Do địa hình phân bố như đã nói ở trên nên về mùa lũ lưu lượng tập trung trên các sông suối dồn về đồng bằng rất nhanh. Mặt khác do sự chắn ngang của các dải cát ven biển nên nước lũ chỉ thoát hạn chế qua 2 cửa sông chính là Cửa Tùng và Cửa Việt, khi gặp triều cường khả năng thoát bị hạn chế rất nhiều gây ra lũ lụt cho vùng đồng bằng. Lũ sông lớn cộng với bão, triều cường làm ách tắc dòng chảy tràn
25
vào đồng ruộng, nhà cửa, làm thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân. Hàng năm cứ đến mùa lũ, bão hầu như không có năm nào không thiệt hại.
Trận lũ lịch sử từ đầu tháng 11 năm 1999 với lượng mưa tính tới 7 giờ ngày 7-11-1999 đạt 1517mm tại Mỹ Chánh, 1368mm tại Thạch Hãn và 857mm tại Ðakrông gây lũ lớn với mực nước 7,29m tại Thạch Hãn (cao hơn báo động 3 là 1,79m) và 32.72m tại Ðakrông (cao hơn báo động 3 là 1,72m) làm chết và mất tích 56 người. Thiệt hại trên toàn tỉnh ước tính trên 300 tỷ đồng Lụt thường xuyên xảy ra hàng năm gây tổn thất lớn tới người và của cho nhân dân. Theo thống kê 10 năm gần đây, thiệt hại do lũ trên lưu vực Thạch Hãn như sau:
Thiệt hại về lũ gây ra ngày càng nặng nề đối với người và tiền của của nhân dân và gây mất ổn định xã hội.
Tình trạng lũ quét đã xảy ra trong vùng, nhất là các năm gần đây với nguyên nhân chính là:
Lượng mưa có cường độ lớn, thời gian tập trung dòng chảy nhanh. Tại Quảng Trị lượng mưa đạt 100 mm/h, 162 mm/2h.
Lớp phủ thực vật bị tàn phá, độ che phủ kém. Những trận lũ quét đã xảy ra ở thượng nguồn sông Thạch Hãn trên đoạn sông Đakrông như trận lũ X/1983, X/1985. Nhất là trận lũ quét X/1995 có cường độ mưa đạt 200 mm/h ở thượng nguồn sông Đakrông làm chết 10 người, phá huỷ cầu Đakrông, sạt lở đường 14.
26
CHƯƠNG 2
MÔ HÌNH SWAT