Tài nguyên văn hoá phi vật thể.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 32)

Tài nguyên văn hoá phi vật thể thực chất là sống ký sinh trên các tài nguyên văn hoá vật thể. Các trò chơi, các lễ hội thường được diễn ra trên những trung tâm văn hoá của từng thời kỳ mà ở giai đoạn cổ xưa chính là các đình, đền, chùa, miếu.

* Các lễ hội tiêu biểu tại Hải Dương.

Lễ hội, sinh hoạt văn hoá dân gian cũng là một loại tài nguyên nhân văn, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút du khách cao, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phông tục tập quán của nhân dân đại phương. Lễ hội là một hình thức văn hoá đặc săc phản ánh đời sống của mỗi dân tộc, gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình thu hút, quảng bá của khu du lịch. Không thể tách rời các nội dung lễ hội ra khỏi các di tích, cũng như không thể tách nội dung lễ hội truyền thống ra khỏi các chương trình du lịch. Vì vậy, cần khai thác di tích lịch sử và lễ hội truyền thống như một loại hình du lịch văn hoá chuyên đề gắn với tour du lịch.

- Lễ hội Côn Sơn ( Chí Linh )

Chùa Côn Sơn ở huyện Chí Linh thờ Huyền Quang ( Lý Đạo Tái ) một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm và Nguyễn Trãi - nhà thơ lớn của Việt Nam thế kỷ 15, nhà quân sự, nhà nhính trị thiên tài của nghĩa quân Lam Sơn, Hội xuân từ 16 đên 22 tháng riêng âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ vị tổ thứ 13 của phái Trúc Lâm. Hội thu từ 15 – 20 tháng 8 âm lịch tưởng niệm Nguyễn Trãi. Khách thập phương đến với lễ hội để tưởng niệm và vãn cảnh danh thắng.

- Hội Kiếp Bạc ( Hưng Đạo – Chí Linh )

Là trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng rất hưng thịnh trước đây. Lễ hội đền Kiếp Bạc diễn ra hàng năm từ 18 – 20 tháng 8 âm lịch tại đền Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh. Đền Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, vị tướng kiệt suất thời Trần, tài đức song toàn. Lễ hội gồm có lễ rước, diễn thuỷ binh trên sông Lục Đầu. Khách về dự hội rất đông vừa để vãn cảnh, vừa để tham dự ngày giỗ của tướng quân Trần Hưng Đạo.

- Hội đền Quan Lớn Tuần Tranh ( Đồng Tâm – Ninh Giang )

Theo truyền thuyết đền thờ thần Sông Nước để thuyền bè đi ngang qua được bình an, lễ hội hàng năm mở vào ngày 25 tháng 2 âm lịch gần bén đò Tranh, Ninh

Giang, Hải Dương để cúng thần sông cầu bình an. Ngoài nghi thức lễ bái, hội có lên đồng, hầu bóng, hát chầu văn.

- Hội đền Yết Kiêu( Gia Lộc ) .

Còn gọi là hội Đền Quát. Đền Yết Kiêu ở làng Hạ Bì là quê hương của ông, lễ hội hàng năm được mở vào ngày 15 tháng riêng âm lịch để nghi nhớ công ơn của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Sau phần nghi lễ, phần hội có đánh cờ, bơi lội, đánh đáo đĩa, hội có bơi trải, bơi triềng trình làng.

- Lễ hội Đền Cao ( An Lạc – Chí Linh )

Lễ hội Đền Cao mở trong 3 ngày từ 22 đến 24 tháng riêng âm lịch hàng năm. Ngày rước thánh là ngày 22, tất cả kiệu rước, nghi trang, cờ quạt, tán lọng đều được sắm sửa ở Đền Cả, đến ngày 23 sẽ rước về Đền Cao và làm lễ dâng hương. Sáng 23, lễ hội bắt đầu bằng đám rước kiệu. Đi trước là đội cồng và kỳ lân, tiếp sau có 6 kiệu. Kiệu thứ nhất rước bài vị sắc phong của năm anh em họ Vương. Ngoài ra còn có kiệu rước Thành Hoàng làng. Đoàn rước xuất phát từ Đền Cả qua đền Bến Cả, Đền Bến Tràng rồi dừng ở Đền Cao. Sau đó là lúc mọi người trẩy hội và thắp hương. Ngày cuối cùng của lễ hội, bốn kiệu rước được đưa về Đền Cả. Cảnh lễ hội diễn ra thật náo nức, sống động.

- Lễ hội An Phụ ( Kinh Môn )

Cũng gọi là lễ hội Đền Cao ( trên núi An Phụ có chùa Tường Vân cổ kính tục gọi là chùa Cao ) được tổ chức vào mồng 1 tháng 4 âm lịch, kỷ niệm ngày mất của An Sinh Vương Trần Liễu, việc chảy hội thành tập quán của nhân dân từ nhiều thế kỷ.

Một phần của tài liệu Tiềm năng du lịch và phương hướng, biện pháp phát triển du lịch tỉnh Hải Dương (Trang 31 - 32)