III. Giải pháp về đào tạo việc làm cho lao động ở huyện Lập Thạch
2. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng.
Lập Thạch là một huyện miền núi có diện tích rừng khoảng 2200 ha. Tuiy vậy, cho tới nay diện tích rừng diện tích rừng được sử dụng mới chỉ được 500 ha.Với một diện tích rừng rộng lớn như vậy là một thế mạnh đặc trưng của huyện có thể mang lại giá trị kinh tế cao, giải quyết một lượng lớn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập. Do vậy khai thác tốt tiềm năng kinh tế rừng ở huyện sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của huyện gắn liền với giải quyết việc làm. Để khai thác tốt nguồn tiềm năng sẵn có và hấp dẫn này cần thực hiện theo hướng chủ yếu sau:
- Phát triển ngành trồng rừng và quản lý rừng, mở rộng diện tích rừng, nghiên cứu đa dạng hoá chủng loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và cách chăm sóc và nhu cầu vầ các loại lâm sản.
- Chuyển dịch cơ cấu lâm sản theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá tổ chức lao động hợp lý cho việc trồng quản lý, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ lâm sản để mang lại hiệu quả cao nhất từ hoạt động này.
- Nghiên cứu thị trường gắn liền với việc xây dựng các cơ sở chế biến để đảm bảo chế biến hết nguồn lâm sản khai thác đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm chế biến phù hợp với nhu cầu của thị trường lâm sản trong và ngời
nước, trên cơ sở đó sẽ thu hút thêm lực lượng lao động vào công việc chế biến góp phần làm tăng tổng số lao động có việc làm ở huyện.
Tài nguyên rừng không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, tuy nhiên nếu có những biện pháp tố chức trồng quản lý, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ hợp lý thì ngày nay mang lại giá trị kinh tế rất lớn góp phần đáng kể trong việc nâng cao tổng sản phẩm xã hội của huyện và tạo điều kiện làm cho hàng nghìn lao động dư thừa. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác tiềm năng kinh tế rừng ở đây vẫn còn rất yếu kém nên để có thể tiến hành tổ chức quy mô và quy củ, trước hết cần điều tra cụ thể, đưa ra được các phương án cụ thể và phải được các cấp các ngành cùng quan tâm.