Các bước đánh giá tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương cho lưu vực sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32 - 34)

hợp với điều kiện vùng nghiên cứu.

2.4. CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO LŨ, NGẬP LỤT NGẬP LỤT

Dựa trên công thức (2.3) luận văn đã xây dựng khung tính toán tính tổn thương lũ gồm 4 bước:

Bước 1: Xây dựng bản đồ nguy cơ lũ, ngập lụt

Bước 2: Xây dựng bản đồ độ lô diện của các đối tượng trước lũ, ngập lụt Bước 3. Xây dựng bản đồ khả năng chống chịu của người dân

32

Bước 4: Xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương do lũ, ngập lụt

Nội dung công việc của tưng bước được cụ thể hóa và minh họa trong hình 2.1.

Qua hình 2.1, để xây dựng được bản đồ tổn thương lũ cần xác định đựơc sự lộ diện của các đối tượng trước lũ và khả năng chống chịu của cộng đồng. Trong đó sự phơi bày của các đối tượng trước lũ được thành lập dựa trên bản đồ nguy cơ lũ và bản đồ sử dụng đất. Ở đây bản đồ nguy cơ lũ được tích hợp dựa trên ba bản đồ: bản đồ độ sâu ngập, bản đồ thời gian ngập, bản đồ vận tốc đỉnh lũ. Các bản đồ này là kết quả đầu ra của mô hình thủy lực, cụ thể là mô hình thủy lực MIKE FLOOD đã được sử dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ lũ.

Bản đồ nguy cơ lũ có thể được đánh giá thông qua các chỉ số cơ bản như bản đồ ngập lụt, thời đoạn lũ, vận tốc lũ, xung lượng lũ (là tích của mực nước lũ và vận tốc lũ), vật liệu trong dòng lũ (trầm tích, muối, các chất hóa học, nước thải và đất

33

đá) vv…Trong các yếu tố đó thì độ sâu ngập lụt, vận tốc đỉnh lũ, thời gian ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định các thiệt hại về lũ. Sự tích hợp giữa độ sâu ngập và vận tốc đỉnh lũ thể hiện khả năng phá hủy các đối tượng trên vùng mà lũ đi qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như nhà cửa, các công trình, tính mạng của người dân và sức khỏe của cộng đồng. Thời đoạn lũ hay thời gian ngập lụt lại ảnh hưởng gián tiếp đến sự phá hủy như làm ngập úng hoa màu, gián đoạn các hoạt động kinh tế xã hội, gây ô nhiễm, bệnh dịch vv… Để đánh giá được nguy cơ lũ trong vùng nghiên cứu luận văn đã sử dụng bộ mô hình MIKE FLOOD để mô phỏng lại các trận lũ trong lịch sử để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình và qua đó mô phỏng cho trận lũ với tần suất 1% . Dựa trên phương pháp chồng xếp bản đồ độ sâu ngập, vận tốc lũ, thời gian ngập (kết quả đầu ra của mô hình MIKE FLOOD) theo trọng số nghiên cứu đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ ứng với tần suất lũ 1%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng bản đồ tính dễ bị tổn thương cho lưu vực sông Nhuệ Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)