HUYỆN LẬP THẠCH
1. Coi trọng và phát huy nhân tố con người
Con người có ý nghĩa quyết định trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố trung tâm của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Qua việc đánh giá về thực trạng lao động ở huyện Lập Thạch ta thấy: chất lượng của lực lượng lao động rất thấp không thể đáp ứng được yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, làm trở ngại cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì vậy. Muốn phát huy được nhân tố con người, trước hết và cần thiết phải chú trọng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phổ thông đồng thời với giáo dục và đào tạo chuyên nghiệp. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân về kinh tế đã khiến
cho dân tộc thiểu số trong huyện đã không cho con em mình đi học phổ thông, hiện tượng học sinh cấp II bỏ học khá phổ biến. Họ cho rằng, việc cố gắng cho con em mình học lên cũng chẳng được gì hoặc thực sự không đủ khả năng cho con em mình đi học. Chính vì vậy, ngoài những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác giáo dục như miễm giảm học phí cho con em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, đối tượng gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó… thì huyện cần phải có những biện pháp cụ thể như: Chính quyền địa phương kết hợp với nhà trường tổ chức đến thăm hỏi và động viên những gia đình có con em đi học lại có hoàn cảnh khó khăn nhằm vận động họ tạo điều kiện tốt nhất cho con em họ tiếp tục đến trường và giúp họ ý thức được lợi ích của việc đầu tư cho học tập. Có kế hoạch đầu tư xây dựng trường học lớp học và đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy khuyến khích các gia đình cho con em mình tới trường.
Bên cạnh việc giáo dục phổ thông thì vấn đề đào tạo nghề có một vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển kinh tế nói chung ở huyện. Với một lực lượng lao động khá dồi dào, nhưng lao động của huyện chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu của quá trình sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy việc nghiên cứu mở rông quy mô đào tạo hướng nghiệp dạy nghề trên cơ sở xây dựng một kế hoạch đào tạo hợp lý cả về số lượng lẫn chất lượng là nhu cầu cấp thiết đối với huyện.
Phải hướng nghiệp dạy nghề theo các quy trình của Bộ luật lao động. Tổ chức dạy nghề phải gắn với tạo việc làm sau đào tạo, ưu tiên với các đối tượng hướng chính sách xã hội. Tạo cho học viên có tâm lý tin tưởng cho người học để có cơ hội tìm kiếm việc làm. Gắn đào tạo dạy nghề với tổ chức sản xuất để kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, việc tổ chức nâng cao trong độ chuyên môn kỹ thuật hay nâng cao giá trị sức lao động tạo cơ hội cho người lao động có thể lựa chọn những công việc mang lại thu nhập cao hơn nhiều lần so với những giải pháp có tính thiết thực nhất để nâng cao chất lượng lao động là phải có chiến lược đào tạo và đào tạo lại. Bởi lẽ, trong cơ chế thị trường, một loại hàng hoá muốn thắng thế trong cạnh tranh và có được
giá cả cao thì phải có giá trị cao hàng hoá sức lao động cũng không nằm ngoài quy luật đó.
2. Giải pháp về vốn.
Nhu cầu về vốn cho việc đào tạo nâng cao chất lượng lực lượng lao động cho các chương trình và dự án phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn và rất cần thiết nhất là đối với một huyện mà điều kiện về thu nhập và đời sống của rất nhiều hộ dân còn rất thấp.
Lập Thạch là một huyện nghèo của tỉnh vĩnh Phúc, cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều, hệ thống đèn đường, trường, trạm, chưa thể đáp ứng đủ yêu cầu của công cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy, việc đầu tư trợ cấp vốn để phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chiến lược đào tạo là mang tính cấp thiết tạo tiền đề cho việc nâng cao trình độ của người lao động, quy mô sản xuất và trình độ sản xuất.
Để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về việc trợ cấp, cho vay vốn nhằm giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo thì trong những năm tới huyện cần phải thực hiện những giải pháp sau:
- Về phía tổ chức ngân hàng:
+ Lựa chọn những cán bộ có năng lực phẩm chất tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác kiểm kê đánh giá đúng giá trị tài sản thế chấp.
+ Ngân hàng kết hợp với chính quyền địa phương để có sức mạnh lớn nhằm thu hồi vốn đúng và đủ.
- Về phía chính quyền: Phải chọn những cán bộ cơ sở có năng lực uy tín, có tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc trong việc đảm bảo cho người vay vốn, phải có sự tìm hiểu kỹ càng để nắm rõ được mục đích và khả năng thanh toán của người đi vay. Khi xây dựng các dự án phát triển kinh tế, lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình đào tạo để xin vay vốn nhà nước với lãi suất ưu đãi.