Xây dựng mạng lưới thủy lực cho vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 30)

Vùng hạ lưu sông Thạch Hãn có chế độ thủy văn phức tạp, chịu sự chi phối của cả hệ thống sông Bến Hải (qua sông Cách Hòm) và Ô Lâu (qua sông Vĩnh Định). Ngoài ra, hiện tượng ngập lụt trong khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi mưa nội đồng do vùng nghiên cứu có dải cát ven biển, các dải cát này chạy dọc từ Cửa Việt đến bãi biển Mỹ Thuỷ có vai trò như một tuyến đê, do đó vùng đồng bằng phía trong có dạng thung lũng sâu kẹp giữa các giải đồi thấp và các cồn cát ven dẫn tới vùng này thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập lụt khi có mưa lớn.

Tuy nhiên, trong mùa mưa lũ đặc biệt trong các trận lũ lớn, chế độ dòng chảy hạ lưu sông Thạch Hãn lại chịu ảnh hưởng bởi chế độ lũ của hệ thống sông Bến Hải do có sông Cánh Hòm kết nối giữa 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải. Thực tế hai đầu sông Cánh Hòm có các cống Xuân Hòa và Mai Xá để điều tiết quá trình trao đổi dòng chảy giữa hạ lưu 2 hệ thống sông Thạch Hãn và Bến Hải nhưng chủ yếu các cống chỉ hoạt động điều tiết trong mùa hạn nhằm ngăn mặn giữ ngọt phục vụ nông nghiệp, và mở hoàn toàn trong mùa lũ. Do đó, khi lũ trên sông Thạch Hãn lớn hơn lũ trên sông Bến Hải, một phần dòng chảy sẽ được chuyển qua sông Cánh Hòm và ngược lại. Còn sự trao đổi nước giữa lưu vực sông Thạch Hãn và Ô Lâu thông qua sông Vĩnh Định và đập tràn An Tiêm trên sông Vĩnh Định. Đập tràn này có nhiệm vụ phân lũ từ sông Thạch Hãn trong mùa lũ chính vụ sang sông Vĩnh Định để bảo vệ kênh chính Thạch Hãn, không cho lũ hè thu và tiểu mãn từ sông

25

Thạch Hãn đổ vào sông Vĩnh Định để bảo vệ sản xuất nông nghiệp vùng đồng bằng Nam Thạch Hãn . Vì vậy để có bức tranh tổng thể về hiện tượng ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Thạch Hãn thì mô hình thủy lực được mở rộng để mô phỏng dòng chảy lũ đồng thời trên cả 3 hệ thống sông: sông Bến Hải, sông Thạ

Ô Lâu [1].

2.2.2.1 Mạng lưới thủy văn và sơđồ mạng thủy lực 1 chiều (1D)

, tác giả , chủ : - Lương. - . - 31,8 km. Ngoài ra còn có sông Thác Ma được tính toán từ trạm thủy văn Hải Sơn đến điểm gia nhập vào sông Ô Lâu với chiều dài 4.08km.

26

27

Hình 6. Mặt cắt điểm hình của sông Cam Lộ

28 - Nối kết giữa hệ thố

16,1 km. Sông Vĩnh Định nối từ cống Việ

ộc xã Triệu An chảy qua các huyện Triệu Phong, Hải Lăng rồi nhập với hệ thống sông Ô Lâu trước khi đổ ra biể 37,6 km.

ợc thiết lập với 140 mặt cắt, 398 nút tính toán với sơ đồ rút gọn biểu diễn trong hình 5, mặt cắt điểm trình như trên hình 6-7.

6 biên lưu lượng phía trên bao gồm: Cầu Sa Lung, Gia Vòng, Cam Tuyền, Dakrông, Hải Sơn, Phò Trạch và 3 biên mực nước ở phía dưới tại Cửa Tùng, Cửa Việt, Cửa Lác. Căn cứ số liệu quan trắc, trong số các biên trên duy nhất có Gia Vòng lấy giá trị thực đo lưu lượng, các biên trên còn lại cũng như các biên gia nhập khu giữa bắt buộc sử dụng tài liệu dòng chảy tính toán từ mưa bằng mô hình thủy văn NAM (hình 8). Các mô tả về áp dụng mô hình NAM cho khu vực có thể tham khảo trong một số các công trình nghiên cứu [1,5].

29

Biên dưới là mực nước, khi hiệu chỉnh và kiểm định với các số liệu quá khứ, sử dụng mực nước thực đo tại trạm Cửa Việt (cách cửa sông 4 km). Với các biên còn lại mạng thủy lực 1 chiều kéo đến sát cửa và do vậy có thể sử dụng mực nước thủy triều thiên văn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)