Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó, nợ xấu chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ thì chất lượng tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả. Ngược lại, nợ xấu càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng cao, hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả và an toàn Bảng 5: Nợ xấu của DNV&N ĐVT: Triệu đồng So Sánh 06/05 So Sánh 07/06 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % DN Nhà nước 106 120 133 14 13,21 13 10,83 DN Tư nhân 89 119 188 30 33,71 69 57,98 Công ty TNHH 40 75 104 35 87,50 29 38,67 Công ty Cổ Phần 43 55 89 12 27,91 34 61,82 Tổng cộng 278 369 514 91 32,73 145 39,30
Nguồn : Phòng kế toán & quỹ
Tình hình nợ xấu tăng dần qua các năm, năm 2006 tăng 91 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 32,73%, Năm 2007 nợ xấu là 145 triệu đồng, tốc độ tăng 39,3% so với năm 2005. Nhìn chung nợ xấu trong các DN nhà nước vẫn cao, doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ có tăng nhưng tốc độ tăng tương đối chậm nên dư nợ của loại hình doanh nghiệp này giảm, nợ xấu tăng dần qua các năm và có quy mô lớn nguyên nhân là do các doanh nghiệp nhà nước không được nhà nước ưu đãi hỗ trợ như trước nữa. Do đó trong bước đầu cổ phần hoá, hoạt động kinh doanh còn nhiều bỡ ngỡ, gặp phải những thất bại, đây là tổn thất
của ngân hàng vì ngân hàng không thu đủ được cả lãi lẫn gốc. Còn các doanh nghiệp tư nhân và các công ty TNHH luôn có nợ xấu nhỏ qua các năm, loại hình doanh nghiệp này thường vay số lượng nhỏ thời gian trả nợ ngắn nên ngân hàng có thể chủ động được trong công tác thu nợ. Doanh nghiệp cũng muốn tạo quan hệ lâu dài với ngân hàng nên luôn luôn quan tâm đến việc chi trả đúng hạn. Nợ xấu vẫn còn duy trì ở những loại hình doanh nghiệp này là do những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh,…doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phải phá sản hoặc giải thể.
Tuy nợ quá hạn có tăng thêm qua các năm nhưng nhìn chung giá trị tương đối nhỏ. Nguyên nhân là do công tác tín dụng đạt được chất lượng cao vào năm 2007, việc quản lý rủi ro của chi nhánh được kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả do điều kiện kinh tế xã hôi của thành phố Cần Thơ được cải thiện, cơ sở hạ tầng, giao thông, thương mại ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân phát triển, quan hệ giao thương cũng trở nên phổ biến rộng rãi hơn.
4.1.5. Đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNV&N
Bảng 6: Hiệu quả hoạt động tín dụng của DNV&N
Nguồn : Phòng kế toán và tác giả tự phân tích
4.1.2.2. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay, vòng quay vốn
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Vốn huy động Tr. đ 25.772 29.617 32.641 Doanh số thu nợ Tr. đ 10.902 19.097 22.895 Dư nợ bình quân Tr. đ 18.478 33.574 42.479 Vòng quay vốn tín dụng vòng 0.59 0.57 0.54 Dư nợ Tr. đ 29.416 37.732 47.226 Nợ xấu Tr. đ 278 369 514 Tỷ lệ dư nợ/ vốn huy động lần 1,14 1,27 1,45 Nợ xấu /tổng dư nợ % 0,95 0,98 1,09
càng cao, chứng tỏđồng vốn quay càng nhanh, hiệu quả, chất lượng tín dụng càng tốt.
Vòng quay vốn tín dụng của DNV&N với toàn ngân hàng nhận thấy vòng quay giảm là do xu hướng giảm chung của toàn ngân hàng. Các DNV&N thường vay các khoản nợ trung và dài hạn, tình hình thu nợ kéo dài nhiều năm tập trung nhiều ở các doanh nghiệp nhà nước, thêm vào đó ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong công tác thu nợ do hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp kém hiệu quả do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, giá nguyên liệu tăng,…Qua việc phân tích vòng quay vốn tín dụng của DNV&N có thể thấy, vòng quay vốn của đối tượng này đang giảm dần qua các năm, đây là điều không tốt lắm vì làm cho hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng giảm. Xét về quy mô của các DNV&N này đang tăng, nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh lớn để mua sắm hàng hoá đáp ứng cho thị trường – đang tăng nhanh trong thời gian gần đây. Do đó, tuy vòng quay vốn tín dụng tuy có giảm nhưng tốc độ giảm chậm nên chất lượng vẫn đảm bảo, hiệu quả vẫn rất tốt.
4.1.2.3.Nợ xấutrên tổng dư nợ
. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ của DNV&N qua các năm đều tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn tương đối thấp qua các năm, cụ thể như sau năm 2005 là 0,95%, năm 2006 là 0,98%, năm 2007 là 1,09%. Tỷ lệ nợ xấu thấp thường nhỏ hơn 1% (năm 2005, 2006), riêng năm 2007 là 1,09% rất thấp hơn so với mức chuẩn của ngân hàng nhà nước quy định là 5%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt đểđể thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm. Mặc dù do những biến động bất thường do môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt nhưng Sacombank Cần Thơ vẫn luôn phát huy được lợi thế của một NHTM lớn có uy tín trong hoạt động kinh doanh. Chính vì thế, chi nhánh luôn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn an toàn dưới mức 2% trong suốt thời gian qua. Đây chính là thành quả mà ít ngân hàng nào đạt được sựổn định như Sacombank Cần Thơ.
4.1.2.4. Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động
Chỉ tiêu này nhằm xác việc sử dụng đồng vốn huy động trong lĩnh vực cho vay. Lượng vốn chi nhánh huy động được từ các doanh nghiệp là quá ít không đủ
để đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Trong những năm qua chi nhánh đã phải dùng vốn điều chuyển từ hội sở là rất lớn, năm 2006 chỉ số này lên tới 1,27 lần. Tình hình dư nợ tăng nhanh trong khi đó vốn huy động trong năm của chi nhánh còn gặp nhiều hạn chế nên tăng chậm hơn. Đến năm 2007, chỉ số này có tăng là 1,45 lần.Chỉ số này tăng giảm khác nhau qua các năm do sự tăng giảm không đồng đều giữa tốc độ tăng dư nợ và vốn huy động từ các DN. Thông qua chỉ số này ta thấy, dư nợ trong năm cao phản ánh hoạt động tín dụng của chi nhánh rất năng động và có hiệu quả, việc sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ số này tiến dần đến 1 là có hiệu quả nhất. Khi đó, phần vốn huy động của chi nhánh sẽ phát huy được hiệu quả cao nhất.
4.2. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động tín dụng và dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sacombank- Cần Thơ.
4.2.1. Xác định mục tiêu của chiến lược
Chiến lược được thực hiện trong thời gian 2009-2012. Đến năm 2012, Sacombank Cần Thơđạt được những mục tiêu như sau:
- Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp năm 2012 đạt: 224,350 tỷđồng, và chiếm tỷ trọng 30% trong tổng vốn huy động của ngân hàng.
- Dư nợ cho vay DNV&N đạt 223,225 tỷđồng, và chiếm tỷ trọng 47% trong tổng dư nợ của toàn ngân hàng.
- Tiếp thị mở rộng mảng vay tài trợ xuất nhập khẩu, phấn đấu thu hút thêm khoảng 30 doanh nghiệp mới về quan hệ với ngân hàng.
- Tăng cường khả năng thẩm định doanh nghiệp đào tạo nhân viên, đến năm 2012, đảm bảo 90% nhân viên thẩm định có trình độ chuyên nghiệp.
- Kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo nợ xấu duy trì đến 2012 dưới 1%.
4.2.2. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu
4.2.2.1. Điểm mạnh
a- Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ của DNV&N ngày càng tăng về
mặt quy mô
Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các DNV&N, số lượng DN trên địa bàn ngày càng nhiều, nhu cầu vay vốn tăng cao nên trong giai đoạn 2005- 2007, doanh số cho vay tăng, tình hình thu nợ tương đối tốt, mức dư nợ duy trì ở từng loại hình doanh nghiệp trong phạm vi an toàn.
b- Tỷ lệ nợ xấu của DNV&N luôn ở mức an toàn
Tỷ lệ nợ xấu thấp thường nhỏ hơn 1% (năm 2005, 2006), riêng năm 2007 là 1,09% rất thấp hơn so với mức chuẩn của ngân hàng nhà nước quy định là 5%. Có được kết quả này là do ngân hàng đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để để thực hiện những giải pháp này, nhằm hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm.
c- Mạng lưới hoạt động khắp thành phố Cần Thơ
Mạng lưới hoạt động rộng là một trong những lợi thế chính của toàn ngân hàng cũng như là thế mạnh của chi nhánh Cần Thơ. Hiện tại Sacombank đã có hơn 208 địa điểm giao dịch của toàn ngân hàng ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước giúp tăng khả năng phục vụ nhu cầu chuyển tiền và thanh toán của khách hàng với các đối thủ cạnh tranh. Riêng thành phố Cần Thơ có các địa điểm giao dịch nằm rải đều ở các trung tâm chính của thành phố nên việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng được thuận lợi hơn.
Các phòng giao dịch của Cần Thơ tập trung vào các phân khúc thị trường khác nhau. Phòng giao dịch Thốt Nốt nằm ngay trung tâm thị trấn Thốt Nốt đã tập trung khai thác và phát triển cho vay nuôi cá, và các doanh nghiệp kinh doanh gỗ, thức ăn gia súc xăng dầu...Trụ sở Trà Nóc tập trung khai thác cho vay các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đồng thời tận dụng tiền gởi lãi suất thấp. PGD Cái khế cho vay góp chợ và cho vay cán bộ công nhân viên, mua xe ôtô với lãi suất cho vay cao. PGD Ninh Kiều tập trung vào các doanh nghiệp thương mại, kinh doanh vàng và các dịch vụ kiều hối.
d- Thuơng hiệu Sacombank đã lan rộng khắp thị trường trong nước
Việc tổ chức thành công nhiều sự kiện trong năm tại TP Cần Thơ của Sacombank như: “ Lễ phủ kín mạng lưới Sacombank tại ĐBSCL “; khi chi nhánh Sacombank ở Trà Vinh đựợc đưa vào hoạt động cũng là cột mốc đánh dấu mạng lưới Sacombank đã “ phủ sóng” toàn bộ khu vực ĐBSCL, với tiềm năng kinh tế lớn, ĐBSCL hứa hẹn sự phát triển về kinh tế một cách bền vững và hùng mạnh. Sacombank đã có mặt ở tất cả các tỉnh trong thời gian này là thật sự thích hợp để tạo tạo niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng ngay từ đầu. Ngoài ra còn có giải Chạy việt dã “Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”. Hội thảo chia sẽ quản lý trong doanh nghiệp” đã làm nhiều người dân biết đến, thương hiệu
Sacombank ngày càng trở nên gần gũi trong lòng người dân, nên công tác tiếp thị cũng dễ dàng hơn.
e- Sản phẩm độc đáo mang tính đặc trưng riêng chỉ có tại Sacombank.
Hiện tại Sacombank Cần Thơ có những sản phẩm rất đa dạng dành cho các doanh nghiệp tùy từng loại hình doanh nghiệp mà nhân viên tín dụng sẽ tư vấn cho doanh nghiệp vay với các hình thức cho vay khác nhau như cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay từng lần hoặc là cho vay trả góp,... Khách hàng sẽ được tư vấn kỹ với từng sản phẩm của ngân hàng sao cho phù hợp với mục đích đi vay. Đặt biệt ngân hàng còn có sản phẩm ưu đãi dành cho các DNV&N là ”cho vay sản xuất kinh doanh trả góp DNV&N”. Sản phẩm này chủ yếu tập trung vào các DNV&N nhằm bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức cho vay có thể lên đến 80% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Thời hạn cho vay linh hoạt căn cứ vào từng chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN, phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp để thỏa thuận thời hạn vay thích hợp. Thời hạn vay kéo dài tối đa đến 60 tháng. Bên cạnh đó ngân hàng còn có sản phẩm đặc biệt khác dành cho DNV&N là ”cho vay mua xe”nhằm giúp các DN chủ động hơn cho việc vận chuyển hàng hóa, ngân hàng đã có quan hệ rất tốt với các công ty ô tô trên địa bàn thành phố Cần Thơ như công ty ôtô Tín Nghĩa, Trường Hải,... Sau khi làm xong vay vốn mua xe, khách hàng có việc nhận xe, việc thanh toán chi phí là giữa ngân hàng và hãng xe, sản phẩm này đã tạo rất nhiều thuận lợi cho các DN cần gấp các phương tiện vận chuyển.
4.2.2.2. Điểm yếu
a. Nguồn vốn huy động từ còn ít
Trong năm 2007, nguồn vốn huy động của ngân hàng chỉđạt đựợ 5,5 % trong tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên toàn thành phố, dó là do tình hình huy động vốn trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, số lượng ngân hàng tập trung ở thành phố Cần Thơ là rất nhiều. Các ngân hàng TMCP với cơ chế năng động về lãi suất đã gia tăng thị phần huy động qua các năm, nhưng các ngân hàng TMNN vẫn chiếm giữ ưu thế với thị phần chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn huy động. Chi nhánh Cần Thơ số dư huy động vốn đã được cải thiện qua các năm, nhưng đến ngày 31/12/2007 cũng chỉ chiếm 5,5% số dư tổng huy động trên
địa bàn ( vốn huy động của Sacombank là 431,49 tỷ đồng so với tổng vốn huy động của toàn thành phố là 9.500 tỷ) là tăng 0,3% so với năm 2006. Xét về lượng vốn huy động được từ các doanh nghiệp lại còn quá ít chỉ có 32,641 tỷ đồng chiếm 7,57 % vốn huy động của toàn ngân hàng. Vốn huy động quá ít từ các doanh nghiệp trong thời gian qua đã làm cho ngân hàng gặp không ít khó khăn trong quá trình cho vay, vốn huy động không đủđể cho vay, ngân hàng phải nhận vốn điều chuyển từ hội sở.
b. Thị phần cho vay của ngân hàng trên địa bàn còn thấp.
Năm 2007Sacombank Cần Thơ có doanh số cho vay tăng qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp, thị phần cho vay với 3,5% tổng số dư cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, thị phần chỉ đạt vị trí trung bình so với các đối thủ khác (doanh số cho vay năm 2007 là 405, 5 tỷđồng so với tổng số dư cho vay của toàn thành phố là 17.500 tỷđồng) . Thị phần cho vay năm 2007 tăng 0,3% so với năm 2006. Đối với loại hình các DNV&N doanh số cho vay đạt 32,389 tỷđồng chiếm tỷ trọng rất thấp trong doanh số cho vay của toàn ngân hàng. Doanh số cho vay tăng lên qua các năm là do ngân hàng tăng cường tiếp thị, phục vụ để có được một số doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ, công ty TNHH về quan hệ tín dụng tại Sacombank nhưng số lượng doanh nghiệp vay nhiều, nhưng ngân hàng không thểđáp ứng được nhu cầu vay vốn là do tài sản thế chấp quá thấp, thị trường bất động sản đóng băng, sổ sách kế toán, tình hình tài chính không rõ ràng.
Việc gia tăng thị phần phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều ngân hàng trên địa bàn. Các ngân hàng TMNN lớn không chỉ tập trung khai thác các khách hàng lớn và đang bắt đầu khai thác thêm khách hàng nhỏ lẻ và dịch vụ.
c- Thời gian và trình tự xét duyệt một bộ hồ sơ xin vay vốn là khá lâu.
Thời gian và trình tự xét duyệt một bộ hồ sơ xin vay vốn của các DN tuy đã được rút ngắn nhưng vẫn lâu hơn các đối thủ cạnh tranh (chỉ khoảng 1-2 ngày) . Do đội ngũ nhân viên tín dụng còn rất trẻ, còn thiếu nhiều khinh nghiệm trong