Các giải pháp chủ yếu nâng cao lợi nhuận cho công ty cổ phần đầu tư ngọc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư Ngọc lâm (Trang 50 - 55)

lâm

Một số biện pháp cơ bản nâng cao lợi nhuận của doanh nghiêp: Tuỳ thuộc vào từng doanh nghiệp, từng ngành nghề kinh doanh để áp dụng giải pháp nâng cao lợi nhuận không thể quan niệm một cách cứng nhắc rằng cứ giảm chi, tăng thu là nâng cao lợi nhuận, đạt hiệu quả kinh doanh mà phải giảm chi và tăng thu một cách toàn diện sao cho tốc độ tăng của chi phí luôn thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập (nghĩa là chi và thu đều có thể tăng đồng thời) các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình các giải pháp sau:

- Tăng doanh thu tiêu thụ hàng hoá.

+ Doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh và lập phương án phù hợp với thực tế để tận dụng tối đa các nguồn cho sản xuất và kinh doanh.

 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ tăng.

 Tăng lợi nhuận.

+ Lựa chọn cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh hợp lý xem thị trường cần gì chứ không phải doanh nghiệp có gì, tuỳ thuộc vào tình trạng hiện tại của cạnh tranh mà có những chọn lựa thích hợp.

+ Tổ chức thanh toán gọn, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng từng thị trường.

+ Có các chính sách hậu quả đối với khách hàng truyền thống, khách mua với số lượng lớn, khách mua lần đầu.

+ Tự tìm đến với khách hàng chứ không đợi khách hàng đến với doanh nghiệp.

- Hạ thấp chi phí

Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp do đó việc giảm chi phí , nhất là chi phí bất hợp lý cũng là một biện pháp hữu hiệu mà các doanh nghiệp thường áp dụng vì tiết kiệm chi phí dẫn đến hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để hạ giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần phải . + Tăng năng suất lao động.

Doanh nghiệp phải tổ chức sắp xếp lao động hợp lý, đảm bảo đúng người đúng việc, có biện pháp khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích công nhân viên tăng năng suất lao động, loại trừ tình trạng lãng phí lao động và máy móc, phát huy được năng lực, tinh thần trách nhiệm của mọi người trong công việc, tạo ra môi trường làm việc năng suất và chất lượng cao.

+ Tổ chức khai thác tốt nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp.

Nguồn hàng, nguồn cung ứng đầu vào sẽ cung cấp hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự ổn định và chất lượng nguồn hàng tốt cho phép doanh nghiệp giảm được chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, góp phần làm giảm giá thành đầu ra của sản phẩm.

+ Giảm chi phí trực tiếp.

Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giảm chi phí trực tiếp trước hết là tiết kiệm chi phí vật tư, chi phí quản lý, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất, giảm được nhu cầu vốn lưu động.

- Huy động, tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ có thể có được và ngày càng cao khi doanh nghiệp có một cơ cấu vốn phù hợp và sử dụng hiệu quả. Để doanh nghiệp có khả năng tài chính đủ mạnh và vững vàng thì việc huy động và sử dụng vốn rất khó, cần phải.

 Xác định nhu cầu vốn lưu động, tránh ứ đọng vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.

 Huy động vốn đầy đủ và kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả đảm bảo quay vòng vốn nhanh. Từ những biện pháp chung cho những doanh nghiệp kể trên và từ thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như diễn biến tình hình thị trường, có thể thấy rằng rất cần thiết nâng cao lợi nhuận để có thể đứng vững trên thương trường

và ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những giải pháp cơ bản sau:

1. Đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Công ty phải tăng cường tìm hiểu thị trường, bám sát, nắm bắt nhu cầu khách hàng về các loại sản phẩm và dịch vụ sây lắp của Công ty. Công ty cần tổ chức tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường. Điều này giúp Công ty nắm được những thị trường cần, sức mua của thị trường cũng như các đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hiệu quả.

Thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường chưa thực sự được coi trọng. Trong điều kiện kinh doanh như hiện nay Công ty không thể coi nhẹ công tác này, Công ty nên có kế hoạch nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh, công tác nghiên cứu thị trường phải trở thành hoạt động chính thức thường xuyên của Công ty trong thời gian tới.

Điều tra nghiên cứu thị trường phải nắm bắt được các thông tin cần thiết giúp Công ty xác định được dung lượng của thị trường, loại sản phẩm mức thu nhập của người tiêu dùng, đặc điểm phong tục tập quán, điều kiện địa hình đường xá, phương tiện giao thông. Đồng thời việc nghiên cứu thị trường phải xác định được tỷ trọng của thị trường, kiểm soát được, đánh giá vị trí của Công ty trong sự tương quan với các đối thủ cạnh tranh. Mặt khác, Công ty phải xác định được cơ cấu thị trường theo vùng, theo từng đối tượng và theo kênh tiêu thụ sản phẩm, từ đó xác định được thị trường mục tiêu của Công ty chủ yếu là khu vực phía Bắc.

Để tổ chức công tác này đòi hỏi Công ty phải có được đội ngũ cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường, nắm vững nghiệp vụ kinh doanh Marketing, thu thập thông tin và phân tích tổng hợp thông tin, tiếp cận khách hàng... Bên cạnh đó để đảm bảo thông tin nhiều mặt, có chất lượng Công ty cần bố trí các thiết bị thông tin hiện đại như điện thoại, máy fax hay các phương tiện lưu trữ, quản lý thông tin gọn nhẹ, nhanh chóng, chính xác. Công ty cần quan hệ chặt chẽ với cơ quan thông tin thị trường, đặt các loại sách báo tạp chí kinh tế để bổ sung thông tin cần thiết. Đồng thời tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng, cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng tiêu thụ sản phẩm của Công ty, một số vùng dân cư trọng điểm, tổ chức trưng cầu ý kiến qua các đại lý. Hàng tháng các nhân viên nghiên cứu

thị trường phải lập báo cáo chi tiết, chính xác về từng thị trường hay từng mảng thị trường mà mình phụ trách để Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó đề ra kế hoạch kinh doanh có hiệu quả. Thông qua hoạt động nghiên cứu thăm dò, Công ty sẽ phân tích thuận lợi, khó khăn của từng thị trường tìm ra giải pháp phát triển và mở rộng từng vùng thị trường đó.

Để thực hiện tốt công việc nghiên cứu thị trường Công ty nên thành lập riêng một phòng Marketing tách riêng với phòng kinh doanh. Phòng sẽ bao gồm những nhân viên chuyên trách làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kinh doanh. Tốt nhất các nhân viên này nên được chọn từ những nhân viên của phòng kế hoạch và phòng kinh doanh vì họ có sẵn kinh nghiệm nghiên cứu thị trường và phân tích kinh doanh, hơn nữa lại am hiểu tình hình thị trường của Công ty.

2. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

Mạng lưới tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất có vai trò hết sức quan trọng, nó là cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của Công ty. Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo tính liên tục của quá trình lưu thông, góp phần mở rộng thị trường, làm tăng uy tín và khả năng cạnh tranh của Công ty.

Mạng lưới bán hàng của Công ty hiện tại phân bố rộng khắp ở các tỉnh và thành phố lớn ở khu vực phía Bắc, tuy nhiên công tác tổ chức bán và phân phối sản phẩm chưa tốt, sản phẩm chưa được giới thiệu đến tận tay người tiêu dùng nhất là dân cư ở những vùng xa Hà Nội. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần hoàn thiện và phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm

3. Quảng cáo xúc tiến bán hàng

Công ty nên dành một khoản ngân sách nhất định cho lĩnh vực này. Việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cũng hết sức quan trọng, quảng cáo phải đem đến cho người tiêu dùng các thông tin về chất lượng, hình ảnh, mẫu mã của sản phẩm. Mỗi khi Công ty có nhập một loại sản phẩm mới đều nên tổ chức quảng cáo. Công ty cần tăng cường quảng cáo vào những thời điểm nhất định trong năm.

Ngoài ra cần tổ chức hội nghị khách hàng, hàng năm để lấy ý kiến đóng góp về các ưu nhược điểm của sản phẩm từ đó có chính sách đáp ứng thích nghi.

Bên cạnh đó Công ty nên thực hiện các hình thức chiết khấu, giảm giá để khuyến khích người tiêu dùng mua hàng. Công ty tiếp tục xin làm đại lý chính thức cho các hãng nước ngoài để phân phối sản phẩm của họ. Để làm được nó Công ty cần phải nghiên cứu tìm hiểu nguồn hàng trong và ngoài nước, đồng thời nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về từng loại sản phẩm. Trong mỗi giai đoạn có một cơ cấu nguồn hàng thích hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nâng cao tốc độ chu chuyển hàng hoá.

4. Chính sách giá cả

Công ty nên có chính sách giá cả hợp lý, xây dựng theo mức giả chuẩn áp dụng cho giá bán buôn và giá bán lẻ, giá cho khách hàng mua khối lượng lớn và thanh toán nhanh chóng thông qua việc áp dụng linh hoạt các công cụ chiết khấu giảm giá. Hiện nay các khoản giảm giá và chiết khấu chưa được Công ty áp dụng nhiều và chưa khuyến khích được người tiêu dùng do vậy còn để khách hàng nợ đọng nhiều. Vì vậy cần xác định mức chi phí có thể tiết kiệm do tiêu thụ được nhiều hàng hoá và do thanh toán nhanh, Công ty nên có mức chiết khấu và giảm giá cho khách hàng. Bên cạnh việc áp dụng linh hoạt các chính sách thì Công ty cũng có các biện pháp trừng phạt đối với các khách hàng không đúng hạn.

5. Về dịch vụ

Ngày nay để thắng trong cạnh tranh thì một yếu tố vô cùng quan trọng là bên cạnh việc bán sản phẩm, nhà cung cấp sản phẩm phải kèm theo dịch vụ trước và sau khi bán hàng. Mặt hàng Công ty bán có liên quan đến các công trình dân dụng nên vấn đề dịch vụ và bảo hành sau khi mua và bán là vấn đề hết sức cần thiết.

6. Giảm tối đa chi phí nghiệp vụ sản xuất kinh doanh

Trong sản xuất kinh doanh thương mại chi phí nghiệp vụ sản xuất kinh doanh chiếm một phần rất lớn trong tổng các chi phí. Vì vậy muốn tăng được lợi nhuận thì cần phải giảm chi phí đặc biệt là chi phí kinh doanh hay nói cách khác là chi phí quản lý và bán hàng.

Nguyên tắc chung để giảm chi phí là tăng cường giám sát, quản lý các khoản chi phí không tiết kiệm bằng các hình thức cảnh cáo phạt tiền, kỷ luật.

Ngoài ra cần giảm bớt chi phí văn phòng và dịch vụ mua ngoài. Để giảm bớt được chi phí này trước hết ban lãnh đạo Công ty phải quán triệt ý thức tiết kiệm đến từng phòng ban, từng nhân viên và có biện pháp quản lý chi phí

7. Nhạy bén linh hoạt trước những quy định của chính sách nhà nước

Cơ chế chính sách Nhà nước là một nhân tố khách quan có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, cụ thể lãi suất, thuế, tỷ giá. Vậy đòi hỏi Công ty phải linh hoạt áp dụng và điều chỉnh sao cho hạn chế được phần nào tác động của chúng.

8. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn.

Huy động và sử dụng hiệu quả những nguồn vốn khác nhau nhằm đáp ứng cả về số lượng, chất lượng, và chủng loại hàng hoá cho sản xuất của một số ngành kinh tế và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho xã hội,sao cho tốc độ tăng của chi phí luôn < tốc độ tăng của thu nhập để đem lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao lợi nhuận của công ty cổ phần đầu tư Ngọc lâm (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)