Những khó khăn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

- Nhóm hàng tư liệu sản xuất Nhóm hàng tiêu dùng

2.3.1.2 Những khó khăn

* Những khó khăn về môi trường pháp lý

Hầu hết các giao dịch thanh toán bằng phương pháp tín dụng chứng từ đều tuân theo UCP nhưng UCP chỉ là thông lệ quốc tế và nếu UCP trái với luật quốc gia thì phải tuân theo luật quốc gia. Hiện nay, do chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể các tranh chấp liên quan đến thanh toán bằng L/C hoặc phương pháp thanh toán khác nên ngân hàng và các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro khi có tranh chấp xảy ra.

Luật doanh nghiệp ra đời tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển nhưng về góc độ nào đó thì doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng. Đó là bởi ngân hàng thường không muốn đầu tư cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh khi không có tài sản thế chấp.

* Những khó khăn về môi trường kinh doanh

Hà Nội là nơi hội tụ của nhiều tổ chức tín dụng. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 26 SGD và chi nhánh thành viên của các NHTMQD. Hà Nội còn có mạng lưới của NHTMCP với 5 SGD & 9 chi nhánh, ngân hàng nước ngoài với 3 chi nhánh & 2 chi nhánh phụ, ngân hàng liên doanh với SGD & 2 chi nhánh. Trong khi đó, SGDI chỉ mới tham gia hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu từ năm 1998 nên các cán bộ còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, hoạt động này của Sở gặp nhiều bất lợi so với các ngân hàng thương mại khác như ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Đầu tư, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội... là những ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu lâu năm với bề dày kinh nghiệm và họ đã chiếm lĩnh hầu hết khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trong việc giành giật khách hàng là DNNN thành viên của các Tổng công ty 90, Tổng công ty 91, các công ty cổ phần, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và những khách hàng có nguồn USD. Trong cuộc cạnh tranh này, lợi thế thuộc về ngân hàng nước ngoài, chi nhánh liên doanh và các NHTM trong nước có năng lực tài chính cao, bình quân lãi suất đầu vào thấp, có công nghệ thanh toán hiện đại.Thêm vào đó, trong lĩnh vực huy động tiền gửi và cho vay hiện nay đã có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bằng công

cụ lãi suất giữa các ngân hàng, thậm chí giữa các chi nhánh theo xu hướng hạ thấp lãi suất, giải quyết nhanh gọn nhu cầu của khách hàng lớn.

* Những khó khăn từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Do thời gian mở cửa hội nhập chưa lâu nên các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong làm ăn, kinh doanh với nước ngoài. Trong khi đó, các đối tác nước ngoài lại là các chuyên gia có kinh nghiệm, đã kinh doanh lâu trên thương trường quốc tế làm cho các doanh nghiệm Việt Nam không tránh khỏi thiệt thòi khi làm ăn với họ. Thêm vào đó, sự hiểu biết về thông lệ, luật pháp quốc tế, luật pháp của nước đối tác của các doanh nghiệp Việt Nam rất hạn chế nên khi xảy ra rủi ro, tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam thường là người chịu thiệt mà ngân hàng là người hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nên ngân hàng cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ngân hàng là người tư vấn cho các doanh nghiệp nhưng nhiều khi do trình độ có hạn nên các doanh nghiệp không thực hiện theo lời tư vấn của ngân hàng dẫn đến việc doanh nghiệp bị lừa hoặc chịu thiệt trong kinh doanh. Doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả cũng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và hoạt động của ngân hàng.

Bên cạnh những bất lợi do trình độ và kinh nghiệm có hạn của doanh nghiệp mang lại, doanh nghiệp và ngân hàng còn gặp khó khăn do thực lực tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam còn quá yếu. Có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng nên nếu buôn bán với nước ngoài bị thua lỗ thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

* Những khó khăn từ phía SGDI

Như đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở chỉ mới bắt đầu từ năm 1998 nên các cán bộ làm công tác này còn chưa có nhiều kinh nghiệm, phải vừa làm vừa học hỏi. Năng lực cán bộ tín dụng không đồng đều. Cán bộ làm nghiệp vụ này phần lớn là mới, chưa qua lớp tập huấn chính thức nhưng do số lượng công việc ngày một nhiều nên phải bắt tay ngay vào công việc. Mặt khác, thời gian để truyền đạt kinh nghiệm và kiến thức của những cán bộ đi trước cho những cán bộ mới là ít nên đôi khi còn sai sót trong nghiệp vụ.

Sở giao dịch I chưa tự cân đối được nguồn ngoại tệ giữa xuất và nhập. Thêm vào đó, nguồn ngoại tệ Sở huy động được chủ yếu gửi Sở đầu mối để hưởng phí nên Sở phải phụ thuộc vào cơ chế và phí điều hoà làm cho sự chủ động trong sử dụng vốn chưa cao.

Khi thực hiện mở L/C nhập khẩu, việc quyết định mức ký quỹ là rất quan trọng nhưng hiện nay, theo quyết định 447/NHNo ngày 7/6/2001 quy định về quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNo chưa quy định cụ thể mức ký quỹ tối đa và mức ký quỹ tối thiểu trong từng thời kỳ. Vì vậy, chưa có mức ký quỹ thống nhất cho từng đối tượng khách hàng. Khi mức ký quỹ không được đảm bảo chắc chắn thì nếu có rủi ro tỷ giá xảy ra, ngân hàng mở L/C (Sở I) sẽ chịu thiệt thòi. Nếu Sở đã thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu (vì L/C phù hợp bộ chứng từ) mà người nhập khẩu không thanh toán cho ngân hàng vì tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn tỷ lệ trượt giá của nội tệ thì Sở I là người chịu rủi ro.

Bên cạnh đó, trang thiết bị của SGDI còn chưa hiện đại bằng một số ngân hàng thương mại khác nên cũng làm giảm phần hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)