- Export Company
b) Nguyên nhân khách quan
3.3. Một số kiến nghị với các Bộ ngành và Nhà nước
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp nói chung và trình độ quản trị tài chính nói riêng. Tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính ngày càng được khẳng định nên các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiến hành các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của mình. Các giải pháp được đề xuất ở trên là những việc làm cần thiết nhất đối với Công ty MECANIMEX. Tuy nhiên, để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện các giải pháp trên thì các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ nhất định.
Với các Bộ ngành:
Để tạo cơ sở cho việc cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, Bộ Tài chính cần ban hành một chế độ kế toán phù hợp, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ việc lập các Báo cáo tài chính theo một trình tự thống nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo tính “trong sạch” của các Báo cáo tài chính thì các báo cáo này bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán Nhà nước, phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cố tình thay đổi, làm sai các số liệu kế toán.
Trong công tác phân tích tài chính của Công ty MECANIMEX, do đến nay vẫn chưa có chỉ tiêu trung bình ngành vì vậy Công ty thiếu các chuẩn mực để so sánh, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình với chỉ tiêu trung bình ngành. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Do vậy đề nghị Tổng cục thông kê, Bộ Tài chính và Bộ chủ quản sớm có kế hoạch triển khai xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành góp phần đem lại hiệu quả ở cả tầm vĩ mô và tầm vi mô.
Hiện nay công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty MECANIMEX nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung vẫn còn rất yếu
kém cả về nội dung phân tích và trình độ cán bộ phân tích. Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi
dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn tại doanh nghiệp. Có như
vậy thì công tác phân tích tài chính doanh nghiệp mới thực sự đi vào nề nếp. Với Nhà nước:
Hiện nay, ở nước ta Thị trường chứng khoán đã ra đời đánh đấu bằng việc đi vào hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000. Đây thực sự là một điều kiện tốt cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và có thể huy động vốn thông qua nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, Nhà nước cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp lý, cơ chế, chính sách... để Thị trường chứng khoán nói riêng và Thị trường tiền tệ nói chung ngày càng phát triển.
Ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt hướng dẫn về mặt quản lý tài chính sao cho các doanh nghiệp sớm chủ động hơn trong việc quản lý, sử dụng, thay thế tài sản... để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn.
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội nhập nhanh chóng với khu vực và thế giới, thiết lập các cơ quan chuyên trách cung cấp những thông tin tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường nước ngoài... Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình phân tích tài chính và ra quyết định của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại một môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi và mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau với các nước trên thị trường thế giới.
Phần kết luận
Hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp một nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính, một công cụ hữu hiệu luôn được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích tài chính, nhà quản lý tài chính sẽ thấy được điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược tài chính trong tương lai. Chính
vì vậy, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp là một đòi hỏi bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường.
Qua thời gian thực tập, nghiên cứu công tác quản lý tài chính nói chung và công tác phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng tại Công ty MECANIMEX, đề tài: "Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty xuất nhập
khẩu các sản phẩm cơ khí" đã được hoàn thành.
Những nội dung cơ bản được đề cập trong đề tài:
Phần một, đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Phần hai, đánh giá thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty MECANIMEX, từ đó tìm ra những nguyên nhân và tồn tại cần tháo gỡ để tìm giải pháp hoàn thiện.
Phần cuối cùng, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty MECANIMEX, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.