Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SACOMBANK - CẦN THƠ (Trang 34)

4.2.2.1. Đim mnh

a- Doanh s cho vay, thu n, dư n ca DNV&N ngày càng tăng v

mt quy mô

Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các DNV&N, số lượng DN trên địa bàn ngày càng nhiều, nhu cầu vay vốn tăng cao nên trong giai đoạn 2005- 2007, doanh số cho vay tăng, tình hình thu nợ tương đối tốt, mức dư nợ duy trì ở từng loại hình doanh nghiệp trong phạm vi an toàn.

b- T l n xu ca DNV&N luôn mc an toàn

Tỷ lệ nợ xấu thấp thường nhỏ hơn 1% (năm 2005, 2006), riêng năm 2007 là 1,09% rất thấp hơn so với mức chuẩn của ngân hàng nhà nước quy định là 5%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm.

c- Mng lưới hot động khp thành ph Cn Thơ

Mạng lưới hoạt động rộng là một trong những lợi thế chính của toàn ngân hàng cũng như là thế mạnh của chi nhánh Cần Thơ. Hiện tại Sacombank đã có hơn 208 địa điểm giao dịch của toàn ngân hàng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước giúp tăng khả năng phục vụ nhu cầu chuyển tiền và thanh toán của khách hàng với các đối thủ cạnh tranh. Riêng thành phố Cần Thơ có các địa điểm giao dịch nằm rải đều ở các trung tâm chính của thành phố nên việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng được thuận lợi hơn.

Các phòng giao dịch của Cần Thơ tập trung vào các phân khúc thị trường khác nhau. Phòng giao dịch Thốt Nốt nằm ngay trung tâm thị trấn Thốt Nốt đã tập trung khai thác và phát triển cho vay nuôi cá, và các doanh nghiệp kinh doanh gỗ, thức ăn gia súc xăng dầu...Trụ sở Trà Nóc tập trung khai thác cho vay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đồng thời tận dụng tiền gởi lãi suất thấp. PGD Cái khế cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên, mua xe ôtô với lãi suất cho vay cao. PGD Ninh Kiều tập trung vào các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh vàng và các dịch vụ kiều hối.

d- Thuơng hiu Sacombank đã lan rng khp th trường trong nước

Việc tổ chức thành công nhiều sự kiện trong năm tại TP Cần Thơ của Sacombank như: “ Lễ phủ kín mạng lưới Sacombank tại ĐBSCL “; khi chi nhánh Sacombank ở Trà Vinh đựợc đưa vào hoạt động cũng là cột mốc đánh dấu mạng lưới Sacombank đã “ phủ sóng” toàn bộ khu vực ĐBSCL, với tiềm năng kinh tế lớn, ĐBSCL hứa hẹn sự phát triển về kinh tế một cách bền vững và hùng mạnh. Sacombank đã có mặt ở tất cả các tỉnh trong thời gian này là thật sự thích hợp để tạo tạo niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng ngay từ đầu. Ngoài ra còn có giải Chạy việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”. Hội thảo chia sẽ quản lý trong doanh nghiệp” đã làm nhiều người dân biết đến, thương hiệu

Sacombank ngày càng trở nên gần gũi trong lòng người dân, nên công tác tiếp thị cũng dễ dàng hơn.

e- Sn phm độc đáo mang tính đặc trưng riêng ch có ti Sacombank.

Hiện tại Sacombank Cần Thơ có những sản phẩm rất đa dạng dành cho các doanh nghiệp tùy từng loại hình doanh nghiệp mà nhân viên tín dụng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp vay với các hình thức cho vay khác nhau như cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay từng lần hoặc là cho vay trả góp,... Khách hàng sẽ được tư vấn kỹ với từng sản phẩm của ngân hàng sao cho phù hợp với mục đích đi vay. Đặt biệt ngân hàng còn có sản phẩm ưu đãi dành cho các DNV&N là ”cho vay sản xuất kinh doanh trả góp DNV&N”. Sản phẩm này chủ yếu tập trung vào các DNV&N nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức cho vay có thể lên đến 80% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thời hạn cho vay linh hoạt căn cứ vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN, phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp để thỏa thuận thời hạn vay thích hợp. Thời hạn vay kéo dài tối đa đến 60 tháng. Bên cạnh đó ngân hàng còn có sản phẩm đặc biệt khác dành cho DNV&N là ”cho vay mua xe”nhằm giúp các DN chủ động hơn cho việc vận chuyển hàng hóa, ngân hàng đã có quan hệ rất tốt với các công ty ô tô trên địa bàn thành phố Cần Thơ như công ty ôtô Tín Nghĩa, Trường Hải,... Sau khi làm xong vay vốn mua xe, khách hàng có việc nhận xe, việc thanh toán chi phí là giữa ngân hàng và hãng xe, sản phẩm này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các DN cần gấp các phương tiện vận chuyển.

4.2.2.2. Đim yếu

a. Ngun vn huy động t còn ít

Trong năm 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng chỉđạt đựợ 5,5 % trong tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên toàn thành phố, dó là do tình hình huy động vốn trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, số lượng ngân hàng tập trung ở thành phố Cần Thơ là rất nhiều. Các ngân hàng TMCP với cơ chế năng động về lãi suất đã gia tăng thị phần huy động qua các năm, nhưng các ngân hàng TMNN vẫn chiếm giữ ưu thế với thị phần chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh Cần Thơ số dư huy động vốn đã được cải thiện qua các năm, nhưng đến ngày 31/12/2007 cũng chỉ chiếm 5,5% số dư tổng huy động trên

địa bàn ( vốn huy động của Sacombank là 431,49 tỷ đồng so với tổng vốn huy động của toàn thành phố là 9.500 tỷ) là tăng 0,3% so với năm 2006. Xét về lượng vốn huy động được từ các doanh nghiệp lại còn quá ít chỉ có 32,641 tỷ đồng chiếm 7,57 % vốn huy động của toàn ngân hàng. Vốn huy động quá ít từ các doanh nghiệp trong thời gian qua đã làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn trong quá trình cho vay, vốn huy động không đủđể cho vay, ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ hội sở.

b. Th phn cho vay ca ngân hàng trên địa bàn còn thp.

Năm 2007Sacombank Cần Thơ có doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp, thị phần cho vay với 3,5% tổng số dư cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thị phần chỉ đạt vị trí trung bình so với các đối thủ khác (doanh số cho vay năm 2007 là 405, 5 tỷđồng so với tổng số dư cho vay của toàn thành phố là 17.500 tỷđồng) . Thị phần cho vay năm 2007 tăng 0,3% so với năm 2006. Đối với loại hình các DNV&N doanh số cho vay đạt 32,389 tỷđồng chiếm tỷ trọng rất thấp trong doanh số cho vay của toàn ngân hàng. Doanh số cho vay tăng lên qua các năm là do ngân hàng tăng cường tiếp thị, phục vụ để có được một số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, công ty TNHH về quan hệ tín dụng tại Sacombank nhưng số lượng doanh nghiệp vay nhiều, nhưng ngân hàng không thểđáp ứng được nhu cầu vay vốn là do tài sản thế chấp quá thấp, thị trường bất động sản đóng băng, sổ sách kế toán, tình hình tài chính không rõ ràng.

Việc gia tăng thị phần phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngân hàng trên địa bàn. Các ngân hàng TMNN lớn không chỉ tập trung khai thác các khách hàng lớn và đang bắt đầu khai thác thêm khách hàng nhỏ lẻ và dịch vụ.

c- Thi gian và trình t xét duyt mt b h sơ xin vay vn là khá lâu.

Thời gian và trình tự xét duyệt một bộ hồ sơ xin vay vốn của các DN tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn lâu hơn các đối thủ cạnh tranh (chỉ khoảng 1-2 ngày) . Do đội ngũ nhân viên tín dụng còn rất trẻ, còn thiếu nhiều khinh nghiệm trong công tác thẩm định, túng lúng nhiều trong các khâu công chứng, làm tờ trình thẩm định,...Điều này dẫn đến một số khách hàng không có lòng kiên nhẫn chờ đợi, họ sẽ tìm đến ngân hàng khác phục vụ nhanh hơn ở các lần giao dịch sau.

d. Hot động marketing trên địa bàn thành ph còn kém hiu qu

Tuy công tác Marketing được triển khai nhiều hơn những năm trước, doanh số cho vay càng tăng, số lượng doanh nghiệp biết đến ngân hàng càng nhiều nhưng. Công tác Marketing đối với DNV&N thường đơn giản và chưa có quy mô rộng lớn hay có một chương trình hành động cụ thể, thường thì nhân viên tín dụng tiếp thị trực tiếp tới từng doanh nghiệp, phát tờ rơi ở các siêu thị hoặc các nhà hàng khách sạn. Nhìn chung công tác tiếp thị vẫn còn rất đơn giản chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Thêm vào đó, các sản phẩm hay chương trình khuyến mãi của CN Cần Thơ tuy có đa dạng nhưng có tính tương tự với các ngân hàng khác hoặc bị sao chép nhanh chóng, vì vậy chưa tạo được nét nổi trội trong thời gian lâu dài. Thêm vào đó, lãi suất huy động của chi nhánh có tính cạnh tranh chưa cao.

Với sự gia tăng nhanh của số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn nên việc giảm tỷ trọng vốn rất dễ xảy ra. Tuy nhiên với ưu thế của Sacombank về vốn, mạng lưới, kỹ năng chăm sóc khách hàng luôn được nhắc nhở, uốn nắng đã giúp Chi nhánh tăng thi phần lên 0,3 %.

4.2.3. Phân tích nhng cơ hi, thách thc 4.2.3.2. Cơ hi

a- Thành ph Cn Thơ to nhng điu kin thun li cho các DNV&N phát trin

Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị số 32 về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và của doanh nghiệp. Chỉ thị yêu cầu “các cơ quan Nhà nước phải rà soát, sửa đổi các quy định gây phiền hà về thủ tục hành chính; công bố công khai ngay các quy trình thủ tục và thời hạn giải quyết công việc cho dân; tăng cường kiểm tra, giám sát trong nội bộ; kiên quyết xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của các cán bộ, công chức...”. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng, Thành phố Cần Thơ đã rà soát lại những thủ tục hành chính hiện hành, thực hiện các biện pháp cải cách hành chính mạnh. Vì thế đã tạo những điều kiện thuận lợi cho người dân, nhất là trong đăng ký kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân.

Ngày 7-12-2006, Văn phòng Khu vực phía Nam thuộc Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh vai trò của các nhà

cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tại Cần Thơ”.Đây là một hoạt động trong chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân do Ủy Ban châu Âu viện trợ. Hội thảo nhằm họp mặt những nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh hoạt động trên các lĩnh vực: quảng cáo, đào tạo - cung ứng lao động, tư vấn pháp luật, kiểm toán, đầu tư môi giới... đang hoạt động tại Cần Thơ.

Chương trình Hỗ trợ khu vực tư nhân, gồm có hai hợp phần: “Hợp phần thứ nhất là đơn giản hóa thủ tục và tạo môi trường thuận lợi phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; hợp phần thứ hai là xây dựng vườn ươm công nghệ kinh doanh thí điểm tại một số tỉnh, thành. Chương trình này kéo dài trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010. Cần Thơ là một trong 3 thành phố được chọn thí điểm hợp phần thứ nhất”. Hội thảo đã dành nhiều thời gian để trao đổi thông tin liên quan đến dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như “ vai trò của nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ; các nguyên tắc cơ bản xây dựng chiến lược cung cấp bền vững cho các nhà cung cấp;...Theo các doanh nghiệp, hiện nay nhu cầu sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phát triển ở Cần Thơ là rất lớn.”. Hội thảo đã phần nào tháo gở bớit những khó khăn của DNV&N trong giai đoạn hiện nay, tạo nhiều thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này phát triển mạnh trong thời gian tới.

Việc xây dựng Cần Thơ trở thành thành phố loại I của Chính phủ đã biến nơi đây thành địa chỉ thu hút đầu tư không chỉ của các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng mà cả những DNV&N. Với lợi thế là một thị trường lớn, thu nhập của người dân tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn mức trung bình của cả nước khoảng 14%/năm... Do đó, nhu cầu cầu của thị trường ngày một lớn hơn, thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản, ngành nghề thủ công truyền thống...như vậy thị trường này sẽ tạo cơ hội kinh doanh rất lớn cho ngân hàng trong tương lai.

b –Tình hình tín dng thành phốđang phát trin mnh m

Năm 2007 là năm có nhiều biến động mạnh của giá cả cả thị trường, giá một số nguyên, nhiên liệu vật liệu tăng cao, nhất là giá xăng, dầu, vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiến độ đầu tư phát triển…Đặc biệt ngành tài chính ngân hàng cũng chịu sựảnh hưởng mạnh mẽ như

các ngành nghề khác được báo cáo cụ thể trong báo cáo số 107/BC-UBND ngày 14/12/2007 như sau:

“Thực hiện có hiệu quả việc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng với việc lồng ghép các chương trình, dự án sản xuất kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên địa bàn hiện có 127 cơ sở giao dịch ngân hàng của 35 tổ chức tín dụng; hoạt động thanh toán qua ngân hàng đảm bảo nhanh gọn, kịp thời; chất lượng tín dụng trong phạm vi an toàn, vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn đạt 4,3 vòng/năm (tương đương năm 2006); công tác điều hòa tiền mặt đáp ứng kịp thời cho nhu cầu hoạt động của nền kinh tế.

Tổng vốn huy động trên địa bàn đến cuối năm 2007 là 9.500 tỷđồng, tăng 63,64% so với cuối năm 2006, chiếm 58,29% tổng dư nợ cho vay; trong đó, vốn huy động bằng đồng Việt Nam 9.100 tỷ đồng và ngoại tệ qui đồng Việt Nam 1.100 tỷđồng. Tổng dư nợ cho vay 17.500 tỷđồng, tăng 58,63%; trong đó dư nợ trung dài hạn 4.500 tỷđồng, chiếm 25,71%, tăng 48,08%; dư nợ ngắn hạn 13.000 tỷ đồng, chiếm 74,29%, tăng 62,64%). Tổng thu tiền mặt qua ngân hàng đạt 68.700 tỷ đồng, tăng 47,86%; tổng chi 71.400 tỷ đồng, tăng 59,47% so năm 2006. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 được triển khai thực hiện tốt, thanh toán điện tử liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng tăng 49% so với năm 2006.”(Ngun

http://www.cantho.gov.vn -Trích Báo cáo s 107/BC-UBND ngày 14/12/2007)

Từ đó ta thấy tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực Thành Phố Cần Thơ năm 2007 hết sức sôi động và có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2006, yêu cầu về chất lượng tín dụng ngày càng cao, người dân có xu hướng sử dụng các dịch vụ chuyển tiền, thanh toán qua ngân hàng,...ngày càng nhiều. Cuộc sống ngày càng hiện đại nhu cầu tín dụng ngân hàng ngày càng cao.

c- Các DNV&N Cn Thơ có xu hướng phát trin mnh. Bng 7 : S lượng DNV&N ti Thành Ph Cn Thơ DNV&N Loại hình DN khác Năm Tổsng ố Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) 2005 1.231 905 73,53 326 26,47 2006 1.687 1.287 76,31 400 23,69 2007 1.892 1.535 81,13 357 18,87 Ngu n: C c th ng kê thành ph C n Th , n m 2007

Thành phố Cần Thơ đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đã là một thành phố trực thuộc trung ương nên Cần Thơ càng có nhiều cơ hội phát triển cho các DN. Số lượng DN tăng càng nhiều qua các năm, trong đó các DNV&N luôn chiếm tỷ

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI SACOMBANK - CẦN THƠ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)