Nghĩa kinh tế của hoạt động trung chuyển (transper oporation) và vận chuyển chất thải rắn

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP 1 : CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ docx (Trang 44 - 45)

THU GOM TẬP TRUNG VÀ VẬN CHUYỂN

4.3.2. nghĩa kinh tế của hoạt động trung chuyển (transper oporation) và vận chuyển chất thải rắn

nhà cửa công trình (demolition).

Hệ thống xe thùng cố định và trang bị: hệ thống này được sử dụng rộng rải để thu gom mọi loại chất thải rắn. Những hệ thống này được sử dụng tùy thuộc vào số lượng chất thải rắn cần thu dọn và số điểm (nguồn) tạo chất thải rắn.

Hệ thống này có hai loại chính:

+ Hệ thống với bộ nén và tự bốc dỡ (cơ khí): thường để vận chuyển chất thải rắn đến khu trại, bãi thải vệ sinh, trạm trung chuyển hoặc trạm xử lý chất thải rắn .

Loại này khá đa dạng về hình dáng và kích thước. Tuy nhiên có nhược điểm là không thu gom được các loại chất thải rắn nặng, cồng kềnh như của công nghiệp, công trường xây dựng, phá dỡ công trình…

+ Hệ thống với xe bốc dỡ thủ công: loại này phổ biến dùng để chuyên chở bốc dỡ chất thải rắn ở các khu nhà ở. Loại bốc dỡ thủ công có hiệu quả hơn loại bốc dỡ cơ giới trong các khu nhà ở bởi vì lượng chất thải rắn cần bốc xếp ở rải rác các nơi với số lượng ít, thời gian tiếp xúc , bốc xếp ngắn.

4.3.2. Ý nghĩa kinh tế của hoạt động trung chuyển (transper oporation) và vận chuyển chất thải rắn thải rắn

Hoạt động trung chuyển và vận chuyển chất thải rắn bao gồm các động tác: chất thải rắn – thùng chứa (hoặc bản thân các xe thu gom) – chở đến nơi tập kết. Hoạt động trung chuyển có thể kinh tế khi :

- Các xe thu gom nhỏ bốc xúc thủ công được dùng để thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chở đi xa;

- Lượng chất thải rắn nhiều phải chở đi rất xa; - Có trạm trung chuyển với một số xe thu gom.

4.3.3.Nhu cầu lao động

+ Hệ xe thùng di động: Nhu cầu nhân lực chỉ cần một người vừa lái xe, vừa chất đầy chất thải lên xe, vừa đổ dỡ chất thải rắn tại bãi chôn lấp. Tuy nhiên để an toàn thường biên chế hai người (người lái và người phụ). Người lái chính có trách nhiệm vận hành máy, cho máy hoạt động… Người phụ có nhiệm vụ đóng mở xe xích, cáp tời khi bốc dỡ chất thải rắn. Trường hợp với chất thải rắn nguy hại, nhất thiết phải bố trí hai nhân lực.

+ Hệ xe thùng cố định(bốc dỡ cơ giới): củng như đối với hệ thống xe thùng di động. Khi có hai người thì người lái chính còn phải giúp người lái phụ trong việc cùng nâng các thùng rác đổ vào xe, hạ thùng về vị trí.

Khi có nhiều điểm thu gom tản mạn xe không đến từng nơi được cần phải khiêng thùng rác từ nơi đặt đến xe thu gom hoặc đưa thùng không về nơi đặt… thì cần phải có 3 người.

+ Hệ thùng xe cố định (bốc dỡ thủ công): củng yêu cầu từ 1-3 người tùy thuộc loại công tác thu gom và trang bị dụng cụ thu gom. Khi thu gom chất thải rắn ở lề đường, ngõ xóm lối đi chỉ cần 1 người. Khi địa bàn rộng, nhiều sân bãi sau nhà … cần nhiều người (3 người)

Một phần của tài liệu Tài liệu QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẬP 1 : CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ docx (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)