Hoàn lưu, nhiệt độ và lượng mưa từ đầu ra của WRF/Chem

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CHEM VÀO KHU VỰC VIỆT NAM (Trang 36 - 43)

3.1 Đánh giá kết quả của thí nghiệ mI

3.1.1 Hoàn lưu, nhiệt độ và lượng mưa từ đầu ra của WRF/Chem

Trong thí nghiệm đầu tiên này, WRF/Chem được chạy với tùy chọn đơn giản nhất nhằm mô phỏng sự phân bố của nồng độ bụi trong khí quyển. Do các tùy chọn như quá trình hóa học mây (cldchem_onoff), quá trình rửa trôi ẩm (wetscav_onoff), quá trình quang hợp (phot_opt), hồi tiếp bức xạ của xon khí (aer_ra_feedback)… đều được tắt đi (gán giá trị bằng 0), nên ảnh hưởng của bụi lên các trường khí tượng trong thí nghiệm này là không có. Các hình 3.1 và 3.2 thể hiện cho ta thấy điều này, qua việc so sánh lượng mưa trung bình và trường nhiệt độ mực 2m giữa WRF_DUST và WRF_NOCHEM. So sánh được chỉ ra ở đây là của ngày 02 và 04/01/2006, các ngày còn lại cũng được so sánh (không chỉ ra ở đây) và cho nhận xét tương tự.

37

Hình 3.1 Trường lượng mưa trung bình mực từ đầu ra của WRF_DUST (trái) và WRF_NOCHEM (phải) của các ngày 02 và 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Có thể nhận thấy sự tương đồng của cả nhiệt độ và lượng mưa từ mô phỏng của WRF_DUST và WRF_NOCHEM. Mô phỏng cho phân bố giống nhau và giá trị không chênh lệch. Các trường khí tượng khác cũng đã được so sánh và cũng không cho thấy sự khác biệt giữa 2 trường hợp này.

38

Hình 3.2 Trường nhiệt độ không khí trung bình mực 2m từ đầu ra của WRF_DUST (trái) và WRF_NOCHEM (phải) của ngày 02 và 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Tuy có sự tương đồng cao với WRF_NOCHEM nhưng điều đáng quan tâm là xem mô phỏng của WRF_DUST cho chất lượng như thế nào khi so sánh với số liệu quan trắc. Do đó, ta tiến hành đánh giá khả năng mô phỏng của WRF_DUST đối với trường nhiệt độ mực 2m và lượng mưa. Hình 3.3 thể hiện trường nhiệt độ mực 2m trong các ngày từ 01/01/2006 đến 04/01/2006. Kết quả của WRF_DUST (bên trái) được so sánh với số liệu APHRODITE (ở giữa) và hiệu giữa chúng (bên phải) được chỉ ra để làm rõ sự khác biệt. Nhìn chung, WRF_DUST nắm bắt tốt phân bố nhiệt độ mực 2m, đặc biệt là trên khu vực Việt Nam. Qua cả 4 ngày, khu vực có sai số lớn

(khoảng 3oC) chủ yếu nằm ở phía đông Trung Quốc và khu vực Myanmar. Khác biệt

về nhiệt độ so với số liệu quan trắc trên khu vực Việt Nam là khá nhỏ, chỉ dao động trong khoảng ±1oC, tuy nhiên sai số này không mang tính hệ thống.

39

Hình 3.3 Trường nhiệt độ không khí trung bình mực 2m từ đầu ra của WRF_DUST (trái), số liệu APHRODITE (giữa) và hiệu giữa chúng (phải)

40

Với cách biểu diễn tương tự, hình 3.4 cho ta sự so sánh giữa trường lượng mưa trung bình ngày (từ 01 đến 04/01/2006) từ mô phỏng của WRF_DUST với số liệu APHRODITE. Kết quả mô phỏng lượng mưa cho sự khác biệt khá lớn giữa mô hình và số liệu quan trắc, nhìn chung mô hình mô phỏng gần chính xác các tâm mưa dù vẫn có sai số về diện mưa và lượng mưa. Xét trên toàn bộ vực Việt Nam, mô hình mô phỏng thiên dương so với số liệu quan trắc với sai số trong khoảng ±5 mm. Đáng chú ý, ở khu vực Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ trong hai ngày 01 và 02/01/2006, sai số lên đến ±10 mm. Trong hai ngày tiếp theo, sai số thiên dương là khá nhỏ và không có sự khác biệt lớn trên toàn bộ Việt Nam.

41

Hình 3.4 Trường lượng mưa trung bình mực từ đầu ra của WRF_DUST (trái), số liệu APHRODITE (giữa) và hiệu giữa chúng (phải)

của các ngày từ 01 đến 04/01/2006 (từ trên xuống dưới)

Trong hình 3.5 và hình P.1, P.2 (phần phụ lục), trường vectơ gió và trường độ cao địa thế vị các mực 850, 500, 200mb trung bình ngày từ 01/01/2006 đến 04/01/2006 từ đầu ra của thí nghiệm (WRF_DUST) được so sánh với số liệu tái phân tích (NNRP). Vectơ gió đơn vị mực 200 mb và 500mb là 50 m/s còn mực 850mb là 20m/s, được thể hiện bằng vectơ màu đen trên nền độ cao địa thế vị thể hiện bằng màu, theo thang bên cạnh. Số liệu tái phân tích đã được nội suy về độ phân giải 30 km tương ứng. So sánh với số liệu tái phân tích, một điều dễ nhận thấy là mô hình WRF tái tạo rất tốt trường gió (cả về tốc độ và hướng gió). Trường độ cao địa thế vị cũng được mô phỏng tốt vị trí các tâm áp nhưng sai số về độ lớn là khá cao (khoảng 10mb ở mực 850 mb và lớn hơn ở 2 mực còn lại).

42 01/01/2006

02/01/2006

43 04/01/2006

Hình 3.5 Trường độ cao địa thế vị và trường gió tại mực 850 mb từ đầu ra của WRF/Chem (bên trái) so sánh với số liệu NNRP (bên phải) từ 01 đến 04/01/2006

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF-CHEM VÀO KHU VỰC VIỆT NAM (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)