cho giá trị nhiệt độ thấp hơn ở các mực dưới 500 mb, đặc biệt là

57

sự tương đồng cao, ngoài sai khác nhận thấy ở dưới mực 900 mb. WRF_C011 như đã nhận xét, có nhiệt độ thấp hơn đặc biệt là ở mực 900 mb và càng lên cao càng tiệm cận với 2 trường hợp còn lại.

Hình 3.12 Profile nhiệt độ từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 so sánh với WRF_NOCHEM của các ngày từ 01 đến 04/01/2006

Khác với profile nhiệt độ, profile của tỉ số xáo trộn hơi nước (hình 3.13) cho ta thấy sự khác biệt rõ hơn khi chạy WRF với các tùy chọn hóa học. WRF_C011 có tỉ số xáo trộn hơi nước thấp hơn cả trong các trường hợp (đường đứt nét đánh dấu hình tam giác). WRF_NOCHEM có tỉ số xáo trộn cao hơn cả còn WRF_C300 và WRF_C301 thấp hơn đôi chút. Khác biệt lớn từ mực 1000 đến 800 mb.

58

Hình 3.13 Profile của tỉ số xáo trộn hơi nước từ đầu ra của WRF_C300, WRF_C301, WRF_C011 so sánh với WRF_NOCHEM của các ngày từ 01 đến

04/01/2006

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CHEM VÀO KHU VỰC VIỆT NAM (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)