Tài trợ nhập khẩu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

- Nhóm hàng tư liệu sản xuất Nhóm hàng tiêu dùng

3. Việc đảm bảo tiền vay phải được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc NHNN và hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của NHN 0 đối với khách hàng.

2.3.4.2 Tài trợ nhập khẩu

Mở L/C, cho vay ký quỹ sửa đổi tăng giá trị L/C, cho vay thanh toán L/C là hình thức tài trợ nhập khẩu của Sở.

* Mở L/C

Khi khách hàng yêu cầu mở L/C, khách hàng phải gửi Sở bộ hồ sơ gồm : + Thư yêu cầu mở L/C

+ Hợp đồng nhập khẩu

+ Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu.

Cán bộ ngân hàng sẽ xem xét, xác định mức ký quỹ trong vòng 8 giờ làm việc và khách hàng phải chuyển đủ số tiền ký quỹ vào tài khoản ký quỹ trước khi ngân hàng mở L/C. Sở không cho khách hàng vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ.

NHNo không cho khách hàng mở L/C vay để chuyển vào tài khoản ký quỹ. Ngân hàng chỉ cho vay ký quỹ L/C khi có sửa đổi tăng giá trị L/C và khách hàng đề nghị thanh toán bằng vốn vay của Sở. Lúc này, phòng tín dụng sẽ xét cho vay khoản vốn bổ sung tương ứng.Nếu Sở cho vay thì sẽ hạch toán nội bảng số tiền ký quỹ bổ sung và hạch toán ngoại bảng số tiền tăng giá trị L/C.

* Cho vay thanh toán L/C

Sau khi khách hàng nộp hồ sơ xin vay để thanh toán L/C hoặc xin vay chuyển tiền, Sở tiến hành phân loại khách hàng, thẩm định hồ sơ như quy trình nêu trên.

Nếu đồng ý cho vay, Sở sẽ ký hợp đồng tín dụng ngoại tệ với khách hàng. Hợp đồng tín dụng ngoại tệ là cơ sở pháp lý ràng buộc giữa khách hàng và ngân hàng, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trách nhiệm của Sở là sắp xếp vốn để người vay lập thủ tục thanh toán cho phía nước ngoài. Trách nhiệm của người vay là ký quỹ đầy đủ, chịu chi phí ( chi phí mở L/C, chi phí chuyển tiền...), thanh toán gốc và lãi vốn vay đầy đủ và đúng hạn...

Người vay mà cụ thể ở đây là người nhập khẩu phải có số vốn tự có đảm bảo giá trị hàng hoá cần thanh toán. Sau khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, người vay phải tiến hành ký quỹ một số tiền tỷ lệ với tổng vốn vay. Số tiền ký quỹ này là một phần vốn tự có của người vay được xác định đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên uy tín khách hàng, mặt hàng nhập khẩu và mức ký quỹ cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn. Mức ký quỹ này cũng trong khoảng mức ký quỹ tối thiểu và tối đa do Tổng giám đốc NHNo&PTNTVN quy định trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)