Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam (Trang 27 - 31)

5. Báo cáo thường niên TechcomBank 200 6, 2007,

2.2.1Các sản phẩm chính cho vay tiêu dùng của ngân hàng

Ngân hàng Techcombank đã đưa ra các nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng bao gồm:

Vay mua ô tô

Đặc điểm cho vay mua ô tô: Hạn mức

vay tối đa

Thời hạn vay

tối đa Áp dụng cho loại tài sản đảm bảo

80% tùy theo từng

thời kỳ Nhà, quyền sử dụng đất

75% tùy theo từng thời kỳ

Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng).

70% tùy theo từng thời kỳ

Xe định mua (xe mới 100% và có giá trị nhỏ hơn 1 tỷ đồng).

65% tùy theo từng thời kỳ

Xe đã qua sử dụng (xe nhập khẩu dưới 5000km, xe phục vụ hội nghị cao cấp, đấu thầu).

50% tùy theo từng thời kỳ

Xe đã qua sử dụng (xe mua đi bán lại, xe có linh kiện nhập khẩu từ Trung Quốc).

Khách hàng chỉ cần đảm bảo bằng chiếc xe đang đi của mình. Nếu như vay trong thời gian ngắn hạn, khách hàng sẽ trả lãi hàng tháng và lịch trả gốc sẽ do hai bên thỏa thuận. Còn cho vay trung và dài hạn, khách hàng sẽ trả gốc và lãi hàng tháng hoặc quý. Đồng thời khách hàng cũng được phép trả góp khoản vay. Khách hàng chỉ cần có 40% giá trị chiếc xe mong muốn Techcombank sẽ hỗ trợ khách hàng phần còn lại.

Vay mua nhà

Ngân hàng cho vay tối đa lên tới 60% tổng nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá 2 tỷ đồng đối với xây, sửa nhà và không quá 7 tỷ đồng đối với trường hợp mua nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của nhà nước và chuyển quyền sử dụng đất, và tối thiểu là 30 triệu đồng.

Gia đình trẻ

Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên tới 1.500.000.000 VND đáp ứng nhu cầu trọn gói của cá nhân và gia đình về nhà ở, trang bị đồ dùng gia đình, ô tô. Tỷ lệ cho vay tối đa: 60% tổng nhu cầu vốn vay mua nhà, 80% tổng nhu cầu vốn vay mua ô tô (theo chương trình Ô tô xịn), 50% tổng nhu cầu vốn vay mua sắm trang thiết bị sinh hoạt (tối thiểu vay mua trang thiết bị là 30 triệu đồng).

Đối tượng cho vay chủ yếu là các gia đình trẻ. Ngoài lãi, khách hàng chỉ phải thanh toán 15% vốn gốc trong ¼ thời gian đầu và 25%, 30% và 30% trong các ¼ thời gian còn lại.

Mua nhà trả góp

Đặc điểm

Khác hàng không cần đặt cọc, không tài sản đảm bảo

Ngân hàng có thể cho vay tối đa lên đến 200 triệu đồng, tối thiểu 20 triệu đồng. Thời hạn vay : tối đa 36 tháng. Lãi suất: cố định trên dư nợ giảm dần hoặc dư nợ ban đầu

Ứng trước tài khoản

o Khách hàng được phép chi tiêu vượt quá số tiền có trong tài khoản cá nhân và có thể sử dụng số tiền đó bất cứ khi nào – qua thẻ thanh toán F@stAccess hoặc rút

trực tiếp tại các điểm giao dịch của Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách hàng chỉ phải trả lãi cho thời gian sử dụng tiền thực tế.

o Hai hình thức của F@stAdvance:

Có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F1): Giá trị hạn mức được xác định tùy thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng nhưng tối đa không quá 300 triệu VND.

Không có tài sản đảm bảo (F@stAdvance F2): Khách hàng sử dụng uy tín của mình để đảm bảo cho hạn mức ứng trước, hoặc được cơ quan đang công tác bảo lãnh. Hạn mức ứng trước tối đa 4-5 tháng lương nhưng không quá 100 triệu VND.

Du học

Ngân hàng cho người vay tối đa : 50% học phí của khóa học . Thời hạn cho vay tối đa 48 tháng . Lãi suất cho vay là cố định trong năm đầu tiên. Trong thời gian học, học viên không phải trả gốc vay. Hàng tháng phải trả lãi tiền vay.

Trả gốc vốn vay từng phần sau khi kết thúc chương trình học. Thời gian trả toàn bộ

gốc vay không quá 24 tháng kể từ khi kết thúc khóa học

2.2.2 Quy trình tín dụng của ngân hàng Bước 1: tiếp nhận hồ sơ vay vốn

- Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng làm thủ tục hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ mà khách hàng đưa đến

- Trao đổi với khách hàng về thủ tục vay vốn và các quy định tính lãi của ngân hàng

Hồ sơ vay vốn bao gồm:

 Giấy đề nghị vay vốn

 Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng  Phương án kinh doanh và nguồn trả nợ

 Các giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo  Các giấy tờ cần thiết khác

Bước 2: Thẩm định các khoản vay

Đầu tiên cán bộ tín dụng cần thẩm định tư các pháp lý của khách hàng. Sau đó thẩm định tình tình kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng bằng cách xem xét các báo cáo tài chính, nguồn thu nhập của khách hàng. Thẩm định phương án vay vốn và hiệu quả sử dụng vốn: Xem xét tính thích hợp của các phương án kinh doanh, so sánh nhu cầu vốn và vốn tự có của cá nhân, kế hoạch trả nợ của khách hàng. Mặt khác phân

tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của về hồ sơ mà ngân hàng cung cấp.

Bước 3: Hoàn chỉnh thủ tục cho vay và giải ngân

Hoàn thiện các giấy tờ cho vay cần thiết cho thủ tục phê duyệt theo quyết định cho vay chính thức của ngân hàng

Kiểm tra các thông tin của khách hàng,các báo cáo tài chính, kiểm tra hiện trạng của tài sản đảm bảo

Sau đó ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với ngân hàng dựa trên các điều kiện đã thỏa thuận. Sau đó cán bộ tín dụng đưa hợp đồng và khế ước lên cho phòng hạch toán để tiến hàng thu phí và giải ngân

Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi kí hợp đồng tín dụng đã được kí kết.giải ngân là phát tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng được cam kết. Nó cũng là khâu quan trọng vì nó giúp kiểm tra các sai sót của các khâu trước đó.

Bước 4: Theo dõi kiểm tra đánh giá hoạt động sử dụng tiền vay

- Cán bộ tín dụng theo dõi hoạt động sử dụng khoản vay của ngân hàng. Đảm bảo khoản vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết

Bước 5: Xử lý khoản vay có vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với các khoản vay có vấn đề như khách hàng tẩu tán tài sản đảm bảo,khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì cán bộ tín dụng của ngân hàng cần kiểm tra lại tài sản và vốn của ngân hàng và viết tờ trình thẩm định cho ngân hàng để xử lý hoặc chuyển nợ

Bước 6: Thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo

Cán bộ tín dụng phải đôn đốc khách hàng trả nợ trước thời hạn 5 đên 15 ngày. Đôn đốc vệc trả nợ của khách hàng và thu lãi theo định kì của khoản vay. Khâu này có 3 bước

(1) Thu nợ : Ngân hàng hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo hình thức cho vay và điều kiện khoản vay mà ngân hàng thỏa thuận và lựa chọn hình thức thu nợ.

(2) Tái xét hợp đồng tín dụng : thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng, tín dụng phát hiện rủi ro.

(3) Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn hợp đồng và khách hàng hoàn trả nghia vụ trả nợ thì ngân hàng là thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản.

Bước 7: Tất toán khoản vay

Ngân hàng sẽ tất toán khoản vay khi khách hàng trả hết lãi và gốc cho ngân hàn

Bước 8: Chế độ lưu trữ báo cáo khoản vay

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Kĩ Thương Việt Nam (Trang 27 - 31)