PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH đầu tư và THU hút vốn đầu tư TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 48)

4.1. Kết luận

Nghệ An có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm kinh tế của Bắc Trung bộ, nơi đây là vùng đất với điều kiện tự nhiên khá toàn diện có đồng bằng, trung du, rừng, biển,diện tích đất nông nghiệp lớn… Mạng lưới giao thông đang dần cải thiện, đặc biệt hệ thống đường bộ thuận lợi với quốc lộ 1A (đoạn qua Nghệ An dài 85km) và quốc lộ 7, 46, 48 đi qua nước bạn Lào với đường biên giới dài 419km. Việc tiếp giáp với nước bạn Lào giúp Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng có cơ hội giao thương phát triển kinh tế của vùng. Các doanh nghiệp Nghệ An không những đầu tư phát triển trong nước mà còn có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh ở nước bạn, qua đó tình cảm hai nước Việt Nam – Lào càng được vun đắp mà nhân dân hai nước đã dựng xây trong suốt hàng thế kỉ qua. Ngoài ra, hệ thống đường sắt, đường biển, đường hàng không đang được chính quyền quan tâm nâng cấp nên đây là lợi thế của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với nguồn lao động dồi dào, giá rẻ và tài nguyên phong phú, đa dạng sẽ là lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư khi xem xét đầu tư vào một vùng nào đó, và Nghệ An đã có được

điều đó. Trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…

Với diện tích đất nông nghiệp 1.238.315,48 (ha) là tiềm năng để tỉnh phát triển nông, lâm, thủy sản theo quy mô lớn, tập trung và tạo thuận lợi để trồng các cây công nhiệp ngắn ngày, dài ngày,… Ta có thể thấy sự thành công của các doanh nghiệp như: công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Chè Nghệ An, Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An. Đây là hai trong số nhiều các công ty đã tận dụng lợi thế của vùng, vận dụng tiềm năng vốn có của địa phương về lao động, tài nguyên đất để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh các nghành mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế cũng như việc thu hút đầu tư của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu (gió Lào, mưa ngập úng). Việc phát triển nông nghiệp nông thôn đã vấp phải cản trở lớn từ yếu tố tự nhiên, trước đây doanh nghiệp đã phải chứng kiến sự tàn phá của thiên nhiên đối với cây chè,cao su,… Nhưng nhờ sự quyết tâm, sự vươn lên tìm tòi học hỏi không ngừng của người lãnh đạo, tập thể công nhân các doanh nghiệp cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương đã giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và có được chỗ đứng trên thị trường. Tiêu biểu cho sự thành công là hai công ty kể trên. Qúa trình đầu tư của tỉnh còn gặp nhiều hạn chế như đầu tư dàn trải, chưa có trọng tâm, nguồn vốn còn thiếu, năng lực chuyên môn của các nhà đầu tư còn yếu,… Khó khăn trong việc thu hút đầu tư:

• Đầu tư chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế.

• Cơ cấu đăng ký đầu tư chưa phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh.

• Tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư đăng kí còn thấp.

• Công tác vận động xúc tiến đầu tư hạn chế.

• Sự phối hợp giữa các ngành còn yếu, chủ yếu khoán cho Sở Kế hoạch – Đầu tư.

4.2. Kiến nghị

Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vùng đất nổi tiếng với truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó. Để giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đó đòi hỏi cần có sự nổ lực rất lớn từ phía lãnh đạo tỉnh, các Sở Ban Ngành cùng với sự cố gắng của người dân địa phương. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng phải có chính sách ưu tiên phát triển vùng đất Nghệ An để nơi đây

sẽ là điểm đến hấp dẫn và an toàn cho du khách trong và ngoài nước cũng như các nhà

đầu tư khi muốn đầu tư vào đây. Để làm tốt công tác thu hút đầu tư, tỉnh Nghệ An cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh; kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tìm hiểu và đầu tư các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực ưu tiên như Công nghiệp chế biến, Cơ khí chế tạo, Điện tử, Công nghệ thông tin, Sản xuất vật liệu mới, Xi măng, Công nghiệp hỗ trợ và Dịch vụ,…; đầu tư vào các địa bàn ưu tiên như thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Khu kinh tế Đông Nam gắn với vùng Nam Nghệ - Bắc Hà; Hoàng Mai, Đông Hồi gắn với vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ; vùng Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Qùy Hợp gắn với miền Tây tỉnh Nghệ An. Ngoài ra, Nghệ An phải tiếp tục phát triển nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Nên thực hiện liên kết Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư với Website của Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc; Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam; Các hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc; Nhật Bản, Thái Lan,khuyến khích các doanh nghiệp tiến hành thoả thuận, giao dịch, đàm phán thông qua mạng để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian di chuyển…

- Liên tục tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư trong các năm tới để quảng bá đến các nhà đầu tư một Nghệ An năng động, một môi trường đầu tư hấp dẫn.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH đầu tư và THU hút vốn đầu tư TỈNH NGHỆ AN (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w