Công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP 1 : CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ docx (Trang 72 - 74)

THU GOM TẬP TRUNG VÀ VẬN CHUYỂN

5.5.3.Công nghệ ủ sinh học theo quy mô công nghiệp

Quá trình ủ (compost) quy mô công nghiệp được trình bày ở hình 5.8. Rác tươi được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được phân loại thành phần của rác trên hệ thống băng tải (tách các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất vô cơ, chất tái sử dụng) phần còn lại là phần hữu cơ phân hủy được qua máy nghiền rác và được băng tải chuyển đến khu vực trộn phân bắc để giử độ ẩm. Máy xúc đưa các vật liệu này vào ngăn ủ, quá trình lên men là tăng nhiệt độ lên 65 – 700C sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và làm cho rác hoai mục. Quá trình này được thúc đẩy nhờ quạt gió cưỡng bức. Thời gian ủ là 21 ngày, rác được đưa vào ủ chín trong vòng 28 ngày. Sau đó sàng để thu lấy phần lọt qua sàng mà trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ

trọng. Cuối cùng ta thu được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với các thành phần cần thiết và đóng bao.

Nếu thị trường có nhu cầu phân hữu cơ cao cấp, phân hữu cơ cơ bản sẽ được trộn với thành phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố hóa học vi lượng hoặc một số phụ gia kích thích sinh trưởng.

Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp lên mem hiếu khí để sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợp là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất vì:

- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc nhập khẩu phân bón hóa học để bảo vệ đất đai.

- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện điều kiện sống cộng đồng.

- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm .

- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.

- Phân loại rác thải sử dụng được các chất có thể tái chế như: kim loại màu, sắt, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa… phục vụ cho công nghiệp.

Trong quá trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ được thu lại bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để đưa về một bể đặt tại cuối khu ủ rác. Tại đây nước rác sẽ được bơm tưới và rác ủ để bổ sung độ ẩm.

Nhược điểm:

- Mức độ tự động của hệ thống chưa cao.

- Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.

- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP 1 : CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ docx (Trang 72 - 74)