Giai đoạn từ tháng 7 năm 1997 đến 26/2/1999

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới phát triển kinh tế ở Việt Nam ppt (Trang 39 - 41)

II. Giai đoạn từ tháng 3 năm 1989 đến nay (chính sách tỷ giá

3. Giai đoạn từ tháng 7 năm 1997 đến 26/2/1999

3.1. Tình hình chung

Tháng 7 năm 1997, khủng hoảng tài chính Đông á nổ ra bắt đầu từ Thái Lan và nhanh chóng ảnh h-ởng đến các n-ớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Cuộc khủng hoảng này đã tác động đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế:

Thứ nhất, đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng: cuộc khủng hoảng đã gây nên sức ép giảm giá đồng Việt Nam trên thị tr-ờng ngoại tệ, làm thay đổi cơ cấu tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. Đồng Việt Nam giảm giá đã khiến nhu cầu vay vốn bằng nội tệ tăng khiến lãi suất tăng theo, bên cạnh đó sự giảm giá này còn tăng gánh nặng nợ bằng ngoại tệ của các đơn vị kinh tế.

Thứ hai, đối với hoạt động ngoại th-ơng: khủng hoảng đã làm sụt giảm giá trị xuất khẩu, đồng thời do sự giảm giá mạnh của các đồng tiền khác trong khu vực nên hàng hoá các n-ớc này tràn vào thị tr-ờng Việt Nam.

Thứ ba, đối với đầu t-: khủng hoảng diễn ra đã khiến đầu t- n-ớc ngoài giảm mạnh. Ngoài ra, do tỷ giá tăng, tình hình kinh tế bất ổn nên các doanh nghiệp trong n-ớc cũng hạn chế đầu t-.

Thứ t-, đối với thu chi ngân sách Nhà n-ớc: khủng hoảng đã làm tăng gánh nặng nợ, mặt khác để hỗ trợ nền kinh tế, Nhà n-ớc phải thực hiện một số chính sách chi tiêu nhiều hơn khiến cho ngân sách thâm hụt nặng nề hơn.

Thứ năm, đối với tăng tr-ởng kinh tế, dự trữ quốc gia: thông qua hoạt động ngoại th-ơng và đầu t- n-ớc ngoài, khủng hoảng đã khiến cho tốc độ tăng tr-ởng kinh tế giảm sút chỉ còn 5,8% vào năm 1998, thấp nhất kể từ 1990.

Tr-ớc những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính Đông á, chính sách tỷ giá đã có những thay đổi.

http://svnckh.com.vn 40

3.2. Chính sách tỷ giá và những tác động đến nền kinh tế

Trong thời gian này, Ngân hàng Nhà n-ớc đã liên tục điều chỉnh cả về mức tỷ giá và biên độ dao động (Bảng 10). Việc điều chỉnh mức tỷ giá liên tục với biên độ dao động lớn (10% vào tháng 10 năm 1997 và 7% kể từ tháng 8 năm 1998) cho thấy chính sách tỷ giá của Việt Nam lúc này đ-ợc đ-a gần về cực thả nổi hơn, linh hoạt hơn, phù hợp với các luận cứ lựa chọn chế độ tỷ giá khi nền kinh tế gặp phải cơn sốc từ thị tr-ờng bên ngoài. Tỷ giá đã tăng mạnh khi biên độ dao động đ-ợc nới rộng đã có tác động tích cực đối với xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Cán cân th-ơng mại trong thời kỳ này tiếp tục đ-ợc cải thiện nh- có thể thấy trên đồ thị 4. Chính sách tỷ giá đã giúp cho nền kinh tế dù trong khủng hoảng nh-ng vẫn đạt tăng tr-ởng với tốc độ 5,8% (cao hơn so với dự đoán ban đầu của Ngân hàng Thế giới chỉ khoảng 3,5% đến 4,5%), đầu t- trực tiếp n-ớc ngoài chỉ giảm 17,5%, (thấp hơn rất nhiều so với con số dự đoán là 60%). Lạm phát đ-ợc kiềm chế d-ới 10% (lạm phát năm 1998 là 9,2%).

Cuối năm 1998, cung cầu trên thị tr-ờng chính thức đã đ-ợc cải thiện đáng kể, khoảng cách chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị tr-ờng chợ đen chỉ khoảng 1%. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia vẫn tiếp tục đ-ợc gia tăng.

Bảng 10: Những lần điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch giai đoạn 1997 - 1999

Mốc thời gian Tỷ giá cũ (VND/USD)

Tỷ giá mới (sau điều

chỉnh) (VND/USD)

Biên độ giao dịch mới (sau điều chỉnh) 13.10.1997 ±10% 16.02.1998 11.175 11.800 7.08.1998 12.998 ±7% 6.11.1998 12.992 14.11.1998 12.991 16.11.1998 12.989 26.11.1998 12.987 15.01.1999 12.980

Nguồn: TS. Nguyễn Ngọc Định, nhìn lại chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2005, tạp chí Phát triển kinh tế, tháng 2 năm 2005

http://svnckh.com.vn 41 Tuy nhiên sự mở rộng biên độ tỷ giá tạo điều kiện xuống giá đồng Việt Nam trong giai đoạn này cũng có tác động tiêu cực là làm tăng gánh nặng nợ n-ớc ngoài của cả chính phủ và các doanh nghiệp có vốn vay n-ớc ngoài

3.3. Đánh giá chung

Chính sách tỷ giá trong thời kỳ này về cơ bản là phù hợp với quy luật chung, sự điều chỉnh liên tục mức tỷ giá chính thức cũng nh- biên độ dao động đã giúp tỷ giá vận động linh hoạt, che chắn cho nền kinh tế khỏi cơn sốc từ thị tr-ờng tiền tệ thế giới. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, mức tỷ giá chính thức lại không đ-ợc điều chỉnh kịp thời nên đã có lúc tạo nên tình trạng căng thẳng trên thị tr-ờng chính thức. Bên cạnh đó, các công cụ tác động vào tỷ giá ch-a đ-ợc sử dụng hiệu quả: công cụ quản lý ngoại hối với việc quản lý thu đổi ngoại tệ còn lỏng lẻo đã hạn chế khả năng kiểm soát các nguồn ngoại tệ l-u hành trong n-ớc; công cụ nghiệp vụ thị tr-ờng mở đ-ợc sử dụng song ch-a phát huy đ-ợc tác dụng trong điều hành tỷ giá chủ yếu do các nghiệp vụ còn quá sơ sài. Thêm nữa, Ngân hàng Nhà n-ớc đã khống chế chênh lệch tỷ giá mua và bán quá cứng nhắc làm cho tỷ giá vẫn ch-a thực sự vận hành đúng theo quy luật cung cầu. Những yếu kém trên đã đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách tỷ giá trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài:Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới phát triển kinh tế ở Việt Nam ppt (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)