KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam (Trang 47 - 58)

Để nâng cao số thu thuế từ Thuế SD ĐNN, tác giả cho rằng không thể ngay lập tức tiến hành đồng thời nhiều phương án mà cần phải thực hiện theo từng bước, bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống dữ liệu về đất đai và người nộp thuế. Cụ thể, chính phủ nên tiến hành cải cách hệ thống thuế bất động sản theo hai giai đoạn như sau:

Trong ngắn hạn

Luật số 48 mới được ban hành và chưa có hiệu lực thi hành nên việc đề xuất sửa đổi sắc thuế này ngay trong ngắn hạn là không thực tế. Do vậy, trước mắt chính phủ cần tập trung chủ yếu vào việc nâng cao hiệu quả công tác hành thu. Cụ thể, ngay trong năm 2011, Bộ

Tài Nguyên Môi Trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố cần tập trung vào công tác thống kê, kiểm kê và hoàn thiện hệ thống dữ liệu về đất đai và người sử dụng đất, đồng thời hoàn thiện các tiêu chí định giá đất đai để làm cơ sở cho việc định giá. Việc thu thập thông tin và định giá đất phải đảm bảo tính chính xác về thông tin của thửa đất và giá đất tính thuế được định phù hợp nhất với giá trị tiềm năng mà thửa đất có thể tạo ra với giả định rằng thửa đất được khai thác và sử dụng tốt nhất phù hợp với mục đích sử dụng đã quy hoạch.

Chu kỳ năm năm đầu tiên nên được xem là chu kỳ thử nghiệm để giúp người nộp thuế quen với sắc thuế mới, và cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên môi trường hoàn thiện công tác tạo lập hệ thống dữ liệu, xây dựng và ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong công tác quản lý và thu thuế cũng như xây dựng các mối liên kết với các ngân hàng và các cơ

quan liên quan nhằm tối ưu hóa công tác hành thu và ngăn ngừa tình trạng trốn thuế.

Riêng đối với việc xác định và điều chỉnh giá đất, ngay trong ngắn hạn, ở các vùng đô thị, giá đất nên được xác định theo giá thị trường và điều chỉnh theo chỉ số CPI nhằm không chỉ giúp gia tăng nguồn thu cho chính quyền địa phương mà còn giúp kiềm chế tình trạng bong bóng bất động sản. Đối với các vùng nông thôn, khung giá của chính phủ có thể vẫn

được áp dụng, nhưng việc điều chỉnh giá đất theo tỷ lệ tăng GDP hàng năm là cần thiết, nhằm đảm bảo độ nổi của sắc thuế.

Cũng ngay trong giai đoạn này, chính phủ cần chuẩn bị các bước cần thiết cho việc sửa đổi Luật số 48 theo hướng nâng cao thuế suất và mở rộng cơ sở thuế.

Để đảm bảo nguồn thu ổn định và bên vững cho ngân sách nhà nước ởđịa phương, trong dài hạn, khi mà công tác hành thu đã được cải thiện đáng kể và người dân cũng đã quen với sắc thuế mới, chính phủ Việt Nam cần hướng đến thực hiện đồng thời các giải pháp sau: (i) Từng bước tăng thuế suất lên ngang bằng với mức thuế suất của các nước trong khu

vực;

(ii) Mở rộng cơ sở thuế theo hướng đánh thuếđối với cảđất và công trình trên đất. Điều nay không chỉ giúp tăng tính công bằng theo chiều dọc của sắc thuế mà còn giúp gia tăng đáng kể số thu thuế, đặc biệt trong điều kiện những người sở hữu nhiều nhà thường là những người giàu, có khả năng chi trả và có ngưỡng chấp nhận cao;

(iii) Khi quá trình đô thị hóa đã đi vào giai đoạn ổn định, nên điều chỉnh giá đất tính thuế đồng loạt theo tỷ lệ tăng trưởng GDP của nền kinh tế và việc xác định giá đất theo giá thị trường cần được ưu tiên áp dụng.

Khi số thu thuế tăng lên, chính quyền địa phương sẽ có thêm nguồn ngân sách để quay trở

lại cung cấp các dịch vụ công và các tiện ích công cộng tốt hơn cho người dân cũng như

cho quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Theo đó, địa phương không cần sử dụng các chính sách miễn giảm thuếđể thực hiện các mục tiêu xã hội và mục tiêu khuyến khích

đầu tư mà chính bản thân những dịch vụ công mà chính quyền địa phương cung cấp cho người dân sẽ trở thành nguồn khuyến khích đầu tư và đồng thời giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu xã hội.

Hình 13. Bảng tổng hợp các kiến nghị

Yếu tố Kiến nghị

Ngắn hạn (năm năm đầu) Dài hạn

Hành thu (i) Tạo lập hồ sơ đất đai thống nhất trên toàn quốc

(ii) Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu thập thông tin và định giá

(iii) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thuế

(iv) Dựa vào hệ thống ngân hàng để thực hiện công tác thu, kế toán và thủ quỹ (v) Tuyên truyền phổ biến sắc thuế mới (vi) Các biện pháp khuyến khích

Tiếp tục hoàn thiện công tác hành thu

Cơ sở thuế Đánh thuế đất nguyên thổ Mở rộng cơ sở thuế gồm cả công trình trên đất

Loại bỏ các trường hợp miễn giảm

Giá đất Đô thị Nông thôn Giá trị thực do việc khai thác và sử dụng hiệu quả đất đai mang lại Giá thị trường Khung giá của chính phủ

Điều chỉnh theo CPI

Điều chỉnh theo tỷ lệ tăng GDP

Điều chỉnh theo tỷ lệ tăng GDP (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế suất Triển khai mức thuế suất hiện tại trong chu kỳ năm năm đầu

Nâng dần mức thuế suất để nâng cao số thu

Kết luận

Nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh chỉnh phủ Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước thông qua hệ thống thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Về lý thuyết, thuế bất động sản giúp tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân sách địa phương, từ đó giúp giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương. Tuy nhiên, với thiết kế

thuế hiện hành, Việt Nam có xu hướng đi ngược với lý thuyết về một hệ thống thuế bền vững (thuế suất thấp, cơ sở thuế rộng).So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thuế

sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam có thuế suất thấp và cơ sở thuế hẹp. Điều này không chỉ khiến cho mục tiêu tăng thu ngân sách không đạt được mà còn có khả năng gây ra những biến dạng về kinh tế và không đảm bảo tính công bằng xã hội. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các phương án tăng số thu thuế thông qua việc tăng thuế suất, mở

rộng cơ sở thuế và nâng cao hiệu quả hành thu. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, tác giả cho rằngkhông thể tiến hành đồng thời nhiều phương án mà phải thực hiện từng bước, bắt đầu từ công tác thu thập thông tin và lập cơ sở dự liệu, kết hợp công tác tuyên truyền phổ biến với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác hành thu. Trong dài hạn, Quốc hội tiến tới xây dựng một sắc thuế với thuế suất phù hợp, cơ sở thuế rộng và đảm bảo độ

DANH MC TÀI LIU THAM KHO

Tài liệu tiếng Việt

1. Chính phủ (2010), Báo cáo đánh giá tác động của Chính Phủ - Tờ trình dự thảo Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Hà Nội.

2. Chính phủ (2010), Báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Pháp lệnh thuế nhà, đất, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Tài liệu phục vụ xây dựng Dự án Luật thuế nhà, đất, Hà Nội. 4. Chính phủ (2010), Thuyết minh chi tiết về dự án Luật thuế nhà, đất, Phần II, Mục

tiêu, yêu cầu xây dựng thuế nhà, đất, Hà Nội.

5. Chính phủ (2007), Nghị định 123/2007/NĐ – CP ngày 27/7/2007 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 188/2004/NĐ – CP, Hà Nội.

6. Chính phủ (2004), Nghị định 188/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Hà Nội.

7. Quốc hội (2010), Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiêp 2010, Hà Nội. 8. Quốc hội (2003), Luật Đất Đai năm 2003, Hà Nội.

9. Rosengard (2010), Bài giảng 20 Thiết kế các hệ thống thuế phù hợp Môn kinh tế học khu vực công MPP2, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

10. Rosengard (2010), Bài giảng 22 Thuế bất động sản Môn kinh tế học khu vực công MPP2, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

11. Rosengard (2010), Bài giảng 23 Cải cách thuế nhà, đất ở Việt Nam Môn kinh tế học khu vực công MPP2, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

12. Rosengard (1998), Cải cách thuế bất động sản tại các nước đang phát triển – Chương I. Giới thiệu tổng quan, bài đọc đăng trên học liệu mở FETP của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

13. Rosengard (1998), Cải cách thuế bất động sản tại các nước đang phát triển – Chương VI. So sánh hiệu quả thuế bất động sản, bài đọc đăng trên học liệu mở

14. Thủ tướng Chính phủ (2010), Công văn số 278/TTg-PL ngày 9/2/2010 về giao nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai xây dựng dự án Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội. 15. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 về việc

phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 16/2/2004 về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 nhằm xây dựng một hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế, Hà

Nội.

17. UBTV Quốc hội (1992), Pháp lệnh sử dụng đất nông nghiêp năm 1992, Hà Nội. 18. UBTV Quốc hội (1992), Pháp lệnh thuế nhà, đất 1992, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

19. Frank Leung, Kevin Chow and Gaofeng Han (2008), “Long-term and short-term

determinants of property prices in Hong Kong”,Working Paper 15/2008 dated 20/10/2008, Research Department, Hong Kong Monetary Authority.

20. Rosengard (2010), Advice regarding the selection of thesis topic, FETP dated 12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

July 2010.

21. Wikipedia, http://en.wikipedia.org/wiki/Land_value_tax (truy cập 19:24 ngày 27/11/2010).

Trang tin điện tử

22. Báo Pháp Luật Online, http://www.phapluatvn.vn/batdongsan/201104/Chuyen-1-ty- dong-moi-met-vuong-co-thanh-tien-le-2043654/ (truy cập 5:00 PM ngày 12/4/2011).

23. Báo Tin Tức Thị Trường Online, http://tinthitruong.batdongsan.com.vn/dieu-chinh- gia-mua-ban-nha-theo-chi-so-cpi-HkEKLfetNUA1.html truy cập 9:15AM ngày 17/4/2011.

24. Báo Vneconomy, http://vneconomy.vn/2010122901294195p0c9920/tang-truong- gdp-nam-2010-dat-678.htm, truy cập ngày 17/4/2011.

26. Tổng Cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=9885 (truy cập 10PM, ngày 26/2/2011). 27. Tổng Cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=9886 (truy cập 12 AM ngày 27/2/2011). 28. Tổng Cục Quản Lý Đất Đai – Bộ TN&MT, http://www.gdla.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1414 (truy cập 10PM ngày 17/4/2011).

PHỤ LỤC 1. TÍNH SỐ THU THUẾ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC ĐỐI VỚI ĐẤT Ở53

(áp dụng thuế suất 0,03% chung cho các loại đất ở)

TT Tỉnh

Diện tích đất tính thuế Giá đất trung bình

các địa phương ban hành Thuế sut

d kiến

Số thuế dự kiến thu

được

Nông thôn Thành Thị Nông

thôn Đô thị m2 m2 Đồng Đồng % Đồng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 1 Bắc Giang 84.554.736 3.809.190 307.533 2.916.000 0,03 11.133.299.355 2 Bắc Cạn 8.284.710 1.567.272 430.000 1.375.000 0,03 1.715.227.290 3 Bắc Ninh 36.006.726 3.966.522 508.200 3.845.400 0,03 10.065.444.556 4 Cao Bằng 18.067.098 1.901.886 135.600 5.227.000 0,03 3.717.316.983 5 Điện Biên 10.699.458 2.759.568 121.200 2.720.500 0,03 2.641.253.716 6 Hà Giang 22.676.892 2.603.118 28.690 476.500 0,03 567.295.728 7 Hà Nam 18.504.948 1.432.452 135.040 2.066.900 0,03 1.637.892.965 8 Hà Nội 34.651.344 19.151.454 631.000 16.965.000 0,03 104.030.824.552 9 Hà Tây 66.705.744 4.316.382 251.733 2.607.640 0,03 8.414.288.894 10 Hà Tĩnh 28.638.876 2.972.592 30.600 1.860.000 0,03 1.921.611.218 11 Hải Dương 51.198.042 6.662.460 483.000 6.430.000 0,03 20.270.481.626 12 Hải Phòng 39.029.760 12.332.082 560.000 7.080.000 0,03 32.750.341.848 13 Hưng Yên 34.658.442 3.722.670 848.000 3.350.000 0,03 12.558.390.995 14 Hoà Bình 80.849.580 4.853.772 82.400 2.830.000 0,03 6.119.454.046 15 Lào Cai 11.229.078 2.280.936 48.800 2.845.000 0,03 2.111.172.578 16 Lạng Sơn 19.748.736 3.677.730 110.000 2.695.200 0,03 3.625.373.657 17 Lai Châu 9.053.982 1.297.422 201.800 539.000 0,03 757.921.208 18 Nam Định 37.941.960 4.846.968 904.000 4.436.000 0,03 16.740.204.566 19 Nghệ An 63.697.452 5.189.646 430.600 2.145.000 0,03 11.567.974.050 20 Ninh Bình 19.975.116 2.116.338 284.000 3.863.000 0,03 4.154.503.991 21 Phú Thọ 32.403.882 4.225.074 494.167 1.476.000 0,03 6.674.738.274 22 Quảng Ninh 20.700.918 18.414.144 335.400 5.081.000 0,03 30.151.606.068 23 Sơn La 25.487.658 1.955.562 252.000 1.940.200 0,03 3.065.121.363 24 Thái Bình 50.269.506 2.162.370 230.000 5.105.000 0,03 6.780.265.569 25 Thái Nguyên 31.645.656 6.735.792 141.900 5.163.600 0,03 11.781.436.247 26 Thanh Hoá 181.985.958 7.405.482 243.000 4.317.067 0,03 22.857.764.186 27 Tuyên Quang 20.180.160 1.477.056 243.000 944.000 0,03 1.889.435.923 28 Vĩnh Phúc 30.811.998 4.487.154 536.333 2.376.667 0,03 8.156.991.280 29 Yên Bái 14.700.504 3.388.434 243.600 2.498.667 0,03 3.614.282.959 30 Bình Định 24.417.330 5.968.662 65.700 3.954.000 0,03 7.561.292.439 31 Bình Thuận 20.581.344 8.702.736 404.200 2.249.333 0,03 8.368.300.026

TT Tỉnh

Diện tích đất tính thuế Giá đất trung bình

các địa phương ban hành Thuế sut

d kiến

Số thuế dự kiến thu

được

Nông thôn Thành Thị Nông

thôn Đô thị m2 m2 Đồng Đồng % Đồng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 32 Đà Nẵng 12.270.636 10.886.064 301.400 7.056.000 0,03 24.153.131.182 33 Đắk Lắk 45.106.362 9.350.754 269.000 4.545.000 0,03 16.389.836.492 34 Đắk Nông 13.627.026 1.280.370 166.000 1.118.000 0,03 1.108.061.993 35 Gia Lai 42.400.050 13.207.026 41.500 2.523.133 0,03 10.524.806.883 36 Khánh Hoà 15.249.990 9.209.802 264.300 3.297.067 0,03 10.318.771.061 37 Kon Tum 13.631.268 6.035.946 33.500 2.325.000 0,03 4.347.066.578 38 Lâm Đồng 20.067.726 8.624.784 330.400 3.223.200 0,03 10.328.934.138 39 Ninh Thuận 12.105.912 3.344.376 90.533 1.079.000 0,03 1.411.371.081 40 Phú Yên 19.148.514 5.018.034 312.000 1.927.000 0,03 4.693.226.366 41 Quảng Bình 17.041.248 2.352.966 26.167 1.657.200 0,03 1.303.574.373 42 Quảng Nam 75.856.704 9.397.962 440.333 1.643.500 0,03 14.654.335.763 43 Quảng Ngãi 33.537.168 4.919.544 268.733 1.632.000 0,03 5.112.375.227 44 Quảng Trị 27.727.476 6.190.296 84.267 1.556.800 0,03 3.592.066.437 45 Thừa Thiên Huế 53.675.874 9.708.216 30.500 5.716.000 0,03 17.138.783.044 46 An Giang 50.304.408 14.467.236 658.000 4.844.000 0,03 30.953.877.494 47 Bình Dương 22.081.374 8.273.916 660.000 4.780.000 0,03 16.236.907.596 48 Bình Phước 20.324.640 3.636.234 67.300 1.772.500 0,03 2.343.921.911 49 BRVT 11.213.538 8.605.842 922.800 4.083.867 0,03 13.647.889.245 50 Bạc Liêu 13.624.464 3.914.946 82.000 3.606.000 0,03 4.570.350.397 51 Bến Tre 29.051.736 1.951.404 120.000 4.250.000 0,03 3.533.902.596 52 Cà Mau 24.440.850 3.411.954 630.000 3.075.000 0,03 7.766.848.215 53 Cần Thơ 12.272.358 12.757.962 424.800 5.075.000 0,03 20.987.986.449 54 Đồng Nai 42.586.908 14.314.776 276.500 3.976.667 0,03 20.610.111.787 55 Đồng Tháp 52.442.670 5.643.204 252.800 3.754.000 0,03 10.332.628.438 56 TP Hồ Chí Minh 24.598.476 61.588.422 5.129.000 27.720.000 0,03 550.018.992.373 57 Hậu Giang 15.114.498 2.167.452 399.000 2.890.000 0,03 3.688.386.295 58 Kiên Giang 35.316.498 11.213.958 284.800 2.671.267 0,03 12.004.083.251 59 Long An 60.793.698 8.527.260 135.000 4.842.000 0,03 14.848.842.645 60 Sóc Trăng 19.216.554 3.210.858 96.000 3.360.000 0,03 3.789.981.619 61 Tây Ninh 31.241.616 5.142.438 215.333 1.845.500 0,03 4.865.319.192 62 Tiền Giang 32.165.154 2.587.284 774.000 5.615.667 0,03 11.827.546.114 63 Trà Vinh 12.808.992 2.359.896 624.000 4.380.000 0,03 5.498.746.646 64 Vĩnh Long 20.904.618 2.405.760 860.000 3.538.000 0,03 7.946.865.108 Tổng cộng 2.081.306.598 432.089.868 1.208.678.494.244

PHỤ LỤC 2. TÍNH SỐ THU THUẾ DỰ KIẾN THU ĐƯỢC ĐỐI VỚI ĐẤT SẢN XUẤT, KINH DOANH PHI NÔNG NGHIỆP54

(áp dụng mức thuế suất chung là 0,03%) Số TT Địa phương Diện tích theo QĐ 272/QĐ-TTG Diện tích đất chịu thuế Giá đất trung bình Thuế suất Số thuế Dự tính Ha m2 m2 đồng đồng (1) (2) (3) (4=3x10,000) (5=4x70%) (6) (7) (8=5x6x7) 1 Bắc Giang 1.448,81 14.488.100 10.141.670 1.099.350 0,03% 3.344.773.474 2 Bắc Kạn 1.980,06 19.800.600 13.860.420 1.302.500 0,03% 5.415.959.115 3 Bắc Ninh 2.239,59 22.395.900 15.677.130 427.000 0,03% 2.008.240.353 4 Cao Bằng 1.209,58 12.095.800 8.467.060 135.600 0,03% 344.440.001 5 Điện Biên 348,77 3.487.700 2.441.390 121.200 0,03% 88.768.940 6 Hà Giang 540,35 5.403.500 3.782.450 252.595 0,03% 286.628.387 7 Hà Nam 1.182,64 11.826.400 8.278.480 667.170 0,03% 1.656.946.050 8 Hà Nội 3.648,58 36.485.800 25.540.060 3.307.233 0,03% 25.340.081.330 9 Hà Tây 4.494,77 44.947.700 31.463.390 1.340.230 0,03% 12.650.453.754 10 Hà Tĩnh 2.292,02 22.920.200 16.044.140 174.487 0,03% 839.846.552 11 Hải Dương 3.410,89 34.108.900 23.876.230 2.078.400 0,03% 14.887.306.930 12 Hải Phòng 4.040,23 40.402.300 28.281.610 1.910.000 0,03% 16.205.362.530 13 Hưng Yên 1.381,57 13.815.700 9.670.990 655.000 0,03% 1.900.349.535 14 Hòa Bình 1.788,31 17.883.100 12.518.170 879.400 0,03% 3.302.543.609 15 Lào Cai 2.503,20 25.032.000 17.522.400 1.012.830 0,03% 5.324.163.718 16 Lạng Sơn 877,45 8.774.500 6.142.150 1.539.350 0,03% 2.836.475.581 17 Lai Châu 265,03 2.650.300 1.855.210 316.500 0,03% 176.152.190 18 Nam Định 1.418,50 14.185.000 9.929.500 214.800 0,03% 639.856.980 19 Nghệ An 3.819,30 38.193.000 26.735.100 1.922.410 0,03% 15.418.747.077 20 Ninh Bình 1.354,81 13.548.100 9.483.670 1.751.100 0,03% 4.982.056.361 21 Phú Thọ 2.192,19 21.921.900 15.345.330 373.167 0,03% 1.717.909.694 22 Quảng Ninh 8.660,95 86.609.500 60.626.650 987.500 0,03% 17.960.645.063 23 Sơn La 789,95 7.899.500 5.529.650 785.390 0,03% 1.302.879.544 24 Thái Bình 732,91 7.329.100 5.130.370 795.000 0,03% 1.223.593.245 25 Thái Nguyên 2.111,30 21.113.000 14.779.100 2.169.675 0,03% 9.619.753.138 26 Thanh Hóa 3.275,14 32.751.400 22.925.980 - 0,03% - 27 Tuyên Quang 1.434,67 14.346.700 10.042.690 132.780 0,03% 400.040.513 28 Vĩnh Phúc 3.195,07 31.950.700 22.365.490 884.333 0,03% 5.933.564.497

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng số thu từ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp của Việt Nam (Trang 47 - 58)