Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có

Một phần của tài liệu Thực trạng và chất lượng Tín dụng Ngân hàng và vấn đề chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại (Trang 62 - 65)

nhno &ptnt sơn động.

3.2.6. Tăng cường công tác thu hồi nợ và chủ động giải quyết nợ có

vần đề.

Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng khoản tín dụng, nó phản ánh hiệu quả của việc quản lý món vay tốt hay xấu. Do vậy, khi cấp tín dụng các Ngân hàng đều mong muốn khách hàng hoàn trả nợ vay đúng hạn đã ghi trên hợp đồng tín dụng. Nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã làm phát sinh khoản nợ có vấn đề. Do vậy trong công tác thu hồi nợ cần chú ý tới những dấu hiệu về món vay có vấn đề và có giải pháp ngăn chặn kịp thời. Món vay có vấn đề ở đây được hiểu là những món vay đến hạn nhưng khách hàng chưa có khả năng hoàn trả nợ vay ,hoặc những món vay chưa đến hạn nhưng chủ thể vay có nguy cơ không trả được nợ vay Ngân hàng do gặp rủi ro trong quá trình sxkd…xử lý các món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ.

- Cán bộ tín dụng cần nắm bắt xác định được những dấu hiệu ban đầu chỉ ra sự khó khăn về mặt tài chính của khách hàng. Những dấu hiệu này là cơ sở để Ngân hàng tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời, tránh dẫn đến khoản nợ quá hạn có thể gây rủi ro cho nhà Ngân hàng:

+ Các doanh nghiệp chậm trễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có những biểu hiện trốn tránh hoặc thoái thác khi Ngân hàng tới kiểm tra.

+ Số dư tiền gửi bị giảm sút, xuất hiện việc rút quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại.

+ Có sự gia tăng các khoản nợ phải trả chưa thanh toán.

+ Hoàn trả nợ vay Ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn chưa thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ như cam kết.

+ Có sự thay đổi về Ban lãnh đạo của doanh nghiệp như từ chức, bỏ trốn, các khó khăn về tổ chức lao động như đình công, bãi công...

+ Các thảm hoạ xảy ra như bão lũ, hoả hoạn, tham ô...

- Khi phát hiện ra các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ không được hoàn trả, đối với Ngân hàng cách tốt nhất là tìm biện pháp điều chỉnh kịp thời để bảo vệ lợi ích của Ngân hàng. Ngân hàng có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

+ Ngân hàng có thể “kêu gọi” có nghĩa là chấp nhận cho người bảo lãnh cho khách hàng như người cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn.

+ Các cán bộ Ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng trong việc tìm ra chiến lược kinh doanh mới. Việc làm này không chỉ giúp cho khách hàng có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng mà còn thắt chặt sự thân thiết trong quan hệ Ngân hàng - khách hàng. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong hệ thống nguyên tắc quản lý tiền vay.

+ Gia hạn các khoản cho vay đối với các khách hàng có phương án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao. Giải pháp này thực sự có hiệu quả khi mà cả Ngân hàng và khách hàng cùng nỗ lực vực các món nợ đang trở nên mất khả năng thanh toán từ đó diảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

Trong thực tế thời gian qua, những biện pháp trên đây đã và đang được nhno&ptnt Sơn Động áp dụng một cách có hiệu quả. Những biện pháp này có thể gây thêm chi phí cho Ngân hàng nhưng thiết nghĩ nếu so chi phí này với các khoản tín dụng không có khả năng thanh toán thì nó cũng chỉ là “muối bỏ bể” mà thôi.

Đối với công tác thu hồi nợ và xử lý các khoản NQH:

- Cán bộ tín dụng cần đốc thúc các chủ thể vay vốn khi khoản nợ gần đến hạn, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi cả vốn gốc và lãi vay:

+ Ngân hàng giúp khách hàng thu hồi các khoản công nợ từ các khách hàng khác có quan hệ với Ngân hàng để tạo thêm nguồn trả nợ cho khách hàng.

+ Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo và thu được nhiều lợi nhuận, Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể tìm ra giải pháp cho vay tiếp vốn để tăng sức mạnh về tài chính của khách hàng, khôi phục lại sản xuất kinh doanh.

+ Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho, thanh lý bớt tài sản không sử dụng ...

+ Nếu do thiên tai, tai nạn, trộm cắp... người vay không thể trả được nợ cũng như trả được một phần cho Ngân hàng thì Ngân hàng có thể xem xét gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng cho vay tương ứng với các kỳ hạn có thể thu được lợi nhuận của khách hàng...

- Đối với những khách hàng không có khả năng trả nợ khi đến hạn thi có biện pháp sử lý ngay: nếu thấy phương án có hiệu quả thì có thể gia hạn nợ, nếu thấy khả năng trả nợ trong tương lai cũng không khả thi thì chuyển nqh và sau khi chuyển nqh mà khách hàng vẫn không hoàn trả nợ vay, Ngân hàng tìm biện pháp thích hợp để sử lý tài sản đảm bảo hoặc nguồn thu thứ hai là từ người bảo lãnh:

+ Nếu là các khoản cho vay có thế chấp hoặc đảm bảo, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.

+ Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, bảo đảm thì Ngân hàng phải chờ sự phán quyết của Toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thụ án dân sự.

Thật ra biện pháp thanh lý là không nhân đạo đối với người vay hay người bảo lãnh nhưng Ngân hàng vì sự tồn tại của mình vẫn phải tiến hành coi nó như cứu cánh cho sự tồn tại của mình.

3.2.7. Từng bước chẩn hoá cán bộ, đẩy mạnh công tác đào tạo, có

Một phần của tài liệu Thực trạng và chất lượng Tín dụng Ngân hàng và vấn đề chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại (Trang 62 - 65)