Điều tra khả năng chống chịu của cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (Trang 46)

Khả năng chống chịu hay khả năng thích nghi thể hiện qua các giải pháp mà con người sử dụng trước, trong hoặc sau thiên tai để đối phó với các hậu quả bất lợi và là một hàm của các yếu tố xã hội [28]. Để định lượng hóa được khả năng chống chịu của hệ thống (hay vùng nghiên cứu) luận văn đã tiến hành phân tích số liệu kinh tế xã hội (mật độ dân số, khu dân cư tập trung, …), ngoài ra tác giả còn tiến hành khảo sát thực địa và điều tra để từ đó định tính hóa khả năng chống chịu của các cộng đồng dân trong vùng nguy cơ lũ.

Cuộc điều tra được thực hiện vào đầu tháng 6 năm 2011 tại những vùng chịu ảnh hưởng nhiều của lũ lụt dựa vào bản đồ nguy cơ lũ được xây dựng cho vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn trước đó. Phiếu điều tra (hình 25) chứa 11 câu hỏi giải quyết các vấn đề sau: khả năng nhận thức của người dân với lũ lụt, công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng ngừa, khả năng phục hồi của các hộ gia đình sau lũ, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với các hộ gia đình.

Sự nhận thức của người dân về lũ lụt được thể hiện qua công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với lũ và lường trước được những nguy hại mà lũ có thể gây ra. Sự nhận thức này có được thông qua công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng, các tổ chức và kinh nghiệm của người dân. Trong đó, kinh nghiệm của người dân trong vùng nguy cơ lũ đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công trong công tác giảm thiểu rủi ro thiên tai. Vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn là nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt do đó sự nhận thức, chuẩn bị đối phó với lũ thường niên của người dân ở đây là khá tốt, họ chủ động thu hoạch lúa và hoa màu trước khi mùa lũ đến, trong 32 người được hỏi thì có 24 người cho biết trong gia đình họ có gác xép để chứa lương thực và đồ dùng khi lũ đến. Tuy nhiên vẫn có sự khác nhau giữa các cộng đồng dân cư sống vùng ven sông hay vùng trũng nơi thường xuyên

46

xảy ra ngập lụt với cộng đồng dân cư sống ở vùng cao ít bị ảnh hưởng bởi lũ, những cộng đồng dân cư vùng cao này thường chủ quan hơn trong công tác phòng tránh lũ lụt.

47

48

Bảng 4. Định lượng hóa các phương án trả lời của phiếu điều tra

Nhóm câu hỏi về xã hội Nhóm câu hỏi về kinh tế Tổng Mức độ chống chịu Câu Phiếu 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 1 1 1 0 1 1 2 1 0 0 1 2 10 Trung bình 2 0 1 0 1 1 1 0 0 3 3 1 11 cao 3 1 1 0 1 1 0 2 0 1 1 1 9 Trung bình 4 1 1 0 1 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp 5 2 1 0 1 1 0 2 0 1 0 1 9 Trung bình 6 0 1 0 2 0 0 1 1 0 2 0 7 Thấp 7 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 2 8 Thấp 8 2 1 2 0 1 1 1 0 1 1 2 12 Rất cao 9 1 1 0 0 1 2 2 0 1 0 1 9 Trung bình 10 0 1 0 0 1 1 0 1 2 1 0 7 Thấp 11 2 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 9 Trung bình 12 2 1 2 0 1 1 0 0 0 0 1 8 Thấp 13 2 1 0 1 1 0 1 0 1 1 0 8 Thấp 14 1 1 0 1 1 1 2 0 0 0 1 8 Thấp 15 0 1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 6 Rất thấp 16 1 1 0 1 1 0 0 0 2 0 1 7 thấp 17 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp 18 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 19 2 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 8 Thấp 20 2 1 0 1 1 1 1 0 1 0 1 9 Trung bình 21 1 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 7 Thấp 22 1 1 0 0 1 1 1 0 2 3 0 10 Trung bình 23 2 1 0 1 1 1 1 0 0 0 1 8 Thấp 24 2 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 7 Thấp 25 1 1 1 0 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 26 1 1 0 1 1 0 1 0 1 3 1 10 Trung bình 27 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 28 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 29 1 1 0 1 1 0 1 0 0 0 1 6 Rất thấp 30 1 1 0 1 1 0 1 0 1 0 1 7 Thấp 31 1 1 0 1 1 0 1 0 0 3 1 9 Trung bình 32 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1 1 8 Thấp

49

Hình 26. Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng

Công tác cảnh báo lũ ở địa phương có vai trò quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thể hiện qua thời gian, mức độ chính xác của bản tin dự báo và công tác tuyên truyền đến người dân trong vùng nguy cơ lũ. Công tác cảnh báo lũ trên điạ bàn tỉnh Quảng Trị được người dân đánh giá cao, hầu hết mọi người dân đều nhận

50

được cảnh báo khi có lũ qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, loa phát thanh và thông báo từ các cán bộ tại địa phương. Các biện pháp phòng tránh lũ lụt trên địa bàn cũng được địa phương rất chú trọng nhằm giảm những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Bao gồm cả biện pháp công trình và phi công trình như; đối với các cơ quan chức năng thì họ nhận định sớm tình hình lũ lụt trên địa bàn để đưa ra các biện pháp ứng phó như thông báo cho người dân thu hoạch hoa màu trước thời vụ khi lũ lụt có thể xảy ra, chủ động các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cần thiết, còn với người dân thì họ chủ động dự trữ lương thực, đưa thóc lúa, vật nuôi lên vùng cao để tránh lũ. Các biện pháp công trình như nâng cao nền đường, xây dựng nhà tránh bão – lũ ở vùng trũng, hỗ trợ người dân xây dựng nhà tránh bão – lũ cũng được địa phương tiến hành đồng bộ và thường xuyên, góp phần đáng kể vào công tác giảm nhẹ thiên tai do bão lũ trên địa bàn. Nếu như các công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng tránh lũ được thực hiện trước khi lũ lụt xảy ra thì các biện pháp cứu trợ, hỗ trợ người dân lại được thực hiện trong và sau khi lũ xảy ra.

Khi khảo sátvề sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong khi xảy ra lũ thì hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở mức rất ít, nhiều khi còn chậm trễ, có khi lũ qua đựơc vài ba ngày họ mới nhận được mỳ tôm và đồ dùng thiết yếu. Còn sau lũ, những hộ gia đình bị thiệt hại đều nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, tuy nhiên sự hỗ trợ này theo một số người được phỏng vấn là chưa hợp lý bởi theo chính sách của địa phương thì những gia đình thuộc hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn những hộ không nghèo, nhưng những hộ nghèo lại bị thiệt hại do lũ ít hơn do họ có ít cái để mất hơn so với cái hộ gia đình khác. Hầu hết người dân nằm trong vùng nguy cơ đều sống dựa vào nông nghiệp do đó những tồn thương do lũ gây ra đối với họ là rất lớn, họ phải mất 4-5 tháng mới khôi phục lại hoạt động sản xuất như bình thường.

Dựa trên số liệu của đợt điều tra, đã tiến hành phân loại, định lượng hóa các vấn đề thông qua việc “ gán giá trị” cho các phương án trả lời theo các cấp độ từ thấp đến cao (bảng 4). Tổng số điểm của mỗi phiếu được định tính hóa theo mức độ từ rất thấp đến rất cao và được bản đồ hóa theo đơn vị hành chính cấp xã (hình 26).

51

3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị

Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thương lũ được xây dựng dựa trên các bản đồ: sự lộ diện các đối tượng trước lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng đất được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Quảng Trị năm 2010 với hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất công cộng (hình 7).

52

Mức độ tổn thương của lũ lụt với các nhóm sử dụng đất cho thấy: nhóm đất sử dụng các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, nhà chống bão lũ, các khu hành chính, đường giao thông vv… là những nơi dễ bị tổn thương nhất bởi đây là nơi tập trung nhiều dân cư đến tránh lũ và là trung tâm của các hoạt động cứu trợ. Nếu như đường giao thông, nơi tập trung dân cư bị ngập thì người dân sẽ bị cô lập dẫn đến tổn thương do lũ sẽ tăng lên rất nhiều. Nhóm đất nhà ở đô thị và nông thôn ít bị tổn thương hơn so với đất công cộng những vẫn ở mức cao và trung bình do nhà ở của người dân là nơi tập trung tài sản của cả gia đình bao gồm cả lương thực, vật nuôi và các thiệt bị dân dụng khác và khi bị ngập lụt thì những nhà ở đô thị bị thiệt hại nhiều hơn những nhà ở nông thôn do họ có nhiều tài sản hơn.

Người dân trong vùng nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn chủ yếu làm nông nghiệp và cây lúa là nguồn lương thực, thu nhập chính của người dân. Khi lúa và hoa màu bị ngập úng sẽ gây thiệt hại lớn và ảnh hưởng lâu dài đến cuộc sống của người dân. Họ phải đợi đến mùa vụ sau mới khôi phục lại được hoạt động sản xuất của mình. Tuy nhiên, sức chịu đựng với lũ lụt của lúa và hoa màu lại kém hơn các cây trông công nghiệp khác, do đó mức độ tổn thương của lúa và hoa màu trong lũ cao hơn so với cây công nghiệp. Còn những nơi đất trống hay sông ngòi là những nơi ít bị tổn thương nhất đối với lũ. Dựa trên các nhóm sử dụng đất khác nhau luận văn đã chia ra mức độ tổn thương cho từng nhóm đất được thể hiện trong bảng 5.

Bảng 5. Tính dễ tổn thương của nhóm sử dụng đất

Nhóm sử dụng đất Tính dễ tổn thương Đất công cộng Rất cao

Đất ở đô thị Cao

Đất ở nông thôn Trung bình Đất nông nghiệp Thấp Đất rừng và cây công nghiệp Rất thấp

53

Bảng 6. Ma trận tính toán sự lộ diện các đối tượng trước lũ

Gi á tr ị k in h t ế - xã h ội Rất cao (5) 6 7 8 9 10 10 Rất cao Cao (4) 5 6 7 8 9 8-9 Cao Trung bình (3) 4 5 6 7 8 6-7 Trung bình Thấp (2) 3 4 5 6 7 4-5 Thấp Rất thấp (1) 2 3 4 5 6 2-3 Rất thấp + Rất thấp (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức

Mức nguy cơ lũ Độ lộ diện

Mức độ tổn thương của một đối tượng trước lũ tại một vị trí nhất định không chỉ phụ thuộc vào giá trị của đối tượng tại nơi đó mà còn phụ thuộc vào mức độ ngập lụt, vận tốc dòng lũ, thời gian ngập lụt, nên việc kết hợp giữa bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ cho ta bản đồ sự lộ diện thể hiện sự phơi bày của các đối tượng trước lũ. Phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận được sử dụng để kết hợp bản đồ sử dụng đất và bản đồ nguy cơ lũ (bảng 6), bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước lũ được thể hiện trong hình 28.

Nếu như những nơi tập trung đông dân cư và những vùng có giá trị kinh tế lớn nằm trong vùng có mức độ nguy cơ lũ cao thì các vùng đó có mức độ lộ diện cao. Ngược lại, những nơi có mức độ nguy cơ cao nhưng những nơi đó lại là đất trống hay không có dân cư sinh sống thì mức độ lộ diện hay sự phơi bày trước lũ sẽ ở mức rất thấp. Trên hình 28, có thể thấy những nơi là đất công cộng hay cụm dân cư năm trong vùng nguy cơ lũ thì những nơi đó có độ lộ diện cao như các xã: Cam An, Gio Mai, Triệu Độ, Triệu Đại, phường Đông Lễ, phường Đông Giang và thị xã Quảng Trị.

54

Hình 28. Bản đồ sự lộ diện của các đối tượng trước nguy cơ lũ

Mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng nguy cơ lũ sẽ ở mức cao nhất bằng với độ lộ diện nếu như đối tượng đó không có khả năng chống chịu, tuy nhiên trong thực tế con người luôn có những biện pháp nhằm giảm những tổn thương do lũ gây ra. Do đó để thể hiện được mức độ tổn thương của các đối tượng trong vùng nghiên cứu luận văn đã tiến hành kết hợp bản đồ sự lộ diện lũ với bản đồ

55

khả năng chống chịu của cộng đồng để đưa ra bản đồ tổn thương lũ cho vùng nghiên cứu. Tác giả sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ theo ma trận (bảng 7) để tính toán tổn thương lũ trong vùng nghiên cứu, tính tổn thương lũ được chia làm 5 mức độ từ rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao.

Bảng 7. Ma trận tính toán mức độ tổn thương do lũ Đ lộ di ện Rất cao(5) 4 3 2 1 0 4 Rất cao Cao (4) 3 2 1 0 - 3 Cao Trung bình (3) 2 1 0 - - 2 Trung bình Thấp (2) 1 0 - - - 1 Thấp Rất thấp(1) 0 - - - - 0 Rất thấp __ thấp Rất (1) Thấp (2) Trung bình (3) Cao (4) Rất cao (5) Mức độ

Khả năng chống chịu Tổn thƣơng lũ

Qua ma trận tính toán tổn thương lũ có thể thấy những nơi mà có khả năng chống chịu ở mức rất cao (mức 5) thì mức độ tổn thương lũ của vùng đó chỉ ở mức thấp, nhưng những nơi có độ lộ diện rất cao mà khả năng chống chịu ở mức trung bình (mức 3) thì độ tổn thương lũ cũng chỉ ở mức trung bình (mức 2). Còn những nơi mà không có khả năng chống chịu hay khả năng chống chịu ở mức rất thấp thì tổn thương lũ sẽ bằng với độ lộ diện của các đối tượng đó. Qua đó ta thấy, khả năng chống chịu của cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro do lũ, những khu vực có mức độ nguy hiểm cao nhưng tổn thương lũ của họ lại chỉ ở mức trung bình do họ có kinh nghiệm lâu năm trong việc đối phó với thiên tai.

Qua bản đồ tổn thương do lũ (hình 29) có thấy những nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế nhưng lại chủ quan trong công tác phòng tránh thiên tai (khả năng chống chịu ở mức thấp) thì có mức độ tổn thương do lũ cao như tại thị trấn Cửa

56

Việt, thị trấn Ái Tử, thị xã Quảng Trị, phường Đông Giang (thành phố Đông Hà). Các xã Cam An, Triệu Đô, Triệu Đại nằm trong vũng trũng nên khi xảy ra ngập lụt các xã này thường bị cô lập với thời gian ngập lụt là 5 – 6 ngày, do đó mức độ tổn thương do lũ ở mức cao. Xã Gio Mai trên bản đồ nguy cơ lũ và bản đồ sự lộ diện thì đây là xã chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt, nhưng trên bản đồ tổn thương lũ thì nơi này lại có mức tổn thương lại ở mức thấp do họ có khả năng chống chịu với lũ tốt và họ chủ động trong công tác phòng chống lũ lụt.

57

Do đó để giảm những tổn thương do lũ gây ra ngoài các biện pháp giảm thiểu nguy cơ lũ thì các biện pháp phòng tránh đóng vai trò quan trọng. Những người dân sống trong vùng thường xuyên bị ngập lụt họ phải làm quen với lũ, “sống chung với lũ” và thực hiện các biện pháp nhằm làm giảm những tổn thương về người và của do lũ gây ra.

Bản đồ tính dễ tổn thương lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ có tần suất 1%, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010 và khả năng chống chịu của cộng đồng như hiện tại, do đó có thể thấy được những nơi dễ bị tổn thương khi xuất hiện lũ tấn suất 1%, từ đó các biện pháp ứng phó ứng phó với lũ như nâng cao công tác dự báo lũ, khả năng nhận thức của cộng đồng với lũ, tăng cường các hoạt động cứu trợ khi có lũ…sẽ làm giảm thiểu những rủi ro do lũ gây ra.

58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu tính dễ tổn thương di lũ trên lưu vực sông Thạch Hãn có vai trò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)