Kết quả dòng chảy năm trung bình năm chỉ giảm 2.32%, nhưng dòng chảy theo mùa lại biến đổi khá lớn (Bảng 4.4) và khoảng dao động của nó tương đối rộng (Bảng 4.5).
Bảng 4.4. Thay đổi dòng chảy mùa theo kịch bản 1
Thay đổi dòng chảy năm (%) Thay đổi dòng chảy theo tháng (%) I- III IV - VI VII VIII - X XI-XII - 2.32% + 16.77 -7.6 + 17.34 -8.18 +7.45
Bảng 4.5. Khoảng dao động của biến đổi dòng chảy mùa của kịch bản 1
Tăng Giảm
Lớn nhất Nhỏ nhất Lớn nhất Nhỏ nhất
69
Biến đổi lớp phủ theo kịch bản này làm tăng dòng chảy kiệt và dòng chảy lũ giảm mạnh. Sự giảm dòng chảy do thay đổi thảm phủ diễn ra mạnh nhất vào tháng 5 và tháng 9, mức độ giảm nhẹ hơn ở các tháng 4, 8, 10. Dòng chảy từ tháng 12 đến tháng 2 tăng khá mạnh (hình 4.11).
Thay đổi dòng chảy diễn biến như thế này khả năng do khi thay đổi diện tích đất trống thành đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm, nhu cầu tưới của các cây trồng tăng lên gây xu hướng giảm dòng chảy năm. Hơn nữa do khi thay đổi diện tích vụ mùa, thời kỳ phát triển của nó thời kỳ tháng 4, 5, chính vì thế làm cho lưu lượng của tháng 4, 5 giảm do cung cấp nhu cầu sử dụng nước của các loại cây này.
Hình 4.11. Diễn biến dòng chảy tháng tương ứng với kịch bản 1
Nhận xét: Từ kết quả đánh giá cho thấy việc lựa chọn trồng theo mùa vụ nào cũng có tác động đáng kể đến phân phối dòng chảy theo mùa. Kết quả của kịch bản này cũng cho thấy sự thay đổi sử dụng đất vừa phải dẫn đến thay đổi các thành phần trong cân bằng nước.
4.3.2 Kịch bản 2
Toàn bộ đất đai trong lưu vực bị hoang mạc hóa khiến dòng chảy năm có xu hướng tăng lên rất mạnh 13.67%. Xu hướng tăng này có thể do sự giảm mạnh lượng bốc thoát hơi từ bề mặt. Sinh ra dòng chảy mặt lớn hơn và dòng chảy bộ phận giảm, lượng nước được chứa trong tầng nước ngầm giảm. Sự thay đổi này dẫn đến tổng lượng nước tăng và dòng chảy lưu vực lớn hơn.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Q ( m 3/s) t (tháng)
70
Bảng 4.6. Thay đổi lưu lượng theo mùa ứng với sử dụng đất theo kịch bản 2
Thay đổi dòng chảy năm (%) Thay đổi dòng chảy theo tháng (%) I-III IV-VI VII VIII-X XI-XII + 13.67% + 9.71 +8.11 + 5.73 +6.6 +3.9
Hình 4.12. Diễn biến dòng chảy tháng tương ứng với kịch bản 2
4.3.3 Kịch bản 3
Trong kịch bản này diện tích rừng chiếm hơn 50% diện tích toàn lưu vực. Diện tích rừng tăng rất mạnh dẫn đến dòng chảy năm có xu hướng giảm 7.3%. Xu hướng giảm này là do thực tế lượng bốc thoát hơi từ diện tích rừng nhiều hơn so với đất trồng cỏ và cây bụi.
Bảng 4.7. Thay đổi lưu lượng theo mùa ứng với sử dụng đất theo kịch bản 3
Thay đổi dòng chảy năm (%) Thay đổi dòng chảy theo tháng (%) I-III IV-VI VII VIII-XI XII -7.3% + 23.94 -23.08 + 0.52 -19.56 +18.71
Theo số liệu trong bảng 4.7 cho thấy kịch bản này tác động mạnh đến dòng chảy theo mùa. Giảm mạnh vào giai đoạn lũ: giai đoạn này mưa phong phú và nhiệt độ đủ cao gây bốc thoát hơi tương đối. Dòng chảy giảm về căn bản, gây ra giảm mạnh tổng lượng nước và dòng chảy trong sông. Giảm lưu lượng ra cũng xảy ra trong trong tháng trước mùa lũ. Trong 3 tháng 9 đến 11, tốc độ giảm dòng chảy giảm dần (bảng 4.8) do mưa trung bình tháng 11 giảm so với 2 tháng trước đó và nhiệt độ thấp hơn, làm giảm lượng bốc thoát hơi.
0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Q ( m 3/ s) t (tháng)
71
Bảng 4.8. Tỉ lệ giảm dòng chảy trong tháng mùa lũ (%)
VIII IX X XI
-18.82 -31.35 -20.51 -7.87
Tăng dòng chảy ra khỏi lưu vực trong thời đoạn XI, XII và thời đoạn từ tháng I đến tháng III là do đóng góp của nước ngầm, theo kết quả tính toán lượng nước ngầm tăng làm tăng dòng chảy nhập lưu. Thực tế theo kết quả tính toán dòng chảy mặt đổ vào sông giảm so với tính toán kiểm tra. Sự thay đổi này là do nước mặt thấm vào tầng ngầm cạn sau khi bốc thoát hơi.
Hình 4.13. Diễn biến dòng chảy tháng tương ứng với kịch bản 3
Theo kết quả đánh giá cho thấy khả năng điều tiết dòng chảy theo mùa của rừng, điều này là cần thiết đối với quy hoạch trong thời gian dài của sử dụng đất không chỉ để bảo vệ nguồn nước mà còn quản lý hiệu quả lũ cũng như hạn hán.
Nhận xét chung:
Từ kết quả đánh giá của các kịch bản biến đổi khí hậu và sử dụng đất có thể thấy: đặc trưng lớn nhất là kịch bản biến đổi khí hậu có tác động thay đổi rất mạnh dòng chảy năm so với kịch bản biến đổi thảm phủ. Trong khi kịch bản biến đổi sử dụng đất lại có tác động mạnh đến điều tiết dòng chảy theo tháng.
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Q (m3/s) t (ngay)
72