Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Thương mại – Du lịch Hải Dương 1 Quá trình hình thành.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương (Trang 36 - 41)

1. Quá trình hình thành.

Ngày 26/11/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 220/SL thành lập Nha Thương vụ trong Bộ kinh tế Việt Nam. Nha Thương vụ được đảm trách nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có nhiệm vụ quan trọng là kinh doanh, buôn bán hàng hoá, tiếp tế lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng phục vụ kháng chiến và đấu tranh kinh tế với địch. Sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, Đảng, Nhà nước ta quyết định lấy ngày 26/11 hàng năm là ngày Thương mại Việt Nam.

2. Quá trình phát triển. - Trong thời kỳ chống Pháp: - Trong thời kỳ chống Pháp:

Đầu năm 1947 Uỷ ban kháng chiến tỉnh Hải Dương thành lập bộ phận công thương chuyên lo hậu cần cho kháng chiến và đấu tranh kinh tế với địch. Chính quyền các cấp đã vận động người buôn bán nhỏ mang lương thực, thực phẩm thuốc chữa bệnh nhu yếu phẩm

từ vùng tạm chiến ra vùng tự do để trao đổi từng bước hình thành các cơ sở giao lưu kinh tế hàng hoá giữa các vùng. Thời kỳ này vật chất đơn sơ, cửa hàng kho, trạm là lán trại dựa vào nhân dân là chủ yếu.

Thương nghiệp quốc doanh được Đảng và Nhà nước giao nắm giữ một số mặt hàng chính bao gồm: lương thực, thực phẩm, sách báo, dược phẩm, tư liệu sản xuất, vật tư nông nghiệp… Với đội ngũ vài chục cán bộ, nhân viên chưa qua buôn bán phần lớn đều từ kháng chiến sang hoạt động thương nghiệp, khó khăn nhiều mặt, từ trình độ quản lý tới nghiệp vụ kinh doanh, nhưng các cụ, các bác, các đồng chí không quản ngại gian khổ, khó khăn, phấn đấu hết lòng cho sự nghiệp của ngành, các bộ, nhân viên thương nghiệp vừa buôn bán, vừa vận động nhân dân sản xuất, cung cấp nhu yếu phẩm cho chiến khu kháng chiến, nhiều nhân viên thương nghiệp kiêm cả dân quân du kích trực tiếp chiến đấu chống càn, cứu thương, một số đồng chí bắt tù đày có đồng chí đã hi sinh trên đường vận chuyển hàng hoá tiếp tế lên chiến khu.

Có thể nói thời kỳ đầu cách mạng, mặc dù hoạt đồng thương nghiệp Hải Dương rất non trẻ nhưng đã giải quyết được vẫn đề cấp bách về vấn đề hậu cần cho công cuộc kháng chiến thắng lợi và điều quan trọng là đặt nền móng cho quá trình hình thành, phát triển thương nghiệp tỉnh nhà sau này.

- Thời kỳ khôi phục phát triển kinh tế ở miền Bắc và phục vụ công cuộc chống Mỹ cứu nước.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Hải Dương cùng các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở ra bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế trong điều kiện vô cùng khó khăn. Khi tiếp quản, cơ sở vật chất về thương nghiệp của chính quyền cũ để lại hầu như không có. Ngành thương nghiệp vừa phải tổ chức lực lượng hàng hoá, lao động, tổ chức mạng lưới buôn bán, bán lẻ từ tỉnh tới huyện phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân, đồng thời trực tiếp tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các hộ công thương nghiệp tư bản. Chỉ sau một thời gian ngắn, được sự lãnh đạo chặt chẽ của các cấp bộ Đảng, chính quyền, trên 40 hộ công thương nghiệp, phần lớn tập trung tại thị xã Hải Dương đã chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, tự nguyện vào công tư hợp doanh, chuyển giao tài sản hàng hoá, cơ sở vật cho nhà nước quản lý.

Trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế của những năm 60, thương nghiệp Hải Dương nhanh chóng phát triển với quy mô ngày càng mở rộng, hệ thống thương nghiệp từ tỉnh tới huyện, cụm xã, đường phố bao gồm:

- Các công ty chuyên doanh cấp tỉnh như: Công ty công nghệ phẩm, công ty Kim khí hoá chất, Công ty vật liệu kiến thiết, Công ty vật tư lâm sản, Công ty nông thổ sản, Công ty dược phẩm, Công ty lương thực, Công ty ăn uống, Công ty thực phẩm, HTX mua bán tỉnh, Công ty ngoại thương…

- ở cấp huyện, thị xã: tổ chức các công ty thương nghiệp huyện kinh doanh tổng hợp, các trạm thu mua hàng ngoại thương XK, và hệ thống HTX mua bán phủ kín từ huyện tới các xã trong toàn tỉnh.

Năm 1964 giặc Mỹ bắn phá miền Bắc, chiến tranh lan rộng, cùng với cả nước thương nghiệp Hải Dương, sản xuất kinh doanh, phục vụ theo yêu cầu nhiệm vụ mới "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược".

Hàng năm ngành thương nghiệp đã lo đủ hàng hoá thiết yếu cung cấp theo định lượng cho cán bộ, nhân dân và bộ đội với khẩu hiệu "Không sợ hàng thiếu, chỉ sợ phân phối không công bằng".

Lúc này thương nghiệp Hải Dương phải chia nhỏ kho tàng cửa hàng, trạm, trại tới các điểm dân cử, bám sát các cụm cơ quan sơ tán, tổ chức nhiều đội xung kích, đưa hàng tới trận địa phục vụ chiến sỹ. Hầu hết nam giới của ngành trong độ tuổi đều lên đường ra trận, nhiều kho, trạm, cửa hàng do 100% nữ giới đảm nhiệm, các mẹ, các chị, vừa buôn bán, vừa trực chiến nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Sau cuộc chiến tranh, giải phóng nhiều cán bộ, Đảng viên, công nhân viên của ngành đã mang thương tật suốt đời, hàng chục liệt sỹ là cán bộ công nhân viên của ngành đã hy sinh trên các chiến trường từ bắc tới nam.

-Thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường

Từ sau năm 1975, mà đặc biệt là trong giai đoạn 20 năm đổi mới, ngành Thương mại đã có bước chuyển về chất. Xuất phát là một trong những kinh tế được bao cấp triệt để nhất của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, khi chuyển sang hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, ban đầu còn bỡ ngõ, lúng túng, thậm trí còn trao đảo không chỉ đối với doanh

nghiệp nhà nước, mà còn cả doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhưng sau đó được Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của toàn xã hội đã giúp Thương mại Hải Dương từng bước trưởng thành.

Từ những cơ sở đầu tiên đến nay đã có đội ngũ ngày càng lớn mạnh gồm: 25 doanh nghiệp TW, 10 doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh, 14 công ty CP, 177 Công ty TNHH, 137 doanh nghiệp tư nhân, và trên 20000 hộ kinh doanh cá thể, 147 chợ trên địa bàn tỉnh, tạo nên một sức mạnh tổng hợp trong sản xuất, kinh doanh.

Từ đầu thập kỷ 90, ngành Thương mại chuyển mạnh sang kinh doanh, cơ chế hai giá được xoá bỏ, lưu thông hàng hoá thuận tiện, tình trạng “ ngăn sông cấm chợ ” được khắc phục, nền sản xuất bắt đầu phát triển.

Hoạt động kinh tế đối ngoại được mở rộng. Ngay từ những năm 1970, tỉnh ta đã đẩy mạnh XK hàng hoá, nhằm nâng cao hiệu quả, và tăng kim ngạch XK. Kim ngạch XK qua một số năm gần đây đạt được như sau: Năm 1997 đạt 36,85 triệu đôla Mỹ, Năm 1998 đạt 34,4 triệu đô la Mỹ, Năm 1999 là 45 triệu đôla Mỹ, Năm 2000 là 42,1 đôla.

Chủng loại hàng hoá XK của tỉnh ngày càng phong phú, tỷ trọng hàng nông sản thực phẩm XK chiếm khoảng 45%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 55% hàng công nghiệp. Hàng nông sản thực phẩm là mũi nhọn của tĩnh đã XK đi 20 nước và vùng lãnh thổ.

Từ đó trở đi thì Sở Thương mại và Du lịch tỉnh Hải Dương đã và đang trên con đường phát triển vững bước trên thị trường và đã mang lại nhiều doanh thu cho nhà nươc nói chung và của tỉnh Hải Dương nói riêng cũng như tạo nhiều việc làm cho người dân trong tỉnh.

Kết quả đạt được nêu trên là nhờ có sự quản lý Nhà nước về Thương mại đã được tăng cường và đổi mới, chức năng kinh doanh đã được tách hẳn ra khỏi chức năng quản lý nhà nước, các doanh nghiệp chủ động sản xuất kinh doanh. Bộ máy của Sở Thương mại- Du lịch được tinh giảm, trình độ cán bộ công chức Văn phòng Sở được nâng cao để đảm đương được các công việc quản lý nhà nước về Thương

mại và Du lịch thuộc các thành phần kinh tế và việc quản lý xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn của tỉnh.

3. Vai trò của Sở Thương mại và Du lịch trong hoạt động du lịch tại Hải Dương.

- Trình UBND tỉnh ban hành quyết định, chỉ thị quản lý nhà nước về du lịch thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Tổng cục du lịch, đồng thời chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình.

- Trình UBND tỉnh quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực về du lịch.

- Trình UBND tỉnh quyết định việc phân công, phân cấp hoặc uỷ quyền quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch đối với UBND huyện, thành phố, các sở, ban, ngành theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án về du lịch đã được phê duyệt; chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyề n, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.

- Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân, các thành phần kinh tế, các hội và tổ chức phi chính phủ, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo quy định của pháp luật; được quyền yêu cầu các thương nhân báo cáo tình hình cung cấp thông tin về hoạt động du lịch của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thẩm định hồ sơ và đề nghị Tổng cục Du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; công nhận cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn tối thiểu và loại đạt tiêu chuẩn xếp hạng 1 sao, 2 sao; cấp chứng chỉ bồi dưỡng ngắn hạn nghề du lịch; cấp, thu hồi các loại thẻ, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ khác thuộc thẩm quyền của Sở theo quy định của pháp luật.

- Trình UBND tỉnh quyết định các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch của tỉnh và phân cấp quản lý các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch; chủ trì phối hợp các cơ

quan liên quan nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh các mô hình, biện pháp bảo vệ trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại các khu, tuyến, điểm du lịch.

- Quản lý tài nguyên du lịch được giao, điều tra đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch và tổng hợp tình hình đầu tư phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được UBND tỉnh giao, thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án đầu tư phát triển thương mại, du lịch hoặc có liên quan đến thương mại, du lịch theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh.

- Thực hiện việc đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Trình UBND tỉnh chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính nhà nước thuộc các lĩnh vực quản lý của Sở.

- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại, du lịch.

- Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch: tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; cung cấp các thông tin về du lịch, các tổ chức và các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực du

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương (Trang 36 - 41)